25. Chương Trình Phát Thanh Liên Tôn

CHƯƠNG TRÌNH LIÊN TÔN - TS NGUYỄN ĐÌNH THẮNG

  •  
    BPSOS
    Thu, Jul 14 at 8:54 PM
     
     

    Ngày 14 tháng 7, 2022

     

    Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế 2022: Các thành quả

    • Phát triển năng lực của đoàn người Việt để phối hợp đa tôn giáo và liên kết với cộng đồng quốc tế

     

    Ts. Nguyễn Đình Thắng

    Ngày 14 tháng 7, 2022

    http://machsongmedia.org

     

    Đoàn người Việt có 3 mục tiêu rõ rang khi tham gia Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế lần 2 trong các ngày 28 - 30 tháng 6 vừa qua:

     

    1.      Các vấn đề của từng nhóm được quan tâm và các nhóm kết nối chặt chẽ với cộng đồng quốc tế.

     

    2.      Nửa triệu người Việt ở trong và ngoài nước sẽ theo dõi các hoạt động của họ và qua đó hiểu được cách hoạt động hiệu quả.

     

    3.      Vị thế của BPSOS thêm vững chãi trong cộng đồng quốc tế để hỗ trợ các nhóm người Việt đạt 2 mục tiêu trên.

    Hình 1 – Đoàn người Việt chụp hình lưu niệm với cựu Đại Sứ Lưu Động Sam Brownback, ngày 28/06/2022 (ảnh BPSOS)

     

    Các nhóm người Việt

     

    Đoàn người Việt bao gồm 6 nhóm: Tây Nguyên, Hmong, Cao Đài, Công Giáo, Phật Giáo, và nhóm BPSOS cùng với thân hữu. Mỗi nhóm đều có những trọng tâm riêng với những sinh hoạt đặc thù.

     

     

    Nhóm Tây Nguyên (17 người): Trình bày việc nhà nước Việt Nam cấm đoán các điểm nhóm Tin Lành tư gia của người Tây Nguyên và ép tín đồ phải tham gia số ít tổ chức Tin Lành được nhà nước công nhận và dùng làm công cụ; vận động cộng đồng quốc tế can thiệp cho hơn 60 người Tây Nguyên đang là tù nhân lương tâm tôn giáo và hỗ trợ các nỗ lực đẩy lùi chính sách đàn áp người Tây Nguyên theo đạo Tin Lành. Trong nhóm có 2 mục sư Tin Lành Tây Nguyên.

     

    Nhóm Hmong (3): Nêu tình trạng vô hộ tịch của hàng chục nghìn người Hmong bị trục xuất khỏi bản làng và không được cấp giấy tờ tuỳ thân vì theo đạo Tin Lành; vận động cộng đồng quốc tế thúc đẩy nhà nước Việt Nam ngưng chính sách ép bỏ đạo và cấp giấy tờ tuỳ thân cho những ai không hộ tịch. Trong nhóm có một mục sư Tin Lành Hmong.

     

    Nhóm Cao Đài (8): Giúp cho cộng đồng quốc tế nhìn rõ bản chất của Chi Phái do nhà nước dựng lên năm 1997 không là đạo Cao Đài mà là một tổ chức tội phạm được nhà nước dùng để trấn áp tín đồ Cao Đài; trên căn bản đó vận động quốc tế yểm trợ công cuộc khôi phục Hội Thánh Cao Đài và thu hồi tất cả các cơ ngơi, tài sản đang bị Chi Phái 1997 chiếm giữ. Trong nhóm có một chức sắc Cao Đài và, rất đặc biệt, một người đến từ Việt Nam: nữ Chánh Trị Sự Nguyễn Xuân Mai.

     

    Nhóm Công Giáo (11): Báo động với cộng đồng quốc tế tình trạng ngôn ngữ hận thù và kích động bạo lực ngày càng lan rộng ở Việt Nam, nhiều khi được khuyến khích bởi chế độ; tranh thủ sự quan tâm và hợp tác của các tổ chức bảo vệ các Cơ Đốc nhân bị bách hại. Ngoài ra, có linh mục Chánh Xứ của Giáo Xứ Mẹ Việt Nam (Maryland) tham gia hội luận.

     

    Nhóm Phật Giáo (5): Lên tiếng với cộng đồng quốc tế về chính sách của nhà nước nhằm triệt tiêu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bằng cách phá chùa, gây khó khăn cho các tăng, ni và Phật tử bằng các biện pháp không cấp giấy tuỳ thân, ngăn cản việc đi lại, và thường xuyên sách nhiễu; vận động cộng đồng quốc tế theo dõi và yểm trợ nỗ lực phục hoạt giáo hội. Nhóm có một hoà thượng và một đại đức tham gia.

     

    Nhóm Phật Giáo Hoà Hảo (2): Lên tiếng về các tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển, Bùi Văn Trung và Bùi Văn Thâm. Ngoài ra, có thêm 4 tín đồ PGHH đã tham dự buổi lễ cầu nguyện đa tôn giáo chiều ngày 29 tháng 6.

     

    Nhóm BPSOS và thân hữu (15): Gồm nhân sự từ văn phòng BPSOS ở các thành phố khác nhau và một số thân hữu, nhóm này tạo phương tiện và cơ hội để các nhóm kể trên có tiếng nói tại hội nghị thượng đỉnh, kết nối với cộng đồng quốc tế, và gửi thông điệp đến người Việt ở trong và ngoài nước. Thành viên của nhóm hỗ trợ phần thông dịch, giới thiệu các nhóm với những giới thức và tổ chức quốc tế, và quán xuyến công tác truyền thông. Chúng tôi đã cử người đi cùng các nhóm cần yểm trợ. Chẳng hạn, nhóm Hmong được bổ sung thêm 3 nhân sự.

    Hình 2 – Buổi cầu nguyện đa tôn giáo cho tù nhân lương tâm và nạn nhân của sự bách hại vì lý do tôn giáo, ngày 29/06/2022 (ảnh NXM)

     

    Dưới đây là một số chỉ dấu về thành quả tương ứng với từng mục tiêu. Chúng tôi sẽ có loạt bài chi tiết hơn.

     

    Mục tiêu 1: Cộng đồng quốc tế quan tâm

     

    Đoàn người Việt là đoàn hùng hậu nhất tại hội nghị thượng đỉnh và đa dạng về tôn giáo, sắc tộc và trang phục.

     

    Ngày 28 tháng 6, đoàn người Việt cử một phái đoàn đa tôn giáo họp riêng với Bộ Ngoại Giao; đồng thời, vài nhóm nhỏ đã họp riêng với một số văn phòng thượng nghị sĩ để trình bày sách lược 3 năm, 5 năm săp đến. Các nơi này đều cho biết họ sẽ yểm trợ. Sau buổi họp với đoàn người Việt, Đại Sứ Lưu Động cho Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Rashad Hussain cho biết là Ông cảm kích trước sự thể hiện tính liên thông đa tôn giáo, đa sắc tộc của đoàn người Việt.

     

    Ngay tại hội nghị thượng đỉnh, Dân Biểu Christopher Smith, tác giả của nhiều đạo luật nhân quyền và chế tài kẻ vi phạm nhân quyền, đã bỏ thời gian để tiếp xúc và lắng nghe tiếng nói của các nhóm người Việt và thăm bàn thông tin của đoàn người Việt.

     

     

    Vài chục tổ chức bảo vệ nhân quyền cùng hợp tác trong Chiến Dịch Toàn Cầu cho Tù Nhân Lương Tâm Tôn Giáo, do BPSOS điều phối, đều nắm rõ hơn tình hình đàn áp tôn giáo ở Việt Nam. Họ đã chung sức thực hiện cuộc tuần hành đến các toà đại sứ của những quốc gia giam giữ tù nhân lương tâm, trong đó có Việt Nam.

     

     

    Người tham gia hội nghị thượng đỉnh phần lớn đều biết là ở Việt Nam có nhiều tù nhân lương tâm tôn giáo. Tại buổi họp khoáng đại của hội nghị, Việt Nam đã bị nêu tên cùng với Trung Quốc là 2 thể chế cộng sản với ý thức hệ và chính sách bài tôn giáo.

    Hình 3 -- Video trình chiếu tại phiên họp khoáng đại của hội nghị thượng đỉnh, ngày 29/06/2022

     

    Trong cuộc phỏng vấn tại chỗ, cầu thủ bóng rổ nổi tiếng Enes Kanter Freedom nói về nhà nước Việt Nam: “Chính phủ này là không thể chấp nhận được!” Xem: https://www.facebook.com/VNFoRB/videos/709806953383808

     

    Tương tự, Ts. Katrina Lantos-Swett, đồng chủ tịch Ban Chỉ Đạo của hội nghị thượng đỉnh, khi được phỏng vấn đã chia sẻ cảm nghĩ về nhà nước Việt Nam: “Hãy bêu cho xấu mặt ở mọi nơi mà giới chức của họ đến.” Xem: https://www.facebook.com/VNFoRB/videos/1629724317398775

     

    Sau hội nghị, tổ chức ADF International đã gặp riêng nhóm Tây Nguyên tại trụ sở của họ và rồi đi theo nhóm Tây Nguyên đến North Carolina để thu hình làm phim tài liệu với mục đích tạo sự quan tâm toàn cầu.

     

    Qua các bài tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu thảnh quả của từng nhóm: Cao Đài, Phật Giáo, Phật Giáo Hoà Hảo, Tin Lành Tây Nguyên, Tin Lành Hmong, và Công Giáo.

     

    Mục tiêu 2: Thông tin được truyền bá

     

    Số người theo dõi các hoạt động của đoàn Việt Nam đã vượt xa mốc nửa triệu. Tính đến ngày 14 tháng 7, các video về hoạt động của đoàn Việt Nam đã có tổng cộng 975.000 lượt xem. Dưới đây là vài con số tiêu biểu:

     

    ·        423.000 lượt người theo dõi lời phát biểu của nữ Chánh Trị Sự Nguyễn Xuân Mai, người duy nhất đến từ Việt Nam

     

    ·        67.000 lượt người xem cuộc hội luận về tình trạng Đạo Cao Đài và kế hoạch phục hồi hội thánh cũng như lấy lại các cơ ngơi hiện bị chi phái Cao Đài quốc doanh chiếm đóng

     

    ·        360.000 lượt người theo dõi cuộc tuần hành đến các toà đại sứ nhằm kêu gọi tự do cho các tù nhân lương tâm tôn giáo   

     

    Đó là chưa kể các kênh truyền thông tiếng Êđê và tiếng Hmong. Nhiều nhóm Tây Nguyên cho biết họ nấu cháo gà để cùng nhau thức khuya theo dõi các diễn tiến tại hội nghị thượng đỉnh.

     

    BPSOS đang lên kế hoạch truyền thông trong sự phối hợp chặt chẽ với các cộng đồng tôn giáo để đạt mục tiêu 2 triệu lượt xem.

    Hình 4 -- Dân Biểu Hoa Kỳ Christopher Smith và CTS Nguyễn Xuân Mai tại bàn thông tin về Đạo Cao Đài, ngày 30/06/2022 (ảnh NXM)

     

    Mục tiêu 3: Đóng góp của BPSOS

     

    Để tạo cơ hội và phương tiện cho các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc người Việt tham gia phong trào vận động tư do tôn giáo toàn cầu, BPSOS chủ trương củng cố hơn nữa vị thế trong thành phần lãnh đạo của phong trào này. Các chỉ dấu về thành quả bao gồm:

     

    • Phát biểu tại phiên họp khoáng đại, Đại Sứ Lưu Động của Hoa Kỳ cho Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Rashad Hussain công nhận các đóng góp quý báu của một tổ chức xã hội dân sự, trong đó có BPSOS.

     

    • Phát biểu tại cuộc phỏng vấn tại chỗ, Ts. Katrina Lantos-Swett, cựu chủ tịch Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và đồng chủ tịch Ban Chỉ Đạo hội nghị thượng đỉnh, nhận xét: “Nếu người nào đi bộ quanh khu vực của hội nghị, họ sẽ thấy những áp-phíc với thông điệp mạnh mẽ mà tôi tin là tổ chức [BPSOS] đã thực sự đóng góp vai trò quan trọng để thực hiện.”

     

    • BPSOS là thành phần thuộc Ban Chỉ Đạo Hội Nghị Thượng Đỉnh được mời tham gia Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng tuần sau đó ở Anh Quốc.  

     

    Tại hội nghị thượng đỉnh, BPSOS đã điều hợp 20 sự kiện, không riêng cho đoàn người Việt mà còn cho các tổ chức người Chin và Rohingya ở Miến Điện, các tổ chức Nigeria, Algeria, Sri Lanka, Pháp Luân Công, v.v. Điều này đã tạo nên mối giao hảo rộng rãi với các tổ chức xã hội dân sự trên thế giới.

    Hình 5 -- Cô Sharifah Shakirah, người Rohingya theo đạo Hồi ở Miến Điện, phát biểu tại cuộc hội luận do BPSOS điều hợp (ảnh BPSOS)

     

    Kết luận

     

    Có người cho rằng tham gia hội nghị thượng đỉnh không làm thay đổi chế độ. Cách suy nghĩ như vậy là phiến diện vì chính người dân có thể chủ động thay đổi mối tương quan về lực và thế với chính quyền bằng cách: (1) tăng nội lực của chính mình, và (2) tranh thủ cộng đồng quốc tế đứng cùng với mình.

     

     

    Mục tiêu đầu mà chúng tôi đề ra cho phép các nhóm tham gia, và những ai theo dõi họ, đo lường mức độ gia tăng năng lực của từng nhóm và mức độ liên kết với cộng đồng quốc tế. Khi cán cân lực và thế đã nghiêng đủ về phía người dân thì chính người dân sẽ tác động để chế độ phải dần dà đổi thay.

     

    Mục tiêu thứ hai đo lường tầm ảnh hưởng của các nhóm, qua các hoạt động tại hội nghị thượng đỉnh, đến nhận thức của người Việt ở trong và ngoài nước. Tầm ảnh hưởng này sẽ giúp chuyển thông điệp thiên về hành động của họ đến đồng bào trong nước và cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

     

    Mục tiêu thứ 3 cho phép chúng tôi, BPSOS, tự đo lường khả năng làm bệ đỡ cho các nhóm người Việt không chỉ đạt mục tiêu mà còn khai thác các thành quả đạt được.

     

     
    BPSOS | 6066 Leesburg Pike, Ste. 100, Falls Church, VA 22041
    Unsubscribe This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
    Update Profile | Constant Contact Data Notice
    Sent by This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. powered by
    Trusted Email from Constant Contact - Try it FREE today.
     

CT PHAT THANH LIÊN TÔN - HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH

  •  
    BPSOS <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>Unsubscribe
    To:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
     
    Wed, Jun 22 at 5:57 PM
     
     

    Ngày 22 tháng 6, 2022

    Hướng về hội nghị thượng đỉnh tự do tôn giáo 2022: Tuần hành cho các tù nhân tôn giáo

    • Đội ngũ lãnh đạo trẻ đi tiên phong

     

    Mạch Sống, ngày 22 tháng 6, 2022

    http://machsongmedia.org

     

    Một hoạt động liên quan đến Hội Nghị Thượng Đỉnh Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế 2022 sẽ thu hút nhiều sự chú ý của công chúng là cuộc “Tuần Hành Cho Các Tù Nhân Lương Tâm Tôn Giáo” ("𝐌𝐚𝐫𝐜𝐡 𝐟𝐨𝐫 𝐑𝐏𝐎𝐂𝐬" - 𝐑𝐞𝐥𝐢𝐠𝐢𝐨𝐮𝐬 𝐏𝐫𝐢𝐬𝐨𝐧𝐞𝐫𝐬 𝐨𝐟 𝐂𝐨𝐧𝐬𝐜𝐢𝐞𝐧𝐜𝐞) vào sáng ngày 28 tháng 6 trước khi hội nghị được khai mạc.

     

    Buổi tuần hành được đồng phối hợp bởi ba tổ chức 21Wilberforce, Jubilee Campaign và Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam (Vietnam Coalition Against Torture, VN-CAT). Tham gia buổi tuần hành này là các thành viên của hàng chục tổ chức tôn giáo và nhân quyền từ nhiều quốc gia. Dự kiến buổi tuần hành sẽ được sự ủng hộ mạnh mẽ của những người tị nạn tôn giáo trên thế giới đang định cư tại Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền có văn phòng trong khu vực thủ đô Washington DC.

     

    Đây là một hoạt động nằm trong Chiến Dịch Toàn Cầu Cho Tù Nhân Lương Tâm Tôn Giáo của Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, sẽ diễn tra trong các ngày 28 – 30 tháng 6 ở thủ đô Hoa Kỳ với khoảng trên 800 người tham gia đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. 

    Phái đoàn tuần hành sẽ đi qua các con phố ở thủ đô Washington DC, đưa cao hình ảnh, xướng tên các tù nhân lương tâm thuộc các tôn giáo khác nhau như Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo, Ahmaddi, Phật Giáo Hòa Hảo... đang bị cầm tù tại Trung Quốc, Algeria, Nigeria, Iran, Mã Lai, Ai Cập, Việt Nam, v.v. và kêu gọi sự chú ý của công chúng và khuyến khích họ ký tên trên thư chung để gửi đến lãnh đạo các quốc gia nói trên, hoặc gửi thư và bưu thiếp vào trại giam để cổ vũ tinh thần những người bị cầm tù chỉ vì cổ súy và bảo vệ quyền tự do tôn giáo theo các công ước quốc tế.

     

    Phái đoàn sẽ ghé đến hàng chục toà đại sứ của các quốc gia có chính sách bất dung với tôn giáo. Tại mỗi tòa đại sứ, một đại diện của phái đoàn sẽ trực tiếp trao lá thư chung kêu gọi trả tự do cho các tù nhân lương tâm tôn giáo và cải thiện tình trạng đàn áp tôn giáo tại quốc gia đó.

     

    Đặc biệt, tại tòa Đại Sứ Việt Nam, ngoài lá thư chung của các tổ chức nhân quyền Quốc Tế, đại diện đoàn tuần hành cũng trao copy bản dịch ra tiếng Việt của Điều 18 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền; Điều 18 và 19 của Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị; Điều 20, 21, 22, 23, 24 của Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013; và Điều 6 của Luật Tôn Giáo và Tín Ngưỡng 2016.

     

    Bà Michelle Nguyễn, đồng sáng lập viên của tổ chức Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam và là người thay mặt phái đoàn Việt Nam điều phối hoạt động này, cho biết:

     

    “Các công việc chuẩn bị hiện nay đã hoàn tất. Các phái đoàn của các nước có tù nhân lương tâm tôn giáo đang bị chính quyền giam cầm đều rất hào hứng tham gia. Các tờ rơi, thư vận động, bích chương về những tù nhân lương tâm tôn giáo tiêu biểu đều đã được chuẩn bị chu đáo để phát tới công chúng hoặc xin chữ ký thỉnh nguyện. Và chúng tôi cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức nhân quyền bạn và các đối tác trong công tác chuẩn bị, hậu cần, cũng như sự phối hợp về truyền thông.”

     

    Với việc tham gia điều phối, một lần nữa, phái đoàn người Việt chứng minh khả năng hòa nhập và phối hợp với các tổ chức nhân quyền từ nhiều quốc gia tại những sự kiện mang tầm vóc quốc tế, đóng góp cho phong trào đấu tranh bảo vệ quyền tự do tôn giáo hay niềm tin cho mọi người và thúc đẩy nhân quyền trên thế giới.

     

    Điều này cũng có nghĩa là những nỗ lực hỗ trợ cho các tù nhân lương tâm tại Việt Nam đã được đẩy lên tầm quốc tế và trở thành một phần của chiến dịch toàn cầu với sự tham gia và hỗ trợ của các quốc gia thuộc Liên Minh vì Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, được khởi xướng bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (IRFA: https://www.state.gov/international-religious-freedom-or...) và còn rộng hơn nữa.

     

    Chiến Dịch Toàn Cầu cho Tù Nhân Lương Tâm Tôn Giáo sẽ được chính thức phát động tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, một sự kiện mang tầm vóc quốc tế được 75 tổ chức cùng hợp tác thực hiện. BPSOS ở trong ban tổ chức của sự kiện này năm 2021 và năm nay. Năm 2021, BPSOS cùng với tổ chức 21Wilberforce đảm trách việc đào tạo đội ngũ lãnh đạo trẻ cho tự do tôn giáo. Năm nay, nhiều những người trẻ này đứng ra phối hợp chiến dịch cho tù nhân tôn giáo.

     

    BPSOS kêu gọi mọi người quan tâm tới tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam và trên thế giới có mặt tại Washington DC vào thời điểm sáng ngày 28 tháng 6 năm 2022 hãy cùng tham gia vào đoàn tuần hành đa quốc gia vì tự do tôn giáo, vì tự do cho các tù nhân lương tâm tôn giáo này. Toàn bộ cuộc tuần hành sẽ được chiếu trực tiếp tại trang Facebook: https://www.facebook.com/VNFoRB

     

    Những quý vị không có mặt tại thời điểm này xin vui lòng bày tỏ tinh thần hiệp thông với những người có niềm tin tôn giáo bằng cách theo dõi hội nghị và truyền bá những thông tin về hội nghị qua những bản tin của BPSOS đăng tải trên các trang mạng:

     

    https://machsongmedia.org/vietnam

     

    https://www.facebook.com/VNFoRB

     

    https://www.facebook.com/Vietnamcivilrights

     

    https://www.vnforb.org/

     

    BPSOS | 6066 Leesburg Pike, Ste. 100, Falls Church, VA 22041
    Unsubscribe This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
    Update Profile | Constant Contact Data Notice
    Sent by This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. powered by
    Trusted Email from Constant Contact - Try it FREE today.
     

CT PHAT THANH LIÊN TÔN - TỰ DO TÔN GIÁO

  •  
    BPSOS
    Sun, Jun 19 at 11:55 AM
     
     

    Ngày 19 tháng 6, 2022

    Hướng về Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế 2022: Vận động cho người tị nạn ở Thái Lan

    • Đoàn Việt Nam sẽ có nhiều người tị nạn và cựu tị nạn ở Thái Lan

     

    Mạch Sống, ngày 19 tháng 6, 2022

    http://machsongmedia.org

     

    Là thành phần của ban tổ chức, BPSOS sẽ lồng vào nghị trình của Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế 2022 chủ đề bảo vệ nạn nhân của sự bách hại vì lý do tôn giáo, trong đó bao gồm vận động tự do cho các tù nhân lương tâm tôn giáo và bảo vệ những nạn nhân đang lánh nạn ở quốc gia khác.

     

    Để thực hiện cuộc vận động bảo vệ người tị nạn, đoàn Việt Nam do BPSOS điều hợp sẽ gồm nhiều người tị nạn ở Thái Lan trước đây cũng như một người đến trực tiếp từ Thái Lan để tham gia hội nghị thượng đỉnh.

     

    Tuy không thừa nhận về mặt luật pháp, nhưng hiện nay Thái Lan đang là quốc gia dung chứa phần lớn những người tị nạn đến từ Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Phần lớn trong số này là người bị bách hại vì niềm tin tôn giáo. 

    Hình 1 - Gia đình Ông Hoàng Văn Pá từ Thái Lan đến phi trường Denver, Colorado ngày 11 tháng 4, 2022

     

    Hiện nay ở Thái Lan, có khoảng 1500 người Việt, trong đó hơn phân nửa đã có quy chế tị nạn nhưng chưa được định cư. Số còn lại hoặc đã bị từ chối quy chế tị nạn hoặc đang phỏng vấn quy chế tị nạn với Cao Uỷ Tị Nạn LHQ.

     

    Người Việt đang lánh nạn ở tại Thái Lan có đặc điểm chung đó là phần lớn thuộc các sắc dân thiểu số: người H’mong và người Thượng theo đạo Tin Lành, và người Khmer Krom theo Phật Giáo tiểu thừa. Ngoài ra cũng có một số giáo dân Công Giáo bị bách hại do đứng lên đòi công lý trong vụ nhà máy gang thép Formosa xả thải chất độc vào biển năm 2016. Số người Việt đi tị nạn chính trị chỉ là tỉ lệ nhỏ ở Thái Lan.

     

    Bằng nỗ lực của mình và với sự đóng góp tài chánh của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, BPSOS đã mở văn phòng pháp lý hoạt động tại Bangkok từ năm 2010. Tại đây có các luật sư, các trợ luật viên, các thông dịch viên và cán sự xã hội để giúp đỡ người lánh nạn về quy chế tị nạn và nhiều mặt khác như tìm cơ hội định cư, can thiệp cho những người bị cảnh sát Thái bắt giam, dạy tiếng Anh để chuẩn bị cho những ai có cơ hội định cư, hỗ trợ các nỗ lực giúp đồng bào về y tế và đời sống.

     

    Mang vấn đề người tị nạn tôn giáo tới Hội Nghị Thượng Đỉnh Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế 2022 chính là hành động thiết thực của BPSOS và đoàn Việt Nam trong chủ đề bảo vệ người tị nạn.

     

    Các thành viên của phái đoàn được phân công vận động cho người tị nạn bao gồm: Cô H’biap Krong, Mục Sư A Ga, anh Y Phic H’dok, Mục Sư Vàng Chí Mình, Ông Hoàng Văn Pá và con trai là anh Hoàng Văn Phanh.

     

    Cô H’biap Krong, đến trực tiếp từ Thái Lan, là một nhà hoạt động nhân quyền năng động của người Ê Đê. Cô đã có thời gian làm việc với Liên Hiệp Quốc về vấn đề người tị nạn. Tại hội nghị này, cô là người điều phối buổi trình bày về nội dung người tị nạn tôn giáo diễn ra ngày 29 tháng Sáu. Cô H’biap hiện đang hỗ trợ cho toán luật sư do BPSOS tài trợ ở Bangkok.

     

    Mục sư A Ga và anh Y Phic H’dok là các tham dự viên sẽ lên tiếng về tình trạng của người Thượng tị nạn bị bách hại niềm tin tôn giáo.

     

    Mục sư Vàng Chỉ Mình, ông Hoàng Văn Pá và anh Hoàng Văn Phanh là các tham dự viên sẽ trình bày các vấn đề của người H’mong tị nạn tôn giáo.

     

    Ngoài ra, cựu đại sứ Hoa Kỳ Grover Joseph Rees, Cố Vấn Thâm Niên về các Đề Án Quốc Tế của BPSOS, sẽ điều phối buổi hội thảo về quốc tế vận cho người tị nạn. Đại Sứ Rees mới về lại Hoa Kỳ sau chuyến viếng thăm Thái Lan mới đây và sẽ trở lại Thái Lan vào trung tuần tháng 7 để yểm trợ cho toán luật sư đang hoạt động ở Bangkok. Trưởng toán luật sư này vừa đi Geneva để góp ý với Cao Uỷ Tị Nạn LHQ về giải pháp cho người tị nạn ở Thái Lan.

     

    Các hoạt động của đoàn Việt Nam ở hội nghị thượng đỉnh sẽ được trình chiếu trực tiếp tại: https://www.facebook.com/VNFoRB

     

    Mời quý vị tiếp tục theo dõi và truyền bá các bản tin của chúng tôi về hội nghị được đăng tải trên các trang mạng:

    https://machsongmedia.org/

    https://www.vnforb.org/

    https://www.facebook.com/Vietnamcivilrights

     

     
    BPSOS | 6066 Leesburg Pike, Ste. 100, Falls Church, VA 22041
    Unsubscribe This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
    Update Profile | Constant Contact Data Notice
    Sent by This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. powered by
    Trusted Email from Constant Contact - Try it FREE today.
     

CT PHAT THANH LIÊN TÔN - BPSS

TIN VỀ LIÊN TÔN - ĐTC- HIỆP NHẤT KITO GIÁO

  •  
    Tinh Cao
    TIN VỀ LIÊN TÔN - ĐẠI KẾT
     
    Thu, Jan 21 at 9:47 AM
     
     

     

    Tuần Cầu Cho Hiệp Nhất Kitô Giáo: 

    ĐTC Phanxicô Kêu Gọi và Huấn Dụ 

     

    Pope Francis delivers his general audience address in the library of the Apostolic Palace Jan. 20, 2021. Credit: Pablo Esparza/CNA.

    "Ngày mai là một ngày quan trọng vì là ngày bắt đầu cho Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Mối Hiệp Nhất Kitô GiáoNăm nay, đề tài liên quan đến lời khuyên của Chúa Giêsu, đó là "Hãy ở lại trong tình yêu của Thày và các con sẽ sinh nhiều hoa trái". Chúng ta sẽ kết thúc tuần lễ này vào Thứ Hai ngày 25/1 bằng việc cử hành Giờ Kinh Chiều ở Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, cùng với các vị đại diện Các Giáo Hội và cộng đồng Kitô giáo khác ở Roma. Trong những ngày này, chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện để ước muốn của Chúa Giêsu được nên trọn - đó là tất cả được hiệp nhất nên một: mối hiệp nhất bao giờ cũng thắng vượt những gì là xung khắc". 

     

    (Lời nhắc nhở của ĐTC Phanxicô Sau Kinh Truyền Tin Chúa Nhật II Thường Niên 17/1/2021) 

     

      Bài Dịch 

    ĐTC Phanxicô chẳng những nhắc nhở cầu nguyện mà còn huấn dụ về cầu nguyện nữa, 

     bài giáo lý trong buổi triều kiến chung Thứ Tư 20/1/2021 hôm qua trong cái link bài dịch dưới đây

     

     ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện: Cầu Nguyện cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo  

     

    Bài dịch kèm theo chia sẻ được thâu mp3 

     

    DTCPhanxico - GiaoLyCauNguyenDaiKetKitoGiao.mp3   

     

    Bài thâu mp3 được làm thành youtube 

     

      https://youtu.be/5UAeFu_cxv0

     

     

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqbAuAhExKuB1riB0Cby_7_9FGbzKzO%3DucHiSMOh36s5g%40mail.gmail.com.