24. Học Hỏi Để Sống Đạo

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LM NGÔ TÔN HUẤN

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     


     
    Hiểu Đạo & Sống Đạo
    Có Cần Thiết Phải Thực Hành Đức Tin Trong Giáo Hội Để Được Cứu Rỗi Không?
     
    Hỏi: Thực tế là có rất nhiều người Công giáo ngày nay không muốn đi xưng tội, không đi lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc vì nhiều lý do. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần giữ đức tin trong lòng và đọc Kinh Thánh ở nhà là đủ, không cần phải đi nhà thờ nữa ! Như vậy có được không ?
    Trả lời: Thực trạng sống Đạo của rất nhiều người Công giáo ở khắp nơi trên thế giới ngày nay (trong đó có người công giáo Việt Nam ở hải ngoại) quả thật là điều đáng buồn. Con số người đi xưng tội chiều thứ Bảy, tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc đã giảm rất nhiều theo các thống kê đáng tin cậy.
    Có nhiều lý do để giải thích thực trạng này. Nào vì hấp lực của văn minh vật chất, chủ nghĩa tục hóa (secularism) và hưởng thụ khoái lạc (hedonism) đã lôi cuốn nhiều người bỏ Chúa để chạy theo những quyến rũ của "văn hóa sự chết" như Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã cảnh giác.
    Đó là những người đang mê mải kiếm tiền để làm giầu bằng mọi phương tiện, bắt chấp công bằng và bác ái cũng như tìm vui trong trong việc ăn uống, nhẩy nhót (già trẻ, xồn xồn đều thích trò chơi thiếu lành mạnh này) cờ bạc, du hí ở những nơi tội lỗi, và do đó bỏ quên hay lơ là việc sống Đạo cần thiết hơn. Mặt khác, cũng vì tình trạng tha hóa về luân lý, đạo đức ngày một bành trướng ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở những quốc gia vốn tự nhận là thuộc về Kitô Giáo (Christian Countries) như Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Canada và Hoa kỳ… nhưng nay lại dung dưỡng hay cho phép những thực hành phản Kitô Giáo như phá thái, chết êm dịu (Euthanasia) ly dị, hôn nhân đồng tính (same sex marriage).
    Lại nữa,họ cũng làm ngơ hay tiếp tay cho kỹ nghệ sản xuất phim ảnh dâm ô (pornorgraphy), và mãi dâm phát triển làm đồi trụy không những người lớn mà đặc biệt là thanh thiếu niên vì những kỹ thuật và hình ảnh kích thích dâm tính công khai bầy bán trong các tiệm DVD for Adults và trên mạng vi tính toàn cầu. Sau nữa, vì cuộc sống tương đối đễ dàng, thoải mái cộng với tự do quá trớn ở các nước Âu Mỹ đã làm cho nhiều người không còn cảm thấy cần Chúa nữa và chỉ muốn vui sồng cho thỏa thích trong giây phút hiện tại mà thôi. Cứ đi một vòng quanh những nơi tụ họp công công sẽ thấy trẻ già, trai gái, xồn xồn ôm nhau nhẩy nhót trong những chương trình gọi là "văn nghệ cuối tuần" hay "hát cho nhau nghe" trong đó chắc chắn có những người công giáo không đi lễ ngày Chúa Nhật nhưng lại có mặt đúng giờ để tham dự các cuộc vui thâu đêm suốt sáng này! Đặc biệt, còn có rất nhiêu người không đi Lễ mừng Chúa Giáng Sinh nhưng lại tích cực tổ chức và tham dự những buổi ăn uống, dạ vũ vui chơi trong đêm Giáng Sinh! Đây quả thực là một sỉ nhục cho ý nghĩa trọng đại của ngày kỷ niệm "Thiên Chúa làm Người và cư ngụ giữa chúng ta."(Ga 1 :14). Do đó, không thể lấy cớ mừng Chúa Giáng Sinh để ăn chơi phóng túng nhân dịp này, thay vì dọn tâm hồn cho sốt sắng để cùng với Giáo Hội cảm tạ Chúa đã giáng sinh để cứu chuộc cho nhân loại khỏi chết đời đời vì tội.
    Nhưng đáng buồn thay, là đứng trước thực trạng này, những người có trách nhiệm giáo dục luân lý và đạo đức, cách riêng hàng giáo sĩ với sứ mệnh rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, chăm lo cho phần rỗi của các tín hữu được trao phó cho mình dạy dỗ, và hướng dẫn về mặt thiêng liêng, lại không có can đảm nhìn vào sự thật và mạnh mẽ lên án những nguy cơ đe dọa cho đức tin Công Giáo dẫn đến sự thờ ơ sống Đạo của nhiều tín hữu trong Giáo Hội ngày nay. Đáng lý phải mạnh mẽ nói cho mọi tín hữu biết sự cần thiết phải tìm kiếm Thiên Chúa và Vương Quôc bình an, hạnh phúc của Người trên hết mọi vui thú và danh lợi chóng qua ở trần thế này, thay vì im lặng để được an thân, - hay đáng buồn hơn nữa – là một số người còn cộng tác với thế quyền để tìm tư lợi, bỏ quên sứ vụ rao giảng và làm nhân chứng cho Chúa trước mặt người đời.
    Nhưng thử hỏi: được mọi lời lãi ở đời này mà không được cứu rỗi thì ích lợi gì ?
    Nhà độc tài Gadahfi của Libya đã bị bắn chết cách thê thảm, kết thúc 42 năm cai trị sắt máu ở quốc gia Phi Châu này.
    Nhưng nếu giả sử ông ta không được cứu rỗi để sống đời đời, thì thử hỏi những lợi lãi trần thế to lớn mà ông có được như 6 bà vợ chính thức, quyền uy tột đỉnh danh vọng, tiền bạc vơ vét đầy túi, đầy kho, sau 42 năm cai trị xứ giầu hỏa Libya liệu có thể bù đắp được cho sự thiệt thòi to lớn là mất sự sống hay không ?
    Dầu sao đây cũng là bài học đắt giá cho những kẻ độc tài, cai trị vô nhân đạo còn sót lại trên thế giới phải suy nghĩ mà sám hối để kịp thời rút lui, kẻo chắc chắn có ngày sẽ bị quần chúng trừng trị đích đáng như số phận của Gadahfi, Mubareck, Sadam Hussein, Binladen…
    Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã nói như sau với các môn đệ xưa: "Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì ? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mang sống mình?" (Mt 16: 26; Mc 8: 36; Lc 9 : 25)
    Có ai được lợi lãi cả thế giới này đâu.? Nhưng cho dù có ai chiếm được mọi của cải và danh vọng trên trần thế này mà cuối cùng mất linh hồn thì những lợi lãi kia cũng không thể bù đắp được cho sự thiệt thòi lớn lao là mất sự sống, mất linh hồn. Đó là điều Chúa muốn nói với mỗi người chúng ta đang sống trong môi trường thế giới quá bị nhiễm độc vì chủ nghĩa tục hóa (secularism) tôn thờ vật chất và chủ nghĩa khoái lạc (hedonism) lôi kéo con người đi tìm mọi mọi vui thú vô luân vô đạo.
    Để bào chữa cho việc thờ ơ sống Đạo, không muốn tham dự các nghi thức phụng vụ của Giáo Hội - cụ thể là tham dự Thánh Lễ các ngày Chúa Nhật và Lễ buộc - nhiều người nghĩ rằng chỉ cần tin và đọc Kinh Thánh ở nhà, hay nghe những chương trình giảng Kinh Thánh của các mục sư Tin Lành trên truyền hình là đủ, không cần phải năng xưng tội hoặc tham dự Thánh Lễ hàng tuần nữa!
    Chúng ta phải nghĩ thế nào về quan niệm này của những người nói trên ?
    Chắc chắn đây không phải là cách sống Đạo đúng nghĩa của người tín hữu Chúa Kitô trong Giáo Hội Công Giáo.
    Thật vậy, trước hết là vấn đề đức tin. Thế nào là tin ? Tin có Thiên Chúa tốt lành thì phải yêu mến và giữ Luật của Người. Mà yêu mến thì phải thể hiện bằng hành động cụ thể chứ không thể nói suông ngoài miệng là tin mà không có việc làm nào bề ngoài để chứng minh.
    Một truyện vui kể rằng, ở một giáo xứ kia, Cha Xứ chợt lưu ý đến một ông già nọ vốn thường sốt sắng tham dự không những Thánh Lễ ngày Chúa Nhật mà còn siêng năng đi lễ mỗi ngày nữa... Nhưng bẵng đi một thời gian lâu, ông cụ vắng bóng ở nhà thờ. Cha Xứ lấy làm lạ, tưởng ông cụ bị đau ốm hay đã di chuyển đi nơi khác. Cha bèn đến nhà thăm ông xem sao. Đến nơi cha vẫn thấy ông ở nhà. Hỏi lý do vì sao ông vắng mặt ít lâu nay ở nhà thờ thì ông trả lời cha như sau:
    "Con thấy không cần phải đi lễ, đọc kinh chung nữa. Con ở nhà đọc Kinh Thánh, lần chuỗi và nhớ đến Chúa trong lòng là đủ rồi."
    Cha mỉm cười và hỏi ông: "Thế các con cháu cụ bây giờ ở đâu ?"
    Ông cụ đáp: "Chúng ở xa con lắm, nhưng hàng năm cứ vào dịp Lễ Giáng Sinh và Tết thì đều trở về thăm con và cho quà tử tế."
    Nghe xong cha xứ nói: "Tốt lắm, nhưng cụ làm ơn cho tôi xin địa chỉ hay số phone của các con cháu cụ đi".
    - "Để làm gì thưa cha ?" ông cụ hỏi.
    Cha trả lời ngay: "Để tôi viết thư hay phone cho các con cháu cụ bảo họ đừng tốn công và tiền bạc về thăm cụ nữa. Họ chỉ cần nhớ đến cụ trong lòng là đủ rồi; không cần thiết phải về thăm cho tốn thì giờ và tiền bạc nữa. Nói xong cha xứ cáo từ ra về trong khi ông cụ ngồi suy nghĩ những lời của cha vừa nói. Và mấy hôm sau, người ta lại thấy ông cụ xuất hiện ở nhà thờ như cũ.
    Câu truyện trên chỉ là truyện tưởng tượng, nhưng cũng giúp minh chứng phần nào điều Thánh Gia-cô-bê Tông Đồ dạy như sau về sự cần thiết phải thể hiện đức tin qua hành động cụ thể:
    "Hỡi người đầu óc rỗng tuếch, bạn có muốn biết rằng đức tin không có hành động là vô dụng không ? Ông Abraham tổ phụ chúng ta đã chẳng được nên công chính nhờ hành động khi ông hiến dâng con mình là I-xa-ác trên bàn thờ đó sao?
    Bạn thấy đó: đức tin hợp tác với hành động của ông, và nhờ hành động mà đức tin nên hoàn hảo." (Gc 2:20-22)
    Chúa Kitô đã thiết lập Giáo Hôi của Người trên trần thế và ban các bí tích như phương tiện hữu hiệu và cần thiết để thông ban ơn cứu độ của Chúa cho những ai muốn nhận lãnh qua Giáo Hội. Nhưng không phải cứ rửa tội rồi là sẽ được cứu rỗi. Cũng không thể nói khơi khơi như anh em Tin Lành rằng "tôi tin Chúa Kitô" là xong, không cần phải làm gì nữa, Tôi đã hơn một lần nói rõ là: theo Thần học và giáo lý của Hội Thánh, dựa trên Kinh Thánh và ơn mạc khải của Chúa Thánh Thần, thì muốn được cứu rỗi, nghĩa là được sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa trên Thiên Nước Trời mai sau đòi hỏi chúng ta trước hết phải cậy nhờ lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô cộng thêm phần đóng góp của cá nhân con người vào ơn thánh.
    Chính yếu tố cần đóng góp thêm của con người vào ơn cứu độ, mà người tín hữu không thể thờ ơ với nhu cầu tối quan trọng là phải sống và thực hành đức tin trong Giáo Hội sau khi được lãnh Phép Rửa.
    Thật vậy, đức tin được ví như hạt giống gieo vào tâm hồn trẻ nhỏ hay người tân tòng khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Hạt giống này không thể tự nó lớn lên và sinh hoa kết quả được, nếu không có sự vun xới, tưới bón của những người có trách nhiệm hỗ trợ về mặt thiêng liêng là cha mẹ và người đỡ đầu đối với trẻ em, của người bảo trợ và cộng đoàn đức tin đồi với người tân tòng.
    Do đó, nếu cha mẹ không lo giáo dục đức tin cho con cái trong gia đình, nhất là cho con cái được tiếp cận với một cộng đoàn đức tin – cụ thể là một giáo xứ - để con em được học hỏi giáo lý và lãnh nhận các bí tích quan trọng và cần thiết khác như xưng tội, rước lễ lần đầu, và thêm sức thì đức tin của các em sẽ không thể lớn lên được.
    Đối với người tân tòng (catechumens) và những người lớn (adults) đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy từ ngày sơ sinh, thì việc nuôi dưỡng và thực hành đức tin trong Giáo hội cũng cần thiết không kém. Cụ thể, nếu không tham dự việc cầu nguyện chung với cộng đoàn đức tin là giáo xứ, và nếu không tin – hay không nhìn nhận lợi ích của bí tích hòa giải để năng đi xưng tội, nhất là không tham dự Thánh Lễ, và rước Mình Máu Thánh Chúa là "nguồn suối và đỉnh cao của đời sống Giáo Hội" thì người ta lấy gì để nuôi dưỡng và lớn lên trong đức tin ?
    Đằng rằng tin có Chúa là điều quan trọng và đọc Thánh Kinh là cần thiết và bổ ích. Nhưng đức tin phải được nuôi dưỡng sung mãn với ơn Chúa thông ban qua các bí tích quan trọng như Phép rửa, Thêm sức, Hòa giải và nhất là bí tích Thánh Thể là nguồn mạch chính nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của Giáo Hội nói chung và của cá nhân mỗi tín hữu nói riêng. Vì thế, nêu không tham dự mọi cử hành phụng vụ thánh của Giáo Hội mà đỉnh cao là Thánh Lễ Tạ Ơn thì đức tin và đời sống thiêng liêng của chúng ta sẽ không thể tăng trưởng được và có đủ sức để sống đức tin ấy trước những thách đố của sự dữ, dịp tội đầy rẫy trong trần thế này, nhất là những mưu chước thâm độc của ma quỷ "Thù địch của anh emnhư sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé" (1Pr 5: ��
    Kinh nghiệm cá nhân và phổ quát chứng minh rằng muốn được thăng tiến trong bất cứ lãnh vực nào, người ta cần phải cố gắng học hỏi và trau giồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn của lãnh vực ấy. Một lực sĩ không thể giữ được thành tích của minh nếu không chuyên cần tập luyện mỗi ngày. Chân lý này hoàn toàn đúng trong lãnh vực thiêng liêng, đạo đức. Một người siêng năng cầu nguyện nhất là tham dự Thánh Lễ và rước Minh Thánh Chúa sẽ tăng lòng yêu mến và gần Chúa hơn người làm biếng không cầu nguyện và rước Minh Thánh Chúa.Tình trạng "nguội lạnh thiêng liêng" này sẽ đưa đến sự sa sút đức tin, đức cậy và đức mến theo thời gian.
    Đó chính là điều Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ xưa:
    "Và phàm ai đã có thì được cho thêm và sẽ dư thừa; còn ai không có thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi." (Mt 25:29)
    Nói khác đi, chính nhờ siêng năng làm việc đạo đức và hiệp thông với Giáo Hôi trong mọi cử hành phung vụ như cầu nguyện đọc kinh chung, đi Đàng Thánh Giá, chầu Thánh Thể, năng xưng tội, nhất là tham dự Thánh Lễ để được rước Mình Máu Thánh Chúa Kitô, mà đời sống thiêng liêng của chúng ta được lớn lên, đưa chúng ta đến gần với Thiên Chúa Ba Ngôi mà chúng ta tin có thật, Người đang yêu thương và muốn "đến và ở lại trong chúng ta" (Ga 14: 23), nếu chúng ta thực tâm yêu mến và tìm kiếm Người trên hết mọi sự ở đời này.
    Như thế, yêu mến Chúa thì không thể coi nhẹ đời sống thiêng liêng, coi thường các phương tiện hữu hiệu và cần thiết là các bí tích mà Chúa Kitô đã ban cho Giáo Hội cử hành để mưu ích cho phần rỗi của mỗi người chúng ta, bao lâu còn sống trên trần gian này.
    Do đó, không thể "sống Đạo" một mình mà không cần đến Giáo Hội, không tham gia đời sống bí tích và phụng vụ của Giáo Hội như thực trạng sống Đạo hiện nay của rất nhiều người.
    Sau hết, liên quan đến việc đọc Kinh Thánh, có thể nói vắn tắt như sau: đọc Kinh Thánh là cần thiết và hữu ích. Tuy nhiên, không thể tự đọc mà hiểu đúng được Lời Chúa trong Kinh Thánh.
    Vì thế, cần thiết phải tham dự Thánh lễ để được nghe và giải nghĩa lời Chúa qua các bài đọc, đặc biệt là bài Phúc Âm. Nhưng muốn được hiểu biết thêm về Kinh Thánh thì có thể tham dự những lớp học hỏi về Kinh Thánh do những người có khả năng chuyên môn hướng dẫn ở các giáo xứ, hoặc tốt nhất đi học một khóa về Kinh Thánh ở Đại Học hay Chủng Viện. Ở Mỹ, có nhiều chủng viện thâu nhận cả học viên bên ngoài vào học các lớp Thần học và Kinh Thánh dành cho chủng sinh đang chuẩn bị làm linh mục. Nghĩa là không thể tự học Kinh Thánh để hiểu cho đúng lời Chúa được.
    Tóm lại, quan niệm sống Đạo tách rời khỏi, hay không cần hiệp thông hữu hình với Giáo Hội là rất sai lầm. Là tự lừa dối mình nếu không muốn nói là tự kiêu tự đại, cho mình có đủ khả năng để tìm đến với Chúa, không cần phương tiện hữu hiệu mà Chúa Kitô đã có ý ban cho chúng ta là Giáo Hội của Chúa trên trần thế này. Với chức năng siêu phàm, Giáo Hội được ví như "con Tàu của ông Nô-e" trong thời đại ngày nay để cho những ai muốn vào sẽ được cứu sống giữa cơn phong ba của hồng thủy đang nổi lên để cuốn đi vào lòng đại dương mọi sinh vật bên ngoài con Tàu cứu nguy này.
    Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     

    Facebook

     

     
     
     
    3Bạn, Tuyet Nguyen và Hiệp Lý
     
     
     
     
     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO -

Tác động của Thánh Thần trong mỗi tín hữu hôm nay

HIỆP SỐNG TIN MỪNG

CHÚA NHẬT LỄ HIỆN XUỐNG

Cv 2,1-11 ; 1 Cr 12,3b-7.12-13 ; Ga 20,19-23

I. HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG: Ga 20,19-23

(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!”. (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. (22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.

2. Ý CHÍNH: CHÚA PHỤC SINH TRAO BAN THẦN KHÍ

Chúa Kitô Phục Sinh đã hiện đến mang lại cho các môn đệ sự bình an (c.19) và niềm vui (c.20). Sau đó Người sai các ông đi (c.21a), cũng như chính Người đã được Chúa Cha sai (c.21b). Cuối cùng, để giúp các ông chu toàn sứ vụ, Người đã thổi hơi ban Thánh Thần cho các ông (c.22). Từ đây các ông được hiệp thông quyền năng gây sự sống của Thánh Thần để tha tội hay cầm giữ tội của người ta tùy theo họ tin hay không tin vào lời rao giảng của các ông (c.23).

3. CHÚ THÍCH:

– C 19-20: +Vào chiều ngày ấy, ngày thứ Nhất trong tuần: Theo sách Sáng thế, ngày thứ Nhất là ngày sau Sa-bát. Đây chính là ngày kỷ niệm Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại. Từ đây, các Kitô hữu sẽ luôn họp nhau vào các ngày thứ nhất trong tuần và gọi là Chúa nhật nghĩa là “Ngày của Chúa”. +Nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái: Lý do nhà các môn đệ phải cửa đóng then cài, là vì tinh thần các ông đang hoang mang giao động. Các ông sợ người Do thái sẽ đến bắt các ông như họ đã làm đối với Thầy Giêsu. + Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông: Điều này cho thấy thân xác Chúa Phục Sinh không còn bị không gian và thời gian giới hạn như khi Người còn sống. +“Bình an cho anh em!”: Trong bữa Tiệc ly trước khi nộp mình chịu chết, Đức Giêsu đã hứa ban bình an cho môn đệ (x. Ga 14,27), và động viên các ông can đảm đương đầu với những thử thách sắp đến (x. Ga 16,33). Giờ đây sau khi sống lại, Người đã thực hiện lời hứa ấy bằng việc hai lần chúc ban bình an cho các ông (x. Ga 20,19.21). +Người cho các ông xem tay và cạnh sườn: Chúa Giêsu cho môn đệ xem các dấu đinh bị đóng nơi hai bàn tay (x. Ga 19,23) và vết thương bị lưỡi đòng đâm thâu nơi cạnh sườn (x. Ga 19,34). Điều này chứng tỏ thân xác Chúa Phục Sinh cũng chính là thân xác đã từng trải qua cuộc khổ nạn trước đó.

– C 21-23: +Như Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em: Việc hiện ra và sai các môn đệ sau khi sống lại, cho thấy mầu nhiệm Phục Sinh là nền tảng của ơn gọi và sứ vụ loan Tin mừng của Hội thánh. Như Chúa Giêsu đã được Chúa Cha sai xuống trần gian, thì giờ đây, sau khi phục sinh được siêu tôn làm “Chúa” (x. Pl 2,11) và được trao toàn quyền trên trời dưới đất (x. Mt 28,18), Người lại sai các môn đệ ra đi để làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người (x. Mt 28,19), và trở thành chứng nhân của Người (x. Cv 1,8). +Người thở hơi vào các ông +và nói: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần: Xưa khi sáng tạo lòai người, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào hình nhân bằng đất sét, để trở thành một người sống động là ông A-dam (x. St 2,7). Thì nay, Chúa Phục Sinh cũng thổi Thần Khí để biến đổi các môn đệ nên con người mới, đầy ân sủng sự sống của Thánh Thần. Tuy nhiên ngay lúc này các ông chưa đón nhận được ơn Thánh Thần ban, vì còn thiếu đức tin. Vì thế Chúa Phục Sinh đã hiện ra nhiều lần và dùng nhiều cách để tăng cường đức tin cho các ông. Đến ngày lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần được Chúa Phục Sinh ban đã phát huy tác động trên các ông (x. Cv 2,1-4). +Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ: Đức Giêsu đã được Gioan Tẩy giả giới thiệu là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Sứ vụ của Người là tẩy xóa tội lỗi loài người bằng việc tha thứ cho những tội nhân thực lòng sám hối và đã đặt trọn niềm tin nơi Người (x. Lc 23,40-43). Giờ đây các môn đệ cũng được Người trao quyền tha tội với  quyền năng Thánh Thần.

4.CÂU HỎI:

1) Sau khi sống lại, tại sao Chúa Giêsu lại cho môn đệ xem tay và cạnh sườn ? 2) Người đã sai các ông đi rao giảng Tin mừng khi nào ? 3) Đức Giêsu đã làm gì để ban Thánh Thần cho các ông ? 4) Các ông chỉ thực sự được ơn Thánh Thần tác động lúc nào ? Tại sao ? 5) Chúa Phục Sinh đã ban quyền tha tội cầm buộc cho các ông qua câu nói nào?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ tội ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23).

2. CÂU CHUYỆN:

1) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG TRONG CUỘC ĐỜI MẸ TÊRÊSA CANQUÝTTA.

Trên một toa tàu chợ phát xuất từ thành phố Can-quýt-ta Ấn Độ, giữa đám hành khách nghèo khổ đang ngồi la liệt trên sàn tàu, có một phụ nữ tay cầm tràng hạt, mắt nhắm lại và miệng đang lẩm bẩm đọc kinh. Người phụ nữ đó không ai khác hơn là bà Têrêsa. Về sau người đời đã gọi bà bằng một cái tên thân thương: “Mẹ Têrêsa thành Can-quýt-ta”. Bà là người đã sáng lập dòng Thừa sai Bác ái, với sứ mệnh chuyên lo tìm kiếm những bệnh nhân nghèo khổ đang bị bỏ rơi và bị hấp hối trên các hè phố tại thành phố Can-quýt-ta. Họ thuộc giai cấp cùng đinh trong xã hội nước Ấn. Sứ vụ của chị em nữ tu này là mang những người đó về tu viện chăm sóc và giúp họ chết trong bình an. Về sau mẹ Têrêsa đã kể lại ơn gọi ấy như sau: “Khi nhìn thấy đám người nghèo khổ kia đang nằm ngồi ngổn ngang trên sàn tàu, đột nhiên có một sức mạnh đã đổ ập xuống trên tôi, làm cho tôi tự nhiên cảm thấy họ chính là những Chúa Giêsu đang bị bỏ rơi. Tôi sẽ phải làm gì để giúp đỡ họ đây?”. Sau đó bà đã quyết định lập một dòng nữ với sứ vụ chuyên lo phục vụ những người nghèo khổ này. Rồi bà bắt tay vào công việc đầu tiên là đi tìm mướn nhà để có nơi phục vụ họ, đang khi trong túi chỉ còn đúng ba đồng bạc Ấn! Nhưng nhờ ơn Chúa giúp mà ngày nay dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêsa Canquýtta đã lan đi khắp thế giới. Quả thực, Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và họat động nơi mọi thành phần dân Chúa trong Hội thánh.

2) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG TRONG MỘT CỘNG ĐOÀN GIÁO XỨ:

Tại một giáo xứ ở miền Sicilia, thuộc miền Nam nước Ý, có một tập tục khá ngộ nghĩnh và lý thú. Mỗi năm vào dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, sau bài Tin Mừng, cha xứ ra lệnh thả ra trong nhà thờ một con chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần. Khi con chim câu nầy đậu xuống trên vai hay đầu ai thì người ấy không được tránh né hoặc đuổi đi, vì đó là dấu chỉ được Chúa Thánh Thần tác động và phải quyết tâm thực hiện một công tác cụ thể, to hoặc nhỏ tùy theo khả năng, để chứng tỏ đã làm theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.

Lịch sử giáo xứ ấy có ghi lại một số sự kiện điển hình như sau:

– Một lần chim câu đã đậu xuống trên vai ông hiệu trưởng. Kết quả là ông đã quyết tâm thực hiện được một cuốn sách giáo khoa rất có giá trị dành cho học sinh.

– Lần khác, chim câu đáp xuống trên đầu một vị công tước trong vùng, khiến ông mở lòng xây dựng một hệ thống dẫn nước phục vụ công cộng gọi là “hệ thống dẫn nước Chúa Thánh Thần”.

– Có một linh mục trẻ được sai đến làm chính xứ thay thế cha xứ già về hưu. Dù không tán thành nhưng cũng chưa dứt khoát bỏ tập tục đã thành truyền thống kia. Vào dịp lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đầu tiên của ngài ở xứ mới, vị linh mục trẻ vẫn cho giữ thông lệ thả chim câu, nhưng ra lệnh mở hết tất cả các cửa chính và cửa sổ với hy vọng là chú chim câu sẽ bay ra ngoài để tung cánh vào bầu trời cao rộng. Trớ trêu thay, sau khi bay lượn vài vòng từ đầu này đến đầu kia của nhà thờ, chim câu đã đáp xuống vai phải của cha xứ mới trong tiếng vỗ tay vang dội của giáo dân. Phải hứa làm gì cụ thể bây giờ đây? Sau khi suy nghĩ, cha xứ mới đã tuyên bố sẽ đầu tư mọi khả năng và thời giờ của mình để phục vụ giáo xứ. Và sau đó ngài đã giữ đúng lời đã hứa.

3. THẢO LUẬN:

1) Phân biệt Thánh Thần và thiên thần giống và khác nhau thế nào ? 2) Ngày nay các tín hữu nhận được ơn Thánh Thần khi nào ? 3) Mỗi tín hữu chúng ta phải làm gì để được Thánh Thần tác động noi gương các Tông đồ trong lễ Ngũ Tuần ?

4. SUY NIỆM:

1) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG THẾ NÀO TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC GIÊSU ?:

Về việc đầu thai của Đức Giêsu, Hội thánh đã tuyên xưng đức tin như sau: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh” (x. Lc 1,35). Nghĩa là chính nhờ quyền năng Thánh Thần, Đức Maria đã thụ thai Hài Nhi Giêsu mà vẫn còn trinh khiết vẹn toàn. Rồi khi Đức Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin mừng, Người đã đến xin Gioan làm phép rửa bằng nước tại sông Giođan. Vừa chịu phép Rửa xong, Thánh Thần như chim bồ câu từ trời ngự xuống và lưu lại trên Người (x. Mt 3,16b). Sau đó, Thánh Thần đã hướng dẫn Người vào sa mạc ăn chay cầu nguyện 40 đêm ngày và chịu ma quỉ thử thách cám dỗ. Chính nhờ sức mạnh của Thánh Thần mà Đức Giêsu đã chiến thắng ba cơn cám dỗ của ma quỷ (x. Mt 4,1-10). Rồi trong quyền năng của Thánh Thần, Người đi rao giảng Tin mừng Nước Trời bắt đầu từ Galilê (x. Lc 4,14-15). Cũng nhờ Thánh Thần mà Người đã xua trừ ma quỷ (x. Mt 12,28) và chữa lành các bệnh họan tật nguyền trong dân (x. Mt 4,23). Khi được Thánh Thần tác động, Ngừơi đã hớn hở vui mừng thốt lên lời ngợi khen Chúa Cha (x. Lc 10,21). Rồi sau khi phục sinh và được đầy Thánh Thần, Người đã hiện ra chúc bình an (x. Ga 20,19), rồi sai các ông đi rao giảng Tin mừng (x. Ga 20,21), tiếp tục sứ vụ của Ngừơi (x. Mt 28,19-20). Người thổi hơi ban Thánh Thần để giúp các ông chu toàn sứ vụ ấy (x. Ga 20,22). Cuối cùng, Người còn ban cho các ông quyền tha tội hay cầm buộc tội người ta nữa (x. Ga 20,23).

2) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG THẾ NÀO TRONG HỘI THÁNH ? :

Thời Hội thánh sơ khai, Thánh Thần đã tác động biến đổi các Tông đồ (x. 1 Cr 12,4-11): Từ tình trạng nhút nhát sợ hãi trở nên can đảm công khai làm chứng cho Chúa Giêsu trước mặt đám đông (x. Cv 2,14-36); Từ tình trạng kém hiểu biết Lời Chúa, trở nên khôn ngoan, hiểu thấu mọi điều Chúa đã dạy trước đó (x. Ga 16,12-13); Từ tình trạng buồn chán thất vọng muốn thối lui, trở nên nhiệt thành yêu mến Chúa, tràn đầy niềm vui và hy vọng (x. Lc 24,32-35). Nhờ Thánh Thần mà các Tông đồ đã thâu nạp được nhiều người có lòng sám hối đến xin chịu phép Rửa nhân danh Đức Giêsu (x. Cv 2,41). Cũng nhờ ơn Thánh Thần mà cộng đoàn tín hữu đầu tiên luôn sống hiệp thông, siêng năng tham dự lễ Bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng. Nhờ đó số tín hữu gia nhập Hội thánh ngày một gia tăng (x. Cv 2,42-47).

Ngày nay Chúa Thánh Thần tiếp tục giúp Hội thánh chu toàn sứ vụ cứu độ của Chúa Giêsu. Đặc biệt Thánh thần soi sáng cho các vị chủ chăn để có khả năng chu toàn ba sứ vụ do Đức Giêsu trao: Một là sứ vụ Ngôn sứ để công bố Tin mừng Nước Trời. Hai là sứ vụ Tư tế để thánh hóa các tín hữu bằng các phép bí tích do Chúa Giêsu thiết lập. Ba là sứ vụ Vương đế để chăn dắt và phục vụ đòan chiên Hội thánh. Do đó, khi Đức Giáo hòang triệu tập Công Đồng mà công bố điều gì về đức tin và luân lý thì sẽ được ơn bất khả ngộ không thể sai lầm, vì ngài luôn được Thánh Thần soi sáng, như Công đồng Giêrusalem vào năm 49 đã ra quyết nghị với câu mở đầu khẳng định như sau: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định” (Cv 15,28).

3) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG THẾ NÀO NƠI CÁC TÍN HỮU HÔM NAY ? :

Khi lãnh nhận phép Rửa Tội, và nhất là khi chịu phép Thêm Sức, Chúa Thánh Thần sẽ tác động nơi các tín hữu như sau.

+ Thánh Thần ban 7 ơn để soi sáng, hướng dẫn và giúp các tín hữu nên tốt lành thánh thiện giống như Chúa Giêsu. Thánh Phaolô đã kể ra bảy ơn Thánh Thần ban như sau : khôn ngoan, hiểu biết, thông minh, biết lo liệu, sức mạnh, đạo đức và kính sợ Thiên Chúa (x. 1 Cr 12,8-11).

+ Thánh Thần sẽ ban sự sống của Thiên Chúa, biến các tín hữu nên trưởng thành về đức tin, thể hiện qua việc kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu và can đảm làm chứng cho Người (x Ga 6,63). Thực vậy, nhờ ơn Thánh Thần, các tín hữu chúng ta sẽ có thể hiểu biết đầy đủ về đức tin và thực hành theo lời Chúa Giêsu day, như Người đã hứa với các môn đệ: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,25).

+ Thánh Thần sẽ cho các tín hữu chúng ta tham phần vào ba sứ vụ cứu độ của Chúa Giêsu là ngôn sứ, tư tế và vương đế để rao giảng Tin Mừng, thánh hóa và phục vụ dân Chúa. Chúng ta sẽ được tham phần vào sứ vụ làm chứng cho Chúa Kitô bằng lời nói việc làm và bằng lối sống bác ái quên mình, quảng đại chia sẻ cụ thể và khiêm nhường phục vụ tha nhân vô vụ lợi… nhờ những việc lành đó, anh em lương dân sẽ dễ dàng nhận biết, tin thờ Thiên Chúa như lời Đức Giêsu đã dạy: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).

4) CẦN PHẢI CỘNG TÁC VỚI ƠN THÁNH THẦN:

Sở dĩ nhiều tín hữu tuy đã chịu phép rửa tội và thêm sức, nhưng vẫn sống theo tính xác thịt là do họ mới chỉ chịu phép rửa bằng nước mà chưa được ơn tái sinh bời Thánh Thần. Điều chúng ta cần phải làm là tránh xúc phạn đến Thánh Thần và biết mở lòng để Ngài tác động thánh hóa:

+ Tránh tội xúc phạm đến Thánh Thần: Cần tránh thói kiêu ngạo cứng lòng tin như các kinh sư Do thái xưa (x Mc 3,30). Đó cũng là tội của ma quỷ muốn chống lại ơn cứu độ của Thiên Chúa như lời Đức Giêsu đã quở trách dân Do thái như sau: “Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân này đã ra chai đá, họ đã bịt tai nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe được, và lòng chúng hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa chúng cho lành” (Mt 13,14-15; Is 6,9-10). Do cố tình từ chối ơn cứu độ của Thiên Chúa ban qua Chúa Giêsu, nên họ đã xúc phạm đến Thánh Thần và sẽ không bao giờ được tha (x Mc 3,29).

+ Các hành động thuộc về xác thịt đối nghịch Thánh Thần và hoa trái của Thần Khí: Ngày nay khi chịu phép rửa tội, các tín hữu đã nhận được sự sống của Chúa Giêsu. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn bị tội lỗi ngăn cản chúng ta đón nhận ơn Thánh Thần do các dục vọng, đam mê xác thịt, tham vọng cá nhân, tinh thần thế tục… Chúng giống như những con vi trùng len lỏi vào linh hồn làm mất dần sự sống thần linh trong chúng ta. Khi ấy, linh hồn chúng ta trở nên suy nhược, không còn sức chống trả các cơn cám dỗ của ma quỷ, không còn tha thiết làm các việc tốt lành. Thánh Phaolô đã liệt kê 14 hành động xấu làm băng hoại con người chúng ta như sau: “Dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ say sưa” (Gl 5,19-21). Mỗi người chúng ta cần phải xin ơn Thánh Thần, giúp chúng ta loại bỏ lối sống tội lỗi theo xác thịt, lối suy nghĩ ích kỷ tự mãn thuộc về thế gian, để có thể sống hy sinh quên mình, nhiệt thành dấn thân phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Thánh Phaolô đã gọi những điều này là “hoa trái của Thần Khí” và được liệt kê như sau: “Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Gl 5,22-23).

+ Mở lòng đón nhận ơn Thánh Thần: không ai có thể nắm bắt được Thần Khí, cũng không ai có thể mua chuộc được Thánh Thần. Tin Mừng Gioan viết “Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu tới và thổi đi đâu” (Ga 3,8). Muốn nhận được ơn Thánh Thần, mỗi tín hữu chúng ta cần noi gương các Tông đồ khi xưa: tĩnh tâm cầu nguyện kết hiệp với Đức Maria như sau: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu” (Cv 1,14). Mỗi ngày hãy năng cầu xin Thánh Thần mau ngự đến thánh hóa chúng ta như sau: “Lạy Chúa Thánh Thần. Xin hãy ngự đến canh tân lòng trí chúng con”.

+ Xin được ơn đổi mới trong Chúa Thánh Thần: Từ khi đón nhận được Chúa Thánh Thần trong lễ Ngũ Tuần, các tông đồ đã được ơn đổi mới: Trước đó các ông còn nhút nhát sợ hãi, thì nay đã nên mạnh dạn hăng hái. Trước kia các ông ít học, u mê vì không hiểu rõ Lời Chúa dạy, thì nay các ông đã được hiểu rõ ý nghĩa của Lời Chúa và nhiệt tình loan báo Tin Mừng cho tha nhân thuộc mọi thành phần, dân tộc với ngôn ngữ khác biệt… đang tề tựu tại Thủ đô Giêrusalem. Trước kia lòng các ông còn chứa đầy thói ích kỷ tự ái cao, “tham lam, sân giận, mê si”, hay tranh giành địa vị cao thấp… thì nay các ông chỉ nghĩ đến việc rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, sẵn sàng hy sinh cả mạng sống để làm chứng cho Chúa “tại Giêrusalem, trong toàn cõi Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất”. Chính nhờ ơn Thánh Thần mà các ông đã được đổi mới để chỉ sống vì Chúa và cho Chúa mà thôi. Mỗi người chúng ta cũng hãy xin Chúa Thánh Thần đến canh tân lòng trí chúng ta, để giúp chúng ta nên chứng nhân của Người, chu toàn được sứ vụ mà Người đã trao cho Hội thánh trước khi lên trời: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,19-20).

5. NGUYỆN CẦU:

– LẠY CHÚA GIÊSU. Nhiều khi chúng con cảm thấy Thánh Thần xa lạ, đang khi Ngài thật là Bạn, là Thầy của chúng con. Ngài luôn ở bên và ở trong chúng con. Ngài cần cho đức tin của chúng con, giống như hơi thở cần cho sự sống. Chúng con chỉ có thể gọi Thiên Chúa: “Áp-ba! Ba ơi!” nhờ Thánh Thần, Đấng làm cho chúng con trở nên nghĩa tử (x. Rm 8,15). Chúng con chỉ có thể gọi Đức Giêsu là “Chúa” khi chúng con ở trong Thánh Thần (x. 1 Cr 12,3). Chính nhờ có Thánh Thần hướng dẫn, chúng con mới dám cầu nguyện và mới cảm nghiệm được sự ngọt ngào của Lời Chúa. Cũng chính nhờ Thánh Thần mà Hội thánh không ngừng canh tân đổi mới.

– LẠY CHÚA GIÊSU PHỤC SINH. Xin ban Thánh Thần như cơn gió mạnh, thổi đi mọi nỗi lo âu sợ hãi cùng những rụt rè khép kín trong tâm hồn chúng con. Xin thắp sáng ngọn lửa tin yêu của Thánh Thần trong lòng chúng con, để chúng con có thể chu toàn sứ vụ được sai đi, với một trái tim bừng cháy lửa mến yêu. Xin ban cho chúng con sự sống của Thánh Thần để chúng con luôn mến Chúa và yêu tha nhân. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ trở thành khí cụ bình an của Chúa và tích cực góp phần vào sứ vụ loan báo Tin mừng cứu độ của Hội Thánh.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA. – Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH- HHTM

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 

n

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống C

Video Player
 
00:00
 
20:53
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - ĐI LỄ ĐỂ LÀM GÌ?

  •  
    phung phung
     

     

     NGƯỜI CÔNG GIÁO ĐI LỄ ĐỂ LÀM GÌ?

     

    1. Đi Lễ là để gặp gỡ Chúa, gặp gỡ bản thân mình và gặp gỡ nhau. 

    2. Đi Lễ là để nghỉ ngơi thư giãn phần xác và nuôi dưỡng chămsóc phần hồn. 

    3. Đi Lễ là để lắng nghe lời Chúa dạy cho cuộc sống ta bớt nhàm chán và sai lầm, thêm lạc quan và có ý nghĩa. 

    4. Đi Lễ là để cúi xin Chúa sáng soi cho ta được biết việc phải làm. 

    5. Đi Lễ là để được rước Mình Máu Thánh Chúa để Chúa làm chủ tâm hồn và cuộc đời. 

    6. Đi Lễ là để được tưởng niệm Cuộc khổ nạn bi thảm của Chúa và chiêm ngắm sự Phục sinh huy hoàng của Người. 

    7. Đi Lễ là để được loan truyền việc Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến. 

    8. Đi Lễ là để được Chúa chở che, chúc lành và tuôn đổ muôn ơn phúc. 

    9. Đi Lễ là để được Chúa ban cho sức mạnh thiêng liêng để vượt qua khó khăn, cám dỗ, thử thách và đau khổ. 

    10. Đi Lễ là để được Chúa ban cho niềm vui, bình an, khôn ngoan và hi vọng. 

    11. Đi Lễ là để được Chúa dạy ta biết sống cho đi, yêu thương và tha thứ, yêu như Chúa đã yêu, cho như Chúa đã cho và tha như Chúa đã tha. 

    12. Đi Lễ là để được Chúa tha thứ mọi lỗi lầm thiếu sót, vì ai yêu mến Chúa nhiều, thì sẽ được Chúa thứ tha nhiều. (x Lc 7, 47) 

    13. Đi Lễ là để cầu cho ông bà tổ tiên, người thân, bạn hữu được rỗi Linh hồn. 

    Ta nên biết:  

    1. Thánh Lễ là trung tâm điểm và cao điểm nhất của đời sống Đạo. 

    2. Chính Thánh Bênađô đã nói: Người ta được nhiều công phúc khi dự Lễ sốt sắng, hơn khi người ta bố thí tất cả của cải mình có cho người nghèo, và hơn đi hành hương trên khắp thế giới. 

    3. Rồi Thánh Anselmo cũng nói: Dâng 1 Thánh Lễ sốt sắng khi còn sống, ơn ích hơn cả ngàn Thánh Lễ khi đã qua đời. 

    4. Người Công Giáo khôn ngoan là người biết say mê thánh lễ. 

    5. Người Công Giáo khôn ngoan là người không bỏ lễ chúa nhật. 

    6. Người Công Giáo khôn ngoan là người luôn dự lễ sốt sắng 

    7. Đi lễ là đi cho mình. ai đi lễ người ấy được ơn. 

    Chính Thánh Augustino đã khuyên:

     1. Hãy chăm sóc tốt thể xác nếu bạn muốn sống lâu. Nhưng hãy chăm sóc tốt linh hồn, vì có thể bạn sẽ chết vào ngày mai. 

    2. Hãy chăm sóc Linh hồn tốt hơn thể xác, vì thể xác thì sẽ hư nát, còn linh hồn thì mãi bất tử. 

    3. Hãy đi Lễ ngay, vì rất có thể ngày mai bạn không còn cơ hội đi Lễ đâu. Cuộc đời ai biết đâu ngày mai? 

    4. Nhưng hãy ghi khắc trong tim là phải luôn đi Lễ cách thành tâm, tập trung, cung kính, khao khát, khiêm nhường, yêu thương và sốt sắng thì mới có hiệu quả. 

    5. Không có gì đẹp lòng Chúa cho bằng Thánh Lễ Misa, nếu ta tham dự một cách thành tâm và sốt sắng. 

    Chúc cả nhà cuối tuần tràn đầy ân sủng và bình an🙏

    From: Hưng Lan (Nhóm cầu nguyện Lòng TX Chúa NLNT)

     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - 10 ĐIỀU TRẺ EM CẦN BIẾT

  •  
    Chi Tran

     
    10 Điều Trẻ Em Công Giáo Cần Biết
    Dạy trẻ cầu nguyện có thể là việc khó. Tốt nhất là bắt đầu với những kinh phổ biến để trẻ có thể dễ nhớ. Trẻ sắp rước lễ lần đầu nên nhớ các kinh dưới đây, còn lời nguyện trước bữa ăn và kinh Thiên thần Bản mệnh là những kinh nguyện mà các trẻ còn rất nhỏ cũng có thể đọc hàng ngày.
    children-and-jesus.jpg
    1. Dấu Thánh Giá. Dấu Thánh giá là lời nguyện cơ bản nhất của Công giáo, mặc dù chúng ta không thường nghĩ vậy. Chúng ta nên dạy con cái làm dấu với lòng tôn kính trước và sau mỗi kinh nguyện. Vấn đề phổ biến nhất là trẻ tập làm dấu Thánh giá bằng tay trái thay vì tay phải, vấn đề phổ biến thứ hai là vai phải trước vai trái.
    2. Kinh Lạy Cha. Chúng ta nên đọc kinh Lạy Cha hàng ngày với con cái. Đó là lời nguyện tốt lành khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Hãy chú ý cách phát âm từng chữ của trẻ; có nhiều khi hiểu sai và phát âm sai.
    3. Kinh Kính Mừng. Trẻ thường hướng về Đức Mẹ, và việc học kinh Kính Mừng sớm khiến chúng dễ nuôi dưỡng lòng sùng kính Đức Mẹ và dần dần cho chúng học các kinh về Đức Mẹ dài hơn, chẳng hạn lần chuỗi Mân Côi. Một cách hay để dạy trẻ kinh Kính Mừng là bạn đọc phần một (Kính mừng Maria… Và Giêsu, Con lòng Bà gồm phúc lạ), rồi để trẻ đọc phần hai (Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời…).
    4. Kinh Sáng danh. Kinh Sáng danh là kinh rất đơn giản mà trẻ em nào cũng có thể nhớ như làm dấu Thánh giá. Nếu trẻ khó nhớ dùng tay nào để làm dấu (hoặc vai nào trước, vai nào sau), bạn có thể vừa làm dấu vừa đọc kinh Sáng danh, như Công giáo theo Nghi thức Đông phương và Chính thống giáo áp dụng.
    5. Kinh Tin. Kinh Tin, kinh Cậy, kinh Mến là những kinh nguyện buổi sáng phổ biến. Nếu bạn giúp con cái nhớ các kinh này, chúng sẽ luôn có cách cầu nguyện mỗi sáng nếu chúng không có thời gian đọc những kinh dài hơn.
    6. Kinh Cậy. Kinh Cậy là kinh nguyện rất tốt cho trẻ đến tuổi đi học. Hãy khuyến khích trẻ học thuộc để chúng có thể cầu nguyện trước khi làm bài kiểm tra. Không có cách thay thế cho việc học hành, đó là cách tốt cho học sinh nhận biết chúng không thể dựa vào sức riêng mình.
    7. Kinh Mến. Tuổi thơ là thời gian đầy những cảm xúc sâu sắc, trẻ thường chịu đựng và hiểu những điều thực tế cùng bạn bè và bạn học. Mục đích ban đầu của kinh Mến là bày tỏ tình yêu mình dành cho Thiên Chúa, kinh nguyện này hàng ngày nhắc nhớ trẻ cố gắng tập tha thứ và yêu thương tha nhân.
    8. Kinh Ăn Năn Tội. Kinh Ăn năn tội là kinh nguyện chính đối với Bí tích Hòa giải, nhưng chúng ta cũng nên khuyến khích trẻ đọc kinh này mỗi tối trước khi ngủ. Những trẻ mới xưng tội lần đầu cũng nên xét mình nhanh trước khi đọc kinh Ăn năn tội.
    9. Lời nguyện trước bữa ăn. Truyền động thái cho con cái có thể rất khó khi xung quanh chúng có nhiều thứ đến mức thừa mứa (overabundance). Lời nguyện trước bữa ăn là cách tốt để nhắc nhở chúng (và cả chính chúng ta!) rằng mọi thứ chúng ta có đều do Thiên Chúa ban. Hãy tạo thói quen cầu nguyện trước bữa ăn để giáo dục lòng biết ơn và cầu nguyện cho những người đã qua đời.
    10. Kinh Thiên thần Bản mệnh. Với lòng sùng kính Đức Mẹ, trẻ có thiên hướng về niềm tin vào Thiên thần Bản mệnh. Giáo dục niềm tin đó ngay từ khi chúng còn nhỏ sẽ giúp trẻ khỏi nghi ngờ về sau. Khi trẻ lớn hơn, hãy khuyến khích chúng supplement kinh Thiên thần Bản mệnh bằng lời cầu riêng tư hơn đối với Thiên thần Bản mệnh.
    TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Catholicism.about.com)
     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - GIỚI TRẺ KHÔN NGOAN VÀ THA THỨ

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     


     

    GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO

    Bài 48: KHÔN NGOAN THÌ THA THỨ

     

    Hỏi: Con thấy đạo Công Giáo luôn dạy người ta yêu thương tha thứ, kể cả với kẻ thù. Nhiều người bạn của con cho rằng ý tưởng đó là cao vời, bất công. Vậy tha thứ có tầm quan trọng như thế nào và làm thế nào để có thể tha thứ?

    Trả lời:

     

    Không có tương quan nào lại không phảng phất “mùi vị” của phiêu lưu, của căng thẳng và của đổ vỡ. Ra khỏi mình để bước vào tương quan với người khác, và mở rộng cánh cửa đời mình cho người khác bước vào căn nhà của mình, là sẵn sàng đi vào một cuộc phiêu lưu, là ý thức và chấp nhận mình có thể bị tổn thương, bị đau đớn. Nhưng nếu chỉ ý thức và chấp nhận những hậu quả tiêu cực xảy ra, thì chưa đủ. Thêm vào đó, cũng cần ý thức để tìm cách chữa lành những vết thương, xoa dịu những khổ đau và xây dựng lại mối tương quan trong hòa bình và tình yêu. Cụ thể hơn, bước đầu tiên cần có là cần phải cảm thông và tha thứ. Tuy nhiên, tại sao lại phải tha thứ và làm thế nào để có thể tha thứ?

     

    Tha thứ là yêu thương và quý trọng chính mình

    Văn hào Nga Leon Tonstoi có kể câu chuyện ngắn ngủi như sau:

    Một người hành khất đến trước cửa nhà một người giàu có để xin bố thí. Nhưng mặc cho người khốn khổ van nài, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Đến một lúc không chịu được những lời van xin đó, thay vì bố thí, người giàu có đã lấy viên đá nằm ven đường ném vào người hành khất. Con người khốn khổ ấy lặng lẽ nhặt hòn đá cho vào bị, rồi thì thầm trong miệng: “Ta mang viên đá này cho đến ngày nhà ngươi sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi.”

     

    Năm tháng trôi qua, lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì lừa dối, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó người hành khất cũng chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu có vào ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng. Ông đi theo đoàn người áp tải tay không rời hòn đá mà người giàu có đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sạch mối nhục hằng đeo đẳng bên ông.

     

    Nhưng cuối cùng nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người ăn xin nhẹ nhàng cất hòn đá vào trong túi của mình rồi tự nhủ: “Tại sao tôi lại mang hòn đá bên mình trong bao nhiêu năm qua. Con người này giờ đây cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta”. Sau đó thì anh ta tha thứ cho kẻ thù. Đúng thật, ai khôn thì luôn tha, ai khôn thì mau chóng quên đi lỗi lầm của người khác.

     

    Hòn đá của hận thù cần được để xuống, nỗi đau cuộc sống cần được giải thoát khỏi cái vòng quỷ quyệt gây ra đau khổ. Hận thù được tháo cởi, con người tìm lại được sự thảnh thơi, an bình và nét đẹp trong tâm hồn. Nhưng không chỉ tìm lại nét đẹp bên trong, mà khi tha thứ còn tìm được nét đẹp bên ngoài được diễn tả qua thân xác nữa. Có vài lần bắt gặp những đôi mắt hận thù rực lửa trên khuôn mặt của người sống trong hận thù, chỉ muốn trốn xa họ, vì khi ôm ấp hận thù trong lòng, họ đánh mất đi nét đẹp của đôi mắt và khuôn mặt, dù cho họ có make up biết bao lớp phấn đi nữa. Và từ họ không còn toả ra niềm vui thanh thoát trong sáng nữa, mà một sự trì nặng của tức giận và thù hận đang kéo ghì họ xuống. Người ôm ấp hận thù đang đánh mất vẻ đẹp và niềm vui sống.

     

    Nếu chúng ta cứ “cứng đầu” ôm ấp nỗi đau và nỗi hận trong lòng thì cũng chẳng giải quyết được gì tốt đẹp cả. Walter Kasper đã đặt lại vấn nạn chúng ta sẽ đi về đâu, khi chúng ta không nhân từ và không tha thứ, nếu chúng ta trả thù kẻ gây ra những bất hạnh cho chúng ta, bằng hành động xấu xa của chúng ta – Mắt đền mắt, răng đền răng. Với Kasper, khi nhìn những kinh nghiệm thật đau thương và ghê gớm của những hành động trả thù trong thế kỷ thứ 20, thì giới răn yêu thương cần được cập nhất hoá trở lại, và lòng thương xót nhân từ và tha thứ cần được mọi người nhắc đến như là những hành động khôn ngoan nhất. Chỉ có những ai vượt trên những nấm mồ cũ kỹ, và sẵn sàng đưa tay để bắt tay người khác, để xin được thứ tha, cũng như để sẵn sàng tha thứ, thì những xung đột gây ra nhiều đau thương và làm cho bao dòng máu phải chảy được đặt lại trên bàn để đi tìm hướng giải quyết.

     

    Nói như thế, không phải là chúng ta sẽ giấu nhẹm hay quên khuấy những bất công, những hành động bất nhân. Thật vậy, chúng ta không được phép cất chúng vào trong những ngăn tủ bàn. Chúng ta cần phải thành thật với nhau, đặt những hành động bất nhân và bất công trên bàn, và chúng ta cần phải thú nhận tội lỗi mà chúng ta gây ra với tất cả sự hối lỗi xin thứ tha, cũng như chúng ta mở rộng lòng khoan nhân để tha thứ, để cùng hướng tới một tương lai mới hơn và tốt hơn. Có như thế, thì tinh thần tha thứ sẽ đến, tinh thần này sẽ tẩy trừ nọc độc của thù hận, và làm cho tương quan của chúng ta không còn vướng mắc hai từ ngữ “kẻ thù”. Như vậy, một sự khởi đầu mới sẽ lên đường, và một tương lai mới của chúng ta sẽ tìm thấy lối đi. Trong tinh thần này, thì giới răn yêu thương kẻ thù không còn là một thứ của credo quia absurdum est – một kiểu hành động vô lý, mà là một kiểu của credo quia rationabile est, nghĩa là giới răn yêu thương kẻ thù là một kiểu hành động của lý trí đầy khôn ngoan.

     

    Cũng thế, hận thù như là cỏ dại trong cánh đồng đời mình, nên nếu chúng ta cứ nuôi hận thù, thì cỏ dại có thể lan tràn và theo thời gian sẽ tràn ngập cánh đồng, lấy màu mỡ của đất và lấn át những cây lúa tốt tươi. Vì vậy, nếu còn yêu thương mình và quý trọng cuộc sống của mình, thì chúng ta cần phải thoát ra nỗi khổ đau của hận thù, cần phải nhổ cỏ dại ra khỏi cánh đồng tâm hồn mình và tha thứ thật sự.

     

    Nhớ đến ngày lìa đời và khôn ngoan chấm dứt hận thù

    Trong sách Huấn Ca viết:

    “Hãy nhớ đến ngày tận số
    mà chấm dứt hận thù,
    nhớ mình sẽ phải hao mòn và phải chết
    mà trung thành giữ các điều răn” 
    (Hc 28,6).

     

    Một số lần đồng hành với những người đau yếu nặng trên giường bệnh, tôi nhận ra một điều rất đẹp, đặc biệt và khôn ngoan. Người bệnh nặng, trước khi vào cơn hấp hối, luôn khôn ngoan mở lời xin lỗi mọi người trong gia đình, xin lỗi vợ, xin lỗi chồng, xin lỗi con cái, xin lỗi tất cả và xin mọi người trong gia đình và họ hàng cùng bạn bè thân quen tha thứ cho mình. Có lần, một người có mặt đáp lời: “Cháu cũng xin lỗi và cũng xin Cô tha thứ cho cháu về những lời nói, cử chỉ, hành động làm mất lòng Cô”. Hận thù gì nữa, khi chuẩn bị bước vào cõi chết. Thật vậy, cần bước vào cõi chết với đôi mắt thanh thoát từ từ nhắm lại trong an bình, như là bước vào giấc ngủ say của cõi ngàn thu, mà không có hận thù và căng thẳng nào đeo bám. Đó là sự khôn ngoan của đời người.

     

    Tha thứ không chỉ là hành động khôn ngoan, mà còn là một hành động yêu thương bản thân và yêu thương người khác với một tấm lòng bao la, sẵn sàng ban tặng cơ hội cho người mắc lỗi, để họ có thể sửa đổi lại những gì không hay trong quá khứ mà chính họ đã gây ra, để nhờ đó tương lai đời họ được đẹp hơn.

     

    Tha thứ cho người khác là cho họ một tương lai

    “Tha thứ cho người có lỗi với chúng ta, nghĩa là hoàn toàn bỏ qua những chuyện quá khứ. Chấp nhận rằng tương lai vẫn còn trong sáng và chưa bị vẩn đục” (Simon Weil). Ý tưởng của Simon Weil thật mạnh mẽ và rõ ràng. Còn trong thực tế, tương lai thường bị những lỗi lầm “ám ảnh”, đến nỗi khó có thể xây dựng một tương lai cho đẹp. Vì vậy, con người sẽ trao tặng cho nhau “món quà tương lai”, khi con người yêu thương và tha thứ cho nhau.

     

    Qua tha thứ, người ta không để cho sức mạnh tiêu cực của quá khứ ảnh hưởng trên hiện tại và trên tương lai nữa, cả tương lai của người tha thứ lẫn tương lai của người được thứ tha. Ở đây, nếu nhắc đến người được tha, chúng ta lại trở về với dụ ngôn người cha nhân hậu trong Luca. Người con đi hoang được Cha yêu thương, tha thứ và đón nhận trở về cách rộng lượng vô cùng. Cách hành xử của Cha vượt trên tất cả những thành kiến và khổ đau, để vẫn giữ được một cái nhìn thật thanh cao của tình yêu tràn đầy sự cảm thông và tha thứ. Cái nhìn thanh cao này không chỉ trao lại cho người con hoang chiếc nhẫn diễn tả vị thế làm con, mà cái nhìn này còn mở ra cho người con, đã mất nay tìm thấy, đã chết nay sống lại, một chân trời mới, một tương lai với những viễn tượng mới đầy tràn tình yêu thương. Hơn nữa, qua sự tha thứ của người Cha tốt lành khôn ngoan dành cho con mình, bầu khí của gia đình và cộng đoàn cũng tìm lại sức sống mới.

     

    Tha thứ đem lại sức sống mới cho gia đình và cho cộng đoàn

    Tại bàn tiệc của lòng nhân hậu và tha thứ, người con hoang đàng trong Tin Mừng tìm lại vị trí “Cậu” trong gia đình. Niềm vui của “Cậu” chắc là lớn lắm. Niềm vui đó được hòa chung với niềm vui của nhiều người trong nhà. Niềm vui đó cũng chính là sức sống mới mà gia đình và cộng đoàn của “Cậu” nhận được qua sự tha thứ, để mọi người bắt đầu xây dựng lại bầu khí yêu thương.

     

    Trở về với Đức Kitô chúng ta thấy, sau khi tỏ lòng nhân từ và tha thứ cho Gia–kêu, cho Lê–vi, Ngài đã đến gia đình của họ để chia sẻ bàn tiệc với họ, nghĩa là qua sự tha thứ cho một thành viên, Đức Kitô cũng muốn đem lại một làn gió mát cho gia đình và cộng đoàn của họ. Nói cách khác, sự tha thứ không chỉ quan trọng đối với đời sống cá nhân, mà cộng đoàn cũng nhận được những ảnh hưởng rất tích cực từ sự tha thứ cho mỗi thành viên trong gia đình và trong cộng đoàn. Nếu tội lỗi làm đổ vỡ cộng đoàn, thì sự tha thứ nối kết và xây dựng lại cộng đoàn. Vâng, “nếu cộng đoàn là nơi tội lỗi hiện diện, thì chúng ta phải mạnh dạn xin mọi người tha thứ cho chúng ta, và chúng ta cũng cần tha thứ cho mọi người”.

     

    Trong bài giảng trên núi, Chúa Giê–su đã dạy rằng: “Vậy, khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5, 23–24). Sự chia cách và khuynh hướng tạo nên những căng thẳng không được phép “có mặt” trong đời sống cộng đoàn và giữa anh chị em với nhau. Nếu không, thì mọi người trong cộng đoàn sẽ không xứng đáng dâng lễ để thờ lạy Thiên Chúa. Nói khác đi, sự bất hòa của anh chị em với nhau làm rách mối tương quan giữa họ với Thiên Chúa. Lễ tế dâng lên Thiên Chúa của cộng đoàn cần được phát xuất từ những con tim hiệp nhất, yêu thương và sẵn sàng tha thứ cho nhau.

     

    Thật vậy, chúng ta không thể đi vào cộng đoàn để cầu nguyện, để dâng của lễ lên Chúa, cũng như để sống tinh thần hiệp thông yêu thương, nếu lòng chúng ta nặng trĩu những nỗi đau, những nỗi hận đang trì kéo chúng ta xuống những hố sâu đen đủi. Cộng đoàn của Tin Mừng được thành lập trên tinh thần tha thứ. Cộng đoàn đó chỉ hiện hiện ở nơi mà tất cả các anh chị em, nghĩa là từng cá nhân một trong cộng đoàn có được một chỗ để hiện diện, được góp mặt vào trong một tập thể chung, vượt trên sự khác biệt về tính tình, và bất chấp mặt ưu và mặt khuyết của họ. Trong cộng đoàn đó, anh chị em chấp nhận mỗi người như họ là, chấp nhận tất cả những lỗi lầm và tội lỗi họ gây ra.

     

    Tha thứ thuộc về cuộc sống thường ngày của người Công Giáo

    Là người Công Giáo, chúng ta từ thuở nhỏ ai cũng thuộc làu làu Kinh Lạy Cha. Trong đó có lời cầu nguyện: xin tha thứ cho chúng con, như chúng con tha thứ cho những người có lỗi với chúng con. Lời cầu nguyện này thật đặc biệt, vì nó đưa chúng ta đi vào thực tế đời sống hằng ngày, với biết bao đụng chạm, với biết bao bực dọc, cũng như không thiếu tức tối, ghen ghét và hận thù. Có những người đã chia sẻ rằng, càng đọc lời kinh này, thì càng nhức nhối, vì thật là khó để tha thứ, đặc biệt tha thứ cho những người đã gây ra biết bao đau khổ cho cuộc đời mình. Đó là một thực tế không ai chối cãi được. Thực tế đó cũng chỉ ra giới hạn của con người chúng ta, vì vậy chúng ta cần có ơn Chúa ban, cần được Thánh Thần Chúa hướng dẫn, hoán chuyển mọi nỗi hận thù tức giận trong lòng, để từng bước mặc lấy chính tinh thần của Đức Ki–tô, sống tha thứ thật sự cho kẻ thù.

     

    Cùng cộng tác với ơn Chúa ban, chúng ta liên lỷ tập sống tha thứ, dù khó đến mấy. Đúng vậy, khó thì mới tập, mà càng khó thì càng phải nỗ lực tập mỗi ngày. Một tâm tình có thể giúp chúng ta tập sống tinh thần tha thứ, là chúng ta nên nhớ lại sự tha thứ của Chúa dành cho chúng ta như thế nào. Biết bao lần lầm lỡ, biết bao tội lỗi chúng ta gây ra, làm thương tổn người khác, làm thương tổn đến chính bản thân mình, và xúc phạm đến Chúa, nhưng Chúa đều tha thứ tất cả. Chúa yêu thương chúng ta đến nỗi, Ngài đã nói lời xin vâng của tình yêu đối với mỗi người chúng ta, thì lời xin vâng đó có giá trị đời đời. Sự tha thứ của Chúa luôn “có chỗ” trong cuộc đời của chúng ta.

     

    Nhưng trong tha thứ có giới hạn về thời gian và không gian không? Có lần Chúa Giêsu đòi phải tha thứ đến bảy mươi lần bảy (Mt 18,21–22). Đức hồng Y Martini đã làm một con tính, lấy 1440 phút của mỗi ngày để chia với 490 lần là kết quả của 70 lần 7, thì trong một ngày, cứ gần 3 phút cần phải tha thứ một lần. Như thế tha thứ cho nhau là thái độ thường xuyên và cần thiết cho cuộc sống thường ngày. Còn đối với Bonhoeffer, một thần học gia và mục sư bị phát xít Đức giết vào thế chiến thứ hai, thì tha thứ không cần con số. Đừng đếm bao nhiêu lần cần phải tha thứ. Tha thứ không “quen” số lượng và không biết đến “chấm hết”. Tha thứ là thái độ sống hằng ngày và không ngừng nghỉ.

     

    Có một phương cách khác giúp tập tha thứ mỗi ngày, là chúng ta nên dành vài phút ngắn ngủi vào đêm khuya để nhìn lại ngày sống, trước khi đặt mình lên giường nghỉ. Trong cầu nguyện chúng ta xin Chúa Thánh Thần trở thành “nhà tư vấn”, để xin Ngài giúp chúng ta nhận ra những cảm xúc giận hờn, bực tức và hận thù trong ngày chúng ta có. Chúng ta tự hỏi: Cảm xúc tiêu cực đó đến từ đâu vậy? Chúng ảnh hưởng trên tôi trong ngày sống như thế nào và chúng dẫn tôi đến đâu? Sau đó, trong âm thầm và khiêm tốn xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta biết dâng lên Chúa những cảm xúc tiêu cực đó, và nếu có ai đó trong ngày đã làm cho chúng ta giận hờn, tức tối và hận thù, thì xin Chúa dạy chúng ta biết cảm thông mở lòng tha thứ cho họ. Cuối cùng, chúng ta dâng lời cầu nguyện cho người đã làm mất lòng chúng ta.

     

    Chắc chắn khi nhìn lại như vậy xong, thì Chúa sẽ vui lòng và ban lại cho chúng ta bình an và sự thảnh thơi, để lên giường ngủ thật ngon. Nếu mỗi ngày được Chúa Thánh Thần tư vấn và hướng dẫn, và khôn ngoan bước theo đường Ngài chỉ dẫn, thì niềm vui sống luôn hiện diện trên hành trình cuộc đời.

     

    Lời kết

    Khôn ngoan thì tha thứ. Tinh thần tha thứ đóng một vai trò quan trọng và nền tảng trong đời sống làm người, làm Ki–tô hữu.

     

    Ý thức tinh thần tha thứ thật khó đối với phận người, nên chúng ta cùng chạy đến với Chúa. Xin mời bạn cùng bắt đầu tập sống tha thứ với lời cầu nguyện sau đây:

     

    Lạy Chúa Giê–su, cùng với Chúa, con xin tha thứ cho kẻ thù của con.
    Như Chúa, con xin cầu nguyện cho họ và xin Chúa đoái nhìn đến họ,
    để họ cũng được Chúa yêu thương, như Chúa yêu thương con,
    và cuối cuộc đời, Chúa cũng đón nhận cả kẻ thù và cả con
    vào hưởng hạnh phúc bên Chúa, Đấng Yêu Thương và luôn tha thứ. Amen.

     

    (Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 3, Nxb Tôn Giáo)

     

    Lm. GB. Nguyễn Ngọc Thế SJ