CTPHAT THANH LIÊN TÔN - ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ

  •  
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
    Sun, Dec 18 at 2:23 PM
     




     
     
    Tìm hiểu Ý nghĩa
    ĐẢN SANH ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
                Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH đản sanh ngày 25 tháng 11 Âm lịch năm Kỷ Mùi, tính theo Dương lịch nhằm ngày 15 tháng 01 năm 1920, tại Làng Hòa Hảo, Quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, miền Nam Việt Nam.
                Mười chín năm sau đó, ngày 18 tháng 5 Kỷ Mão 1939, một nền Đạo chân truyền của Đức Phật, được Ngài khai sáng thêm lên tại Làng Hòa Hảo, đó là Đạo PGHH.
                PGHH đã có nhiều thay đổi lớn lao và quan trọng xã hội Miền Nam, đã làm sáng tỏ thêm lên Tứ Đại Trọng Ân, mà Đức Phật Thầy Tây An đã khai mở Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương từ năm 1849.
                Người Tín đồ PGHH cảm nghĩ rằng: Sự Đản Sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ là một sự lâm phàm của một vị PHẬT, với công cuộc hoằng dương Chánh Pháp của Đức Thế Tôn là cứu nhơn độ thế, trước một hoàn cảnh bi thương loạn lạc, của một Xã Hội suy đồi, nhiều di đoan mê tín, với sự đầu độc của thế lực Ngoại Bang…
                Vì vậy mà Ngài đã:
    Ta thừa vưng Sắc Lịnh Thế Tôn,
    Khắp Hạ Giái truyền khai Đạo Pháp.
    Tùy phong hóa dân sanh phù hạp,
    Chấp bút thần tả ít bổn Kinh.
    Bởi luật trời mở rộng thinh thinh,
    Tri phong võ bất kỳ chuyển kiếp.
                                                                 (Diệu Pháp Quang Minh)
                Việc xuất hiên của những vị Cứu thế cũng là một hiện tượng từng xảy ra nhiều lần trên Thế giới và trong Lịch Sử Nhân loại:
    -“Thiên Chúa Cơ Đốc Giáo xuất hiện ở Trung Đông, Khổng Tử, Lão Tử ra đời vào thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Trung Hoa; giặc giả chém giết khắp nơi, xã hội rối ren cực độ, luân lý suy đồi, cang thường đảo ngược. Đức Khổng Tử đem Đạo và Giáo dục con người chỉnh đốn Xã Hôi, lập lại trật tự và cống hiến cho nhơn loại nền Triết học Đông Phương, do đó mà giá trị Đạo lý được tồn tại đến ngày nay.
                Đức Phật Thích Ca ra đời giữa một Xã Hội Ấn Độ phân chia đẳng cấp, tà Đạo hoành hành, tín ngưỡng hổn loạn. Đức Phật Thích Ca xuất hiện xác phàm của Thái Tử Sĩ Đạt Ta, chính Ngài đã cắt đứt sự giàu sang quyền quí, dấn thân khổ hạnh, quyết tìm cho được Chân lý, đó là Đạo Phật. Chỉ có Đạo Phật mới soi sáng lòng người, giữa đêm đen u tịch, mà gặp được một ánh trăng soi tròn đầy tròn sáng.
                Còn Đức Huỳnh Giáo Chủ xuất hiện, Đản sanh  lập Đạo để vừa cứu dân vừa cứu nước. Trong khi quần chúng xã hội Việt Nam đứng trước một khoảng trống, hoang mang  mất điểm tựa, mất điạ bàn cơ hữu. Người dân không còn thấy “Thiên Tử” của nước mình; nhìn quanh không còn thấy cấp Sĩ phu Nho học lãnh đạo cương thường luân lý như xưa. Chỉ thấy một số nhà giàu Quan quyền mua quan bán chức phẩm, để cai tri và bốc lột dân mình, (Triều đình bất lực), chùa chiền không có nơi nương tựa để được tu hành chân chính. Vì nó đã biến thành nơi thờ phượng hình thức lễ lạc mà thôi. Còn Nho học Sĩ phu chỉ lại xoay qua nghề thuốc bắc hoặc ngâm vịnh cho giải sầu, cuộc sống hằng ngày tăm tối không có ngày mai.
                Trong khoảng trống đó… quần chúng khao khát một niềm tin, một tín ngưỡng và một sự lãnh đạo tinh thần mới. Vì vậy mà Đức Huỳnh Giáo Chủ thị hiện trong bối cảnh ấy, để truyền bá một niềm tin mới hướng về Đạo Pháp và Dân Tộc (đó là đáp ứng một lần cả hai khát vọng).
              …”hm vì ni cnh quc phá, gia vong, máy huyn cơ đã đnh, lòng thương trăm h vướng cnh đ lao, chi xiết xót thương chúng sanh vn kh.”…”bởi đời nầy pháp môn bế mạc, thánh Đạo trăn vu, người tâm trí tối đen, đời lắm Ma Vương khuấy rối. Ta là một trong các vị cứu đời ấy. Ai liểu Đạo nơi quốc độ nào thì cũng trở về quốc độ ấy mà trợ tế nhân dân, vì thể lòng từ bi bác ái cùng thù đáp những linh hồn đã trợ duyên trong tiền kiếp giúp Ta nương cậy tu hành, nên ngày 18 tháng năm năm Kỷ Mảo, Ta hóa hiện ra đời cứu độ chúng sanh”.
                Chính Ngài đã báo động: Đệ Nhị Thế Chiến bắt đầu nhà tan cửa nát, máu chảy thành sông, xương chất chồng như núi.
                                        Hạ nguơn nay đã hết đời,
                                 Phong ba biến chuyển đổi dời gia cang.
                                                                ( Sấm Giảng Khuyên Người Đời Tu Niệm)
                                        Khai ngọn đuốc từ bi chí thiện,
                                        Tìm con lành dắt lại Phật đường.
                                        Thương dân hiền giáo Đạo Nam phương,
                                        Đặng chỉ ngõ làm lành lánh dữ.
                                                                (Giác Mê Tâm Kệ)
                Ngọn đuốc Đạo Pháp và dân tộc của Đức Thầy đã soi sáng cho một khối quần chúng mấy triệu người, biến đổi lớp người nông dân thụ động giản dị, thành lớp người hăng say tích cực trên bước đường vừa tu hành vừa tranh đấu.
                Cuộc đời của Đức Huỳnh Giáo Chủ, cũng Đản Sanh cũng sống như  người bình thường, cũng gánh nặng đau thương cũng trải biết bao nhiêu hận sầu của người dân bị trị. Nhưng Ngài vượt hơn những người bình thường, đó là xông vào đời vào cách mạng, vào kháng chiến để giải thoát chúng sanh và đất nước.
                Ngài đã thực hiện:
    Ta quyết lòng rứt nợ oan khiên,
                            Cứu bá tánh khỏi nơi lao khổ.
                                                     (Nang Thơ Cẩm Tú)
    Muốn lập Đạo có câu thành bại,
                            Sự truân chuyên của khách thiền môn.
                            Khắp sáu châu nức tiếng người đồn,
                            Ta chịu khổ, khổ cho bá tánh.
                Chính Ngài bị nhà cầm quyền Pháp theo dõi bám sát, gần như bị tù treo, nhưng :
                                                    ……
                            Dầu gian lao dạ sắt chẳng sờn,
                            Miễn sanh chúng thông đường giải thoát.
                            Cơn dông tố mịt mù bụi cát,
                            Chẳng nao lòng của đấng từ bi.
                                                                (Sa Đéc)
                Hay:
    Tăng Sĩ quyết chùa, am bế cửa,
    Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha.
    Đền xong nợ nước thù nhà,
    Thiền môn trở gót Phật Đà Nam Mô.
                                                           (Tặng Thi Sĩ Việt Châu)
                Sự Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ là khai sáng thêm lên Đạo Phật, tại Làng Hòa Hảo, đồng thời Ngài cũng đưa Tứ Đại Trọng Ân của Bửu Sơn Kỳ Hương lên làm căn bản cho người tu học. (Từ xưa đến nay ít có Tôn Giáo nào chú trọng Tứ Ân như Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo).
                Ngài đã xác nhận trong bài “Cho ông Cò tàu HẢO”:
    …Rày tỉnh ngộ ái hà sớm dứt,
    Đèn đạo tâm sáng rực soi đường.
    …….
    Đến ngày biển cạn non mòn,
    Tứ Ân đã trả chẳng còn tôi căn.
                Trên đây đã kể được một vài phần nhỏ về sự thiêng liêng của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Ngoài ra Ngài còn có nhiệm vụ cao cả hơn nữa, là:
              “Pht Vương đà ch rõ máy diu huyn chuyn lp hôi Long Hoa, chn nhng đng tu hành cao công qu đ ban cho xng v xng ngôi, người đ các thin căn đ giáo truyn Đi Đo, đnh ngôi phân th gây cuc Hòa Bình cho vn quc chư bang” .
                                                                Sứ mạng của Đức Thầy (do chính tay Ngài viết)
                                                                Nam Mô A Di Đà Phật
    ·        Trích “SẤM GIẢNG T.V.G.L/T.B của Đức Huỳnh Giáo Chủ”.
           Bài Ý Nghiã Đản Sanh của Cố cư sĩ Nguyễn Long Thành Nam..