24. Học Hỏi Để Sống Đạo

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LM NGÔ TÔN HUẤN

  •  
    Chi Tran - LEYEN CHUYỂN
    Nguồn gốc Tín điều Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa trong Kinh Thánh .
     
    1-Làm sao biết được Chúa Giêsu ngự bên hữu Chúa Cha ở trên trời?
    2- Tín điều Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa có nguồn gốc Kinh Thánh không?
    3- Đức Mẹ có nhận ơn cứu độ của Chúa Kitô hay không?
     
    Trả lời:
    1- Trong Kinh Tin Kính Nicene ( đọc ngày Chúa nhật và các ngày Lễ trọng) và Kinh Tin Kính của các Thánh Tông Đồ, Giáo Hội đều tuyên xưng Chúa Giê-su Kitô, “ chết, sống lại, lên trời và ngự bên hữu Chúa Cha”.
    Lời tuyên xưng này bắt nguồn từ chính lời Chúa Giê su trả lời cho viên thượng tế Cai pha và trước toàn thể thượng Hội Đồng thương tế , kỳ mục và kinh sư Do Thái họp nhau lại để tìm cách buộc tội Chúa với án tử hình. Viên thượng tế đã hỏi Chúa xem có phải Người là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa không.
    Chúa đã trả lời như sau: “ Phải chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến.”( Mt 26: 64; Mc 14: 62; Lc 22: 69)
    Như thế lời tuyên xưng của Giáo Hội về chỗ ngồi của Chúa Kitô, bên hữu Chúa Cha trên Nước Trời có nguồn gốc vững chắc là chính lời Chúa Giê su đã nói và được ghi lại trong các Tin Mừng, như bằng chứng trên đây.
    2- Tín điều Đức Mẹ là Mẹ là Mẹ Thiên Chúa có nguồn gốc Kinh Thánh không?
    Trước khi trả lời câu hỏi này, xin được nhắc lại một lần nữa là vào thế kỷ thứ 4 sau Chúa Giáng Sinh, có một linh mục tên là Arius thuộc Tòa Thượng Phụ Alexandria ( Ai Cập) đã lạc giáo ( heretic) khi cho rằng Chúa Giê-su Kitô có hai bản tính riêng rẽ là nhân tính( humanity) và thần tính ( Divinity) khi xuống trần gian làm Con Người. Vì thế Đức Mẹ Maria chỉ là Mẹ của Chúa Giêsu về phần nhân tính mà thôi. Quan điểm lạc giáo này đã bị Công Đồng Nicaea năm 325 A.D lên án và bác bỏ hoàn toàn vì đi ngược với niềm tin của Giáo Hội về sự đồng nhất bản thể của Ba Ngôi Thiên Chúa ( Trinity) và về hai bản tính không tách rời nhau của Chúa Cứu Thế Giêsu.Nghĩa là, Chúa Giê-su Kitô là Thiên Chúa thật và là Con Người thật, Chúa vừa có Thần tính ( Divinity) như Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, vừa có nhân tính ( humanity) như mọi con người , và hai bản tính này không hề tách rời nhau. Arius đã lạc giáo khi cho rằng Chúa Kitô có hai bản tính tách rời nhau, nên Mẹ Maria chỉ là Mẹ Chúa Giêsu trong phần nhân tính mà thôi. chứ không thể là Mẹ Thiên Chúa ( Theotokos) như các Giáo Phụ dạy và Giáo Hội sơ khai đã tin .Quan điểm sai lầm trên đến đầu thế kỷ thứ 5, (428 A.D) lại được tán đồng bởi Thượng Phụ Nestorius thành Constantinople, là người cũng cho rằng Đức Mẹ chỉ là Mẹ phần xác ( nhân tính) của Chúa Giê su-Kitô để phủ nhận điều các Giáo Phụ từ thời tiên khởi đã dạy rằng : Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa ( Deipara= Theotokos= God bearer =Đấng cưu mang Thiên Chúa.
    Các Công Đồng Nicaea ( 325) và Ê-phê sô ( 431) đều lên án tư tưởng lạc giáo của Arius và Nestorius để khẳng định rằng Chúa Giê-su đồng bản tính ( bản thể= substance) với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Lại nữa, Chúa Kitô có hai bản tính không hề tách rời nhau là nhân tính ( Humanity và Thiên tính ( Divinity). Do đó, Đức Mẹ là Mẹ thật của Chúa Kitô, cũng là Thiên Chúa thật, nên Mẹ được tuyên xưng là Mẹ Thiên Chúa=( Deipara=Theotokos= God bearer) như Giáo Hội đã dạy không sai lầm
    Sau đây là bằng chứng Kinh Thánh :
    Khi Đức Mẹ đến viếng thăm người chị em họ là bà Ê-i-sa-bét ( Elizabeth), thì bà này đã được tràn đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được diễm phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu của Chúa ( Mother of my Lord) đến với tôi thế này Lc 43: 39- 43)
    Bà Eli-sa-bét chắc chắn đã được Chúa Thánh Thần soi sáng nên đã thốt ra những lời trên để ca tụng Đức Mẹ. Như thế đủ cho thấy Giáo Hội ,từ đầu, đã không sai lầm khi tuyên xưng Đức Trinh Nữ Mara là Mẹ Thiên Chúa, vì là Mẹ thật của Chúa Giê su-Kitô, cũng là Thiên Chúa thật, đồng bản tính ( bản thể= Substance) với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần trong Mầu Nhiệm Ba Ngôi một Thiên Chúa ( Holy Trinity).
    Nhưng cho dầu với địa vị cao trọng làm vậy, Đức Mẹ cũng không cao hơn Thiên Chúa mà chỉ được tôn kính( veneration) ở mức Hyperdulia trong khi Thiên Chúa được tôn thờ ( adoration) ở mức Latria trong phụng vụ thánh của Giáo Hội.Nghĩa là chúng ta chỉ phải thờ lậy ( adore), ngượi khen, vinh danh một mình Thiên Chúa mà thôi, chứ không thờ lậy Đức Mẹ, mà chỉ tôn kính ( venerate) Mẹ cách đặc biệt ( hyperdulia) hơn các Thánh nam nữ khác, được tôn kính ở mức Dulia.
    Do đó, trong thực hành, người tín hữu phải cầu xin Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, nhờ Đức Mẹ và các Thánh chuyển giúp cầu thay, chứ không cầu xin Mẹ hay bất cứ Thánh Nam nữ nào như nguồn ban phát mọi ơn phúc.Chỉ có Chúa là cội nguồn của mọi ơn phúc mà chúng ta phải cầu xin cho được an vui trong cuộc sống trên trần gian này , và nhất là biết sống xứng đáng là con cái của Cha trên trời để được cứu rỗi nhờ công nghiệp Chúa Kitô và sự phù giúp đắc lực của Đức Mẹ và các Thánh Nam nữ đang vui hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng.
    Lại nữa, khi vào nhà thờ hay nhà nguyện nào, thì phải bái lậy trong tâm tình thờ lậy Chúa trong nhà tạm ( Tabernacle) trước khi bái kính ảnh tượng Đức Mẹ , Thánh Cà Giuse, hay Thánh nam nữ nào khác.Phải nói điều này vì có một số người, khi vào nhà thờ, đã chạy ngay đến nơi có thánh thượng Đức Mẹ để cầu xin mà quên bái quỳ thờ lậy Chúa Kitô đang hiện diện thực sự trong nhà tạm.
    Tóm lại, sùng kính Đức Mẹ là việc đạo đức rất tốt đẹp và đáng khuyến khích cho mọi tín hữu, nhưng đừng quên là trên hết phải thờ lậy Chúa là Đấng mà Mẹ Maria cũng phải tôn thờ cùng các Thánh nam nữ và các Thiên Thần, mặc dù Mẹ có địa vị cao trọng là Mẹ Chúa Kitô và cũng là Mẹ Thiên Chúa như Giáo Hội dạy.
    3- Mẹ Maria có nhận công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô không ?
    Theo giáo lý của Giáo Hội, chúng ta phải tin Mẹ được diễm phúc thụ thai không mắc tội nguyên tổ ( immaculate Conception) và mọi tội khác như mọi người trong nhân loại, cũng như được tuyên xưng là Mẹ Thiên Chúa, vì là Mẹ thật của Chúa Kitô, cũng là Thiên Chúa thật đồng bản thể với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần như đã nói ở trên. Nhưng Mẹ không cao hơn Chúa và không cùng một bản thể ( substance) với Ba Ngôi Thiên Chúa, nên Mẹ vẫn phải nhận ơn cứu chuộc của Chúa Kitô như chính Mẹ đã tuyên xưng như sau:
    “ Linh hồn tôi ngượi khen Đức Chúa
    Thần trí tôi hớn hở vui mừng
    Vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi.…” ( My Savior)
    ( Bài ca Ngượi khen Magnificat, Lc 1: 46-55)
    Vì là Mẹ Chúa Kitô, nên Mẹ được diễm phúc khỏi tội tổ tông và mọi tội cá nhân từ khi được thụ thai cho đến khi về trời cả hồn xác. Mẹ được sinh ra như mọi tạo vật khác, trừ đặc ân được giữ gìn khỏi mọi vết nhơ của tội lỗi để xứng đáng làm Mẹ Ngôi Lời nhập thể.
    Nhưng việc nhận ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu ,Con của Mẹ, không làm thương tổn địa vị cao trọng của Mẹ là Mẹ Ngôi Hai và là Mẹ Thiên Chúa. Ngược lại, Mẹ đã vinh danh Chúa Cứu Thế Giêsu khi nhận ơn cứu chuộc của Chúa, vì “ ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh ấy mà được cứu độ.” ( Cv 4 :12)
    Như thế khi nhận ơn cứu độ của Chúa Kitô, Mẹ đã tôn vinh Chúa là Đấng cứu thế duy nhất đã hòa giải con người với Thiên Chúa qua vâng phục và hy sinh chịu chết trên thập giá năm xưa, mặc dù Mẹ không có tội lỗi nào cần phải được tha thứ nhờ công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa.
    Chúng ta cảm tạ Mẹ Maria thật nhiều vì Mẹ đã “ xin vâng” với Thiên Chúa để làm Mẹ Chúa Cứu Thế Giêsu, và cộng tác với Con của Mẹ trong sứ mệnh cứu chuộc cho nhân loại khỏi phải chết vì tội. Vai trò của Mẹ thật quan trọng trong Chương Trình cứu chuộc loài người của Thiên Chúa nhờ Chúa Kitô, Con của Mẹ.
    Vậy chúng ta hãy siêng năng chạy đến với Mẹ để nhờ Mẹ nguyện giúp cầu thay cho chúng ta được mọi ơn cần thiết của Chúa trong cuộc lữ hành về quê Trời giữa bao khốn khó , gian nan vì cản trở và đánh phá của ma quỷ , cám dỗ của thế gian với đầy rẫy gương xấu, dịp tội và vì bản chất yếu đuối nơi mỗi người chúng ta.
    Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     
    33
    1 bình luận
     
    Chia sẻ
     
     
     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - TẠI SAO LÀM DẤU KHI ĂN?

  •  
    Chi Tran - LEYEN

     
     
     
    Tại Sao Người Công Giáo Vinh Dự Làm Dấu và ᑕầᑌ Nguyện Trước Khi Ăn?
    LÀM DẤU LÀ CHUYỆN RẤT NHỎ, RẤT VẶT VÃNH, NHƯNG ĐỪNG COI THƯỜNG VIỆC NHỎ, VÌ LỖ NHỎ CÓ THỂ LÀM ĐẮM CHÌM TÀU LỚN.
    MỘT GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO MÀ KHÔNG CẦU NGUYỆN TRƯỚC KHI ĂN, SẼ TRỞ THÀNH MỘT GIA ĐÌNH NGOẠI GIÁO.
    MỘT NGƯỜI CÔNG GIÁO ĐÍCH THỰC KHÔNG PHẢI LÀ 1 KẺ V.Ô ƠN.
    Chuyện kể rằng, một ông cụ hiền hậu râu dài vùng quê lên thành phố thăm con.
    Dọc đường đói bụng, ông vào quán ven đường để ăn bát phở.
    Trước khi ăn, như thường lệ, ông cung kính nhắm mắt chắp tay, rồi nghiêm trang làm Dấu Thánh Giá và thành khẩ.n chân thành ᑕầu nguyện lẩm nhẩm bằng Kinh Lạy Cha rất sốt sắng trên môi miệng.
    Thấy vậy, những thanh niên đang ăn ở bàn bên cạnh nhìn ông bằng nửa con mắt, coi ông như sinh vật lạ ngoài hành tinh, rồi cười cợt haha nhạo báng đắc chí, vẻ mặt tỏ sự khinh khi coi thường.
    Họ vừa cười nhạo vừa nói đểu với ông cụ:
    Ông già quê mùa ơi, ông làm cái gì vậy?
    ÔI TRỜI ƠI LÀ TRỜI! THẬT NỰC CƯỜI!
    Ông quá là mê tín dị đoan, mụ mị mờ mịt. Thế kỷ bao nhiêu rồi, thời đại nào rồi mà ông còn mù quáng như vậy? Ông làm dấu và cầu nguyện để làm gì?
    Ông cụ ôn tồn vui vẻ đáp lại: Các bạn trẻ à! Tôi làm Dấu & cầu nguyện là để cám ơn Chúa Trời vì Người đã ban cho tôi của ăn, cho tôi của uống. Vì tôi là người Công giáo, tôi là người có Đạo, tôi là con của Chúa.
    Đám thanh niên trả lời: Ông điên thật rồi. Ông mê muội quá. Chúa nào cho ông của ăn? Ông không làm, thì Chúa nào cho ông ăn? Ông hãy tỉnh lại đi ông già.
    Ông cụ vẫn điềm tĩnh trả lời: Tuy Chúa không trực tiếp cho tôi của ăn, nhưng Ngài đã ban cho tôi biết bao ơn lành, nào là sức khỏe, bình an, lạc quan, niềm vui, nào là minh mẫn, may mắn, hạnh phúc, thành công…
    Chính những thứ đó mà tôi mới có sức làm ra tiền để mua những của ăn này. Tôi luôn tạ ơn Chúa vì những gì Ngài đã ban cho tôi.
    Hơn nữa, chính Chúa là Đấng đã tạo dựng nên tôi và cho tôi cuộc sống hạnh phúc này. Nên tôi phải luôn biết ơn Ngài.
    Ông cụ nói tiếp:
    Ở QUÊ TÔI, VÌ LÀ TOÀN TÒNG, NÊN TẤT CẢ MỌI NGƯỜI TỪ LỚN CHÍ BÉ ĐỀU LÀM DẤU & CẦU NGUYỆN TRƯỚC KHI ĂN.
    Đám thanh niên hiểu ra, xấu hổ và lặng thinh vì đã khinh thường ông cụ.
    Còn những người khác gần đó thì trầm trồ khen ngợi, nể phục ông cụ, tâm phục khẩu phục vì ông cụ có Đức tin vào Chúa rất sâu sắc & mạnh mẽ.
    Hoan hô ông cụ ! Ông cụ thật đáng khen & đúng là con cực ngoan của Chúa.
    Vậy đâu là những lý do ?
    NHỮNG LÝ DO KHIẾN NGƯỜI CÔNG GIÁO VINH DỰ CUNG KÍNH LÀM DẤU & HÃNH DIỆN THÀNH KHẨN CẦU NGUYỆN TRƯỚC KHI ĂN LÀ:
    LÀM DẤU & CẦU NGUYỆN TRƯỚC KHI ĂN ĐỂ TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN.
    Đức tin và 1 ân ban, là món quà vô giá của Chúa. Vì nhiều Vua chúa quan quyền muốn có Đức tin như chúng ta, muốn được biết Chúa như chúng ta và được Ngài dạy dỗ như chúng ta, mà mãi mãi không có.
    Hơn nữa, Chúa Giêsu còn phán: phàm ai tuyên bố nhận Ta trước mặt thiên hạ, thì Ta cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước các thiên thần của Thiên Chúa. Còn ai chối Ta trước mặt thiên hạ, thì sẽ bị Ta chối trước các thiên thần của Thiên Chúa. ( Lc 12,8-9).
    Chúa còn phán nghiêm khắc hơn: Vì các ngươi không biết Ta, nên Ta cũng không hề biết các ngươi. Vậy các ngươi hãy xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác. (Mt 7, 23)
    LÀM DẤU & CẦU NGUYỆN TRƯỚC KHI ĂN ĐỂ TRUYỀN GIÁO- RAO GIẢNG TIN MỪNG:
    Chính vì chúng ta làm Dấu mà nhiều người Công giáo đã nhận ra nhau nơi trường học, công xưởng, xí nghiệp, nơi công cộng. Nhờ đó mà ta thêm gần gũi và nâng đỡ Đức Tin của nhau hơn.
    Rất nhiều người ngoại đạo khâm phục, tôn trọng, tin tưởng những người Công giáo dám làm Dấu Thánh Giá, vì họ thường là những người thân thiện, đáng tin, đáng yêu và thật thà hơn những người khác.
    Vậy là chúng ta đã làm sáng Danh Chúa.
    LÀM DẤU & CẦU NGUYỆN TRƯỚC KHI ĂN ĐỂ TẠ ƠN- BIẾT ƠN- CÁM ƠN VÌ NHỮNG ƠN LÀNH CHÚA BAN:
    Tuy Chúa không trực tiếp cho tôi của ăn, nhưng Ngài đã ban cho tôi biết bao ơn lành: sức khỏe, bình an, lạc quan, niềm vui, may mắn, hạnh phúc, thành công… Chính những thứ Chúa ban đó mà tôi mới có sức làm ra tiền để mua những của ăn này.
    LÀM DẤU & CẦU NGUYỆN TRƯỚC KHI ĂN ĐỂ CẦU NGUYỆN- ĐỂ NUÔI DƯỠNG ĐỨC TIN:
    Giây phút ăn cơm là giây phút đoàn tụ gia đình, tất cả các thành viên đều có mặt. Tuy nó rất ngắn ngủi, chỉ khoảng 40 giây, nhưng lại là lúc mọi người cùng nhau tâm đầu ý hợp để cầu nguyện, để xin Chúa đến làm chủ lòng mình, làm chủ gia đình mình, vì linh hồn mình khao khát Chúa, cuộc đời mình cần có Chúa, để Chúa luôn đồng hành, soi sáng mọi bước đường ta đi.
    Chính Chúa Giêsu đã phán: “Ở đâu có hai hoặc ba người họp lại nhân danh Ta, thì có Ta ở đấy, giữa họ”(Mát-thêu 18:20)
    LÀM DẤU & CẦU NGUYỆN TRƯỚC KHI ĂN ĐỂ TÔN VINH CHÚA:
    Khi Làm Dấu là lúc chúng ta được vinh dự tôn vinh mầu nhiệm chính trong Đạo là Mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
    Chính Thánh Phaolô đã dạy:
    Dù ăn uống hoặc làm gì,
    Cũng vì mến Chúa, cũng vì danh Cha.
    Dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa. ( 1 Cr 10, 31)
    Dù ta ăn, dù ta uống hay làm bất cứ việc gì, cũng là để Tôn vinh Thiên Chúa, cũng là để nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
    LÀM DẤU & CẦU NGUYỆN TRƯỚC KHI ĂN ĐỂ VAN XIN CHÚA NHỮNG NHU CẦU CUỘC SỐNG:
    Xin Chúa ban phép lành cho của ăn, xin cho lương thực hàng ngày, xin Chúa tha nợ, xin Chúa chớ để ta sa chước cám dỗ, xin biết mở rộng tấm lòng sẻ chia tinh thần và vật chất cho người khác, xin ơn bình an, may mắn, niềm vui, hạnh phúc… Xin cả cho bản thân, cho gia đình và cho mọi người.
    Chúa từng phán: Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.
    LÀM DẤU & CẦU NGUYỆN TRƯỚC KHI ĂN ĐỂ MỜI CHÚA ĂN CƠM:
    Trong truyền thống văn hóa nhân văn Việt Nam, trước mỗi bữa ăn, người nhỏ tuổi thường mời những người lớn tuổi như ông bà bố mẹ, chú bác anh chị ăn cơm.
    Ví dụ: Con mời ông ăn cơm ạ.
    Điều đó thể hiện lòng hiếu thảo hiền hậu với bậc bề trên. Ta là con cái Chúa, ta cũng hiếu thảo hiền hậu mời Chúa ăn cơm vậy.
    THẬT LÀ CẢM ĐỘNG NẾU CHA MẸ NÀO DẠY CON CÁI MỚI BÔ BÔ HỌC NÓI BIẾT LÀM DẤU VÀ HIẾU THẢO MỜI:
    CON MỜI CHÚA ĂN CƠM Ạ !
    CON MỜI BỐ MẸ ĂN CƠM Ạ !
    Thật không hạnh phúc nào bằng!
    Không tiền của nào mua được!
    Chắc chắn Thiên Chúa rất mãn nguyện.
    Những người dám làm Dấu thường là những người có Đức Tin mạnh mẽ, Đức Cậy vững vàng và Đức Mến nồng nàn.
    Những người dám làm Dấu thường là những người có trái tim thực sự yêu thương, có lòng tốt, rất đáng tin, rất đáng yêu và rất khiêm nhường.
    Những người dám làm Dấu thường là những người luôn lạc quan, yêu đời vì họ luôn bám vào Chúa.
    NHỮNG GIA ĐÌNH BIẾT CUNG KÍNH LÀM DẤU & HÃNH DIỆN THÀNH KHẨN CẦU NGUYỆN TRƯỚC KHI ĂN THƯỜNG LÀ NHỮNG GIA ĐÌNH SỐNG RẤT HẠNH PHÚC.
    HÌNH ẢNH CẢ GIA ĐÌNH CUNG KÍNH LÀM DẤU VÀ THÀNH TÂM CẦU NGUYỆN TRƯỚC KHI ĂN LÀ MỘT KHOẢNH KHẮC ĐẸP NHẤT & HẠNH PHÚC NHẤT TRONG 1 NGÀY SỐNG.
    Bạn hãy khai thật đi!
    Bạn và gia đình có ngại làm Dấu không?
    Bạn và gia đình có thường làm Dấu không?
    Nếu không, đó là 1 trong những lý do chính khiến con cái bạn hư hỏng, cuộc đời bạn bất an, gia đình bạn bất hạnh và có thể dẫn đến ly thân, ly dị đó bạn ạ.
    BẠN CỨ NGẪM XEM CÓ ĐÚNG KHÔNG?
    VẬY ĐỪNG COI THƯỜNG VIỆC LÀM DẤU TRƯỚC KHI ĂN BẠN NHÉ !
    Giuse Kích
     
     
       
     

     

     
     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LM NGÔ TÔN HUẤN

 

  •  
    Chi Tran - LEYEN
     
     
     


     
    Cầu nguyện là gì ?
    Phải cầu nguyện thế nào cho đáng được Chúa nghe
    Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
     
    Cầu nguyện là nhu cầu thiêng liêng rất quan trọng và cần thiết cho Giáo Hội nói chung và cho mọi người tín hữu nói riêng.
    Thật vậy, cầu nguyện gắn liền với đưc tin vì có tin thì mới cầu nguyện. Nghĩa là khi cầu nguyện, ta nói lên niềm tin có Chúa đang hiện diện thực sự trong cõi vô hình mà ta không xem thấy nhưng vững tin có Người là Cha rất nhân từ, đã tạo dựng mọi loài mọi vật - đặc biệt đã tạo dựng và cứu chuộc con người nhờ Chúa Kitô.
    Vì thế nâng tâm hồn lên với Chúa trong niềm tin, yêu mến và ngượi khen là cầu nguyện hay nói chuyện với Chúa trong thân tình cha-con, khi vui, khi buồn, lúc gặp gian nan, khó khăn hay khi được điều gì vui thỏa trong tâm hồn.
    Như thế, cầu nguyện là đem ta lại gần bên Chúa, là nguồn an vui và là sức mạnh giúp ta vượt qua những khó khăn, gian nan và thách đố trong đời sống tự nhiên cũng như siêu nhiên, vì ta cần ơn Chúa như vạn vật cần ánh sáng mặt trời và nước mưa để tăng trưởng và tồn tại.
    Nhưng trong bất cứ tình huống nào, cầu nguyện trước hết phải là lơi ca tụng, ngượi khen Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành, và cảm tạ Người về tình thương bao la dành cho mỗi người chúng ta, đặc biệt là
    "mong muốn cho mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý." (1 Tm 2 : 4) nhờ Chúa Kitô, Đấng đã hạ mình làm Con Người để hy sinh" hiến mang sống mình làm giá chuộc cho muôn người." (Mt 20:28)
    Phúc Âm Chúa nhật thứ 30 mùa thương nhiên hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm thêm về sự cần thiết phải cầu nguyện và cầu nguyện cách nào để xứng đáng được Chúa nhậm lời cầu nguyện và cầu xin của ta.
    Trong cầu nguyện có phần cầu xin (petition) vì là con người - và cách riêng là người tín hữu, chúng ta rất cần ơn Chúa nâng đỡ trong cuộc sống tự nhiên, tức là để thỏa mãn những nhu cầu cần thiết như có công ăn việc làm để nuôi sống bản thân và gia đình, có tiền mua thuốc hay đi bệnh viện khi đau yếu và được bình an trong cuộc sống.
    Hón thế nữa, là người tín hữu, chùng ta rất cần ơn Chúa để lớn lên trong đức tin có Chúa giữa bao thách đố đến từ thế gian với những quyến rũ về tiền bạc, danh lợi và vui thú vô luân vô đạo, và nhất là những cám dỗ của ma quỉ, vì như "sư tử luôn rảo quanh tìm mồi cắn xé" Như Thánh Phêrô đã cảnh cáo (1 Pr 5 : ��. Thêm vào đó là bản chất yêu đuồi còn tồn tại nơi mỗi người chúng ta luôn cản trở chúng ta sống theo tiếng nói của lương tâm và bước đi theo Chúa Kitô là "con đường, là sự thật và là sự sống." (Ga 14 : 6 )
    Trước những thực trạng nói trên, nếu muốn sống đức tin cách vững chắc, đức mến cách nồng nàn thì nhất thiết đòi hỏi chúng ta phải chậy đến cùng Chúa để xin Người thương ban ơn giúp sức cho ta vượt qua những khó khăn trong đời sống tự nhiên và nhất là chiến thắng ma quỉ, thế gian và xác thịt để sống theo đường lối của Chúa hầu được cứu rỗi như lòng Chúa mong muốn cho mọi người chúng ta.
    Nhưng muốn được Chúa nghe lời cầu nguyện và cầu xin của chúng ta, bài Tin Mừng của Thánh Luca Chúa Nhật này (Lc 18: 9-14) chỉ cho ta cách cầu nguyện và cầu xin cách đẹp lòng Chúa.
    Đó là dụ ngôn Chúa Giêsu kể cho các môn đệ về hai người vào Đền thờ cầu nguyện: một người biệt phái và một người thu thuế. Người biệt phái tự cho mình là người công chính và khinh chê mọi người khác. Vì thế anh ta đã hiên ngang nói với Chúa thế này : "Lậy Chúa tôi cám ơn Chúa vì tôi không giống các kẻ khác: tôi không trộm cướp, không gian ác, không dâm đãng như họ và tôi cũng không giống tên thu thuế kia"! Ngược lại, người thu thuế đứng ở xa, không dám ngửa mặt lên trời, tay đấm ngực và cầu nguyện rằng : "Lậy Chúa, xin thương tôi là kẻ tội lỗi"
    Kết luận, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ rằng : hai người trên, khi ra về, một người nên công chính còn người kia thì không. Người nên công chính là người thu thuế đã cầu nguyện với lòng khiêm tốn và sám hối nên đã được nhậm lời, trong khi người biệt phái thì không vì anh ta cầu nguyện với thái độ kiêu căng, tự đề cao mình và khinh thường người khác.
    Chúa là Cha rất nhân từ, gớm ghét mọi tội lỗi và mọi sự dữ, nhất là tội kiêu căng, nhưng lại yêu thương người có tội biết ăn năn sám hối. Bọn biệt phái (Pharisi) thời Chúa Giê-su là những người tự cho mình là đạo đức hơn mọi người khác, nên thường phô trương cách sống đạo của họ như nhăn nhó khi ăn chay, giang tay cầu nguyện trước công chúng và khinh chê những người họ cho là tội lỗi như làm nghề thu thuế. Vì thế, Chúa Giêsu đã nhiều lần lớn tiếng chỉ trích họ cùng với bọn luật sĩ là "quân giả hình", và ví họ như "những mồ mả quét vôi trắng, bề ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong là đầy xương người chết và mọi mùi ô uế." (Mt 23 : 27)
    Đó là cung cách cầu nguyện của người biết phái trong dụ ngôn Chúa kể hôm nay. Chính vì kiêu căng và tự đánh bóng mình, khinh chê người khác nên lời cầu nguyện của y đã không làm cho y được nên công chính trước mặt Chúa, "vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên" (Lc 18: 14)
    Ngược lại, cung cách và lời cầu nguyện của người thu thuế làm cho ta nhớ đến người trộm lành cùng chịu đóng đanh với Chúa trên núi Sọ năm xưa . Anh ta đã nhận biết mình là kẻ tội lỗi, đáng bị đóng đanh, nên đã nài xin Chúa tha thứ cho anh được cứu rỗi. Và Chúa Giêsu đã vui mừng trả lời anh : "Ta bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở cùng Ta trên Thiên Đàng." (Lc 23: 43)
    Tất cả chúng ta đều ít nhiều là người tội lỗi và không hề có công trạng gì đáng Chúa phải thưởng công.Nhưng Chúa yêu thương ta không phải vì ta có công trạng mà vì Người là tình yêu nên vui thích được tha thứ và ban ơn. Tuy nhiên chúng ta phải tỏ lòng sám hối và khiêm tốn nài xin Chúa như người trộm lành và người thu thuế trong dụ ngôn trên đây.
     
    Chắc chắn với tâm tình và cung cách cầu xin như vậy, Chúa sẽ rộng lòng ban cho ta những ơn chúng ta đang cần đến để sống xứng hợp với địa vị con người trên trần thế và nhất là được đủ sức để sống đức tin vững chắc, đức mến nồng nàn để được cứu rỗi và hưởng vinh phúc với Chúa trên Nước Trời NGAY BÂY GIỜ VÀ mai sau.
     
     
     

 

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - THẮC MAC BẠN TRẺ

  •  
    Chi Tran - LEYEN
     
     


     

    GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO

     

    CHỈ MỘT LẦN SỐNG TRÊN ĐỜI,
    NÊN SỐNG SAO CHO TRỌN VẸN?

     

    Hỏi: Có nhiều người vẫn tin rằng đời người chỉ có một lần, nên hàng ngày đã đi làm, cuối tuần phải tranh thủ đi chơi, đi tiệc. Nhiều khi chọn đi tiệc, đi chơi, bỏ Lễ Chủ nhật. Có tiệc là có mặt, còn Lễ thì ít khi thấy. Làm sao để giáo dân hiểu, ăn tiệc với Chúa quan trọng hơn? 

     

    Câu hỏi của Bạn đưa tôi về lại với một kinh nghiệm cách đây vài năm.

    Mùa Thu trời bắt đầu trở lạnh, lá vàng thay nhau rụng rơi, bầu khí ảm đạm hơn, trong ngôi thánh đường của Đất Thánh, chúng tôi cử hành Thánh Lễ đưa tang cho một người mới qua đời trong sự ngỡ ngàng của tất cả.

     

    Ngỡ ngàng và bất ngờ, vì suốt cả cuối tuần vừa qua anh còn nhậu nhẹt vui vẻ với bạn bè. Say sỉn về nhà vào tối Chúa Nhật rồi ngủ luôn. “Ngủ luôn” đến nỗi, sáng thứ hai ông chủ hãng không thấy bóng dáng đâu, nên phải gọi điện cho người thân. Người thân đến nhà mở cửa mới thấy anh nằm chết trên giường sau một cuối tuần chỉ có bạn bè và rượu chè, mà không màng tới Thiên Chúa và cũng chẳng Thánh Lễ chi cả.

     

    Làm đám tang mà Lời Chúa kêu gọi “tỉnh thức” không ngớt vang lên trong tâm trí: “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,42-44).

     

    “Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21,34-36).

     

    Những lời kêu gọi tỉnh thức đưa chúng ta vào thực tế cuộc sống của chúng ta, cuộc sống mang một giá trị cao quý mà Chúa đã ban cho mỗi người.

     

    Giá trị cao quý của cuộc sống

    “Tại sao Bạn và tôi có mặt trên trái đất này?” Với tôi câu trả lời thành thật là: chúng ta không thể trả lời tường tận. Chúng ta chỉ nhận ra rằng, sự sống của mỗi người là một quà tặng và ân ban của tình yêu, tình yêu của Mẹ Cha, tình yêu của Thiên Chúa. Trong tình yêu, mỗi người chúng ta là viên ngọc quý giá của Thiên Chúa, và là kho tàng của Cha Mẹ chúng ta. Vì thế cuộc sống của mỗi người mang một giá trị thật cao quý.

     

    Chúng ta thử chiêm ngắm một em bé được sinh vào đời xem. Ôi một sự sống tuyệt vời của tình yêu huyền nhiệm và vô điều kiện. Được sinh ra bởi tình yêu, được vào đời bằng tình yêu, được nuôi nấng với tình yêu và được lớn lên trong tình yêu.

     

    Sự tuyệt vời của sự sống không chỉ ở nơi các em bé, mà tôi còn nhận ra nét tuyệt vời của sự sống nơi những người vô gia cư. Tại Paris, trong ngôi nhà mở rộng cửa đón nhận người nghèo của các thầy Dòng Bác Ái sống theo tinh thần của Mẹ Tê-rê-sa Can-cút-ta, chúng tôi được phép dâng Thánh Lễ với 50 người vô gia cư thuộc mọi chủng tộc. Trong bài giảng và với sự xúc động về tình yêu Thiên Chúa làm nên giá trị của đời người, đặc biệt với các anh chị vô gia cư nghèo khó ở trước mặt, tôi nghẹn ngào nói: “Anh Chị Em thân mến, Thiên Chúa yêu thương và dựng nên chúng ta, và tình yêu của Ngài đưa lại phẩm giá cao quý cho cuộc sống của mỗi người chúng ta. Dù chúng ta là ai và ở trong hoàn cảnh nào đi nữa, thì ‘trong đôi mắt của Chúa, mỗi người chúng ta đều rất quý giá”, và luôn được Chúa trân trọng mến thương (x.Is 43,4)”.

    Sự nghẹn ngào của tôi bắt gặp những giọt nước mắt đang tự động chảy thật chậm trên khuôn mặt của một số anh chị em. Sau Thánh Lễ, một số người đã đến và cám ơn về những lời thật an ủi và tràn đầy yêu thương họ được nghe. Lời yêu thương này là lời của chính Chúa gởi đến chúng ta. Lời yêu thương này là lời của Cha trên trời, Đấng Tạo dựng nên chúng ta nhắc lại và tiếp tục nhắc lại cho chúng ta trên mọi nẻo đường đời. Mẹ Tê-rê-sa Can-cút-ta có nói rằng: “Khi bạn cảm thấy cô đơn, khi bạn cảm thấy mình thừa thãi, khi bạn thấy yếu ớt và bị quên lãng, hãy nhớ rằng bạn vẫn là đứa con yêu dấu đối với Chúa. Ngài yêu bạn. Hãy đáp lại tình yêu đó bằng tình yêu đối với người khác, đó là tất cả những gì Chúa Giêsu đến để dạy chúng ta”.

     

    Bạn là con yêu dấu của Chúa, dù bạn thế nào đi nữa. Từ ngày Thiên Chúa tạo dựng nên bạn và tôi, Thiên Chúa đã nói: “Ôi, tốt đẹp chừng nào” (St 2,24). Cái tốt đẹp nhất Thiên Chúa cấy vào trong chúng ta, là Ngài đã ban tặng cho cuộc sống của mỗi người một giá trị cao quý: “con người mang hình ảnh của Thiên Chúa”. Hơn nữa, Thiên Chúa cũng mời gọi con người  biết sống cuộc sống cho thật trọn vẹn, đầy ý nghĩa và tốt lành, hầu trở nên người như lòng Chúa ước mong.

     

    Đời người chỉ một lần sống, nên cần sống cho ra người thật

    “Con người không nhất thiết đã là người”. Câu nói “trêu trọc và gây khó chịu” của một triết gia giúp cho chúng ta biết mở ra và ý thức hơn. Được Chúa cho sinh vào đời là người nhưng vẫn luôn ở trên đường để “trở nên người”.

    Trong yêu thương Thiên Chúa đã “cấy vào” trong chúng ta những khả năng phát triển để cuộc sống được sung mãn hoàn toàn. Sự phát triển của thân thể với những kỹ năng và ý thức chăm sóc thân thể qua tập thể dục thường xuyên. Cơ thể phát triển cao hơn qua sự khéo tay và tôi luyện của con người trong các ngành nghề khác nhau.

     

    Rồi khả năng tâm trí qua việc học biết suy nghĩ cho hợp lý, biết phân định cái xấu, cái tốt và cái tốt hơn để chọn lựa và quyết định. Khả năng tâm trí phát triển còn làm cho con người mỗi ngày càng có tri thức cao hơn trong mọi ngành nghề với những sáng tạo và thích ứng. Khả năng tâm trí phát triển kéo theo sự phát triển của cảm xúc. Con người biết nhìn đến mình, để hồi tâm xét mình, để làm chủ được cảm xúc và sống ý thức về chính mình hơn. Một kiểu “biết mình” rất quan trọng trên hành trình tâm linh.

     

    Nhưng con người không bao giờ là “một hòn đảo” lẻ loi, mà con người còn là “con vật có xã hội tính”. Vì thế, con người học biết để phát triển các giao tiếp. Từ sâu thẳm trong bản chất của con người, Thiên Chúa đã “lập trình” để tất cả đều có lòng ao ước muốn mở ra với người khác, và đặc biệt mở ra với Thiên Chúa. Con người không thể là người thật, khi chỉ sống một mình trên hoang đảo; con người không bao giờ là người thật, khi vắng bóng Thiên Chúa.

     

    Giao tiếp với người khác để có tình bạn, để có những quan hệ tin tưởng, qua đó có thể mở lòng chia sẻ, trao đổi các suy tư, dự định, kế hoạch, cũng như để được đồng hành và đồng hành với người khác. Một cách sống chú tâm, tương trợ đỡ nâng nhau trên hành trình “trở nên người thật”. Vì thế, gặp gỡ, kết nối, hiệp thông luôn cần thiết cho sự phát triển làm người thật. Nhưng ông bà cha mẹ rất chí lý khi khuyên nhủ: “Nhớ chọn bạn mà chơi”. Chọn bạn tốt để được đón nhận “vết dầu loang tốt lành” của bạn, để cùng bạn phát triển làm người thật như lòng Chúa ước mong.

     

    Phát triển theo hướng tốt, nghĩa là con người được mời gọi luôn hướng về “Chân Thiện Mỹ”.

     

    Tất cả đều hướng về Chân Lý, về sự thật. Vì thế, thật phúc cho các Ki-tô hữu không bao giờ đui mù mải miết chỉ đi tìm tiệc tùng, nhậu nhẹt, đi tìm của ăn vật chất, đến nỗi quên luôn cả của ăn thiêng liêng và bàn tiệc tạ ơn là chính Thánh Lễ, cũng như quên cả Thiên Chúa, Đấng là Chân Lý, nguồn mạch, lẽ sống, con đường, đích đến và là Đấng cầm quyền sinh tử của đời người.

     

    Tất cả đều mong sao đời mình tràn đầy sự thiện và tốt lành. Vẫn nhớ những lời la mắng, những làn roi của Cha Mẹ làm cho đôi tay đau nhói, vì thằng bé nghịch ngợm, lỗi phạm. Vì yêu thương mà Cha Mẹ phải “lèo lái” con mình hướng về Sự Thiện.

     

    Tất cả đều hướng về vẻ đẹp. Ai lại không ngây ngất trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Ai lại không thích ngồi trên bàn ăn với những món ăn không chỉ “ngon miệng” mà “ngon cả đôi mắt”, vì nét trưng bày thật đẹp của người chuẩn bị. Và ai lại không thích tiếp xúc với những tâm hồn đẹp với những nét đẹp trong lời nói và cung cách hành xử của họ.

     

    Để sống và trở nên là người thật sự, con người luôn ý thức “mình đang ở trên đường” và tiếp tục hướng về phía trước để nỗ lực trau dồi và phát triển. Có như vậy, đến một lúc nào đó con người sẽ trở thành người thật, một kiểu người trưởng thành trong mọi khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt với Ki-tô hữu là trong đời sống Đức Tin vào Thiên Chúa.

     

    (Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 4, Nxb Tôn Giáo, 04/2021)

    WHĐ (24.10.2022)

     

     

    Lm. GB. Nguyễn Ngọc Thế SJ