Hạnh Phúc Hôn Nhân

HẠNH PHÚC HÔN NHÂN - NỔI BẬT CỦA TÌNH YÊU

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     


    NHỮNG PHẨM TÍNH NỔI BẬT CỦA TÌNH YÊU

    TRONG HÔN NHÂN KITÔ HỮU

     

    Trên trang web của Giáo phận Qui Nhơn ngày 30-4-2022 vừa qua có đăng bài tựa là “Mười lăm phẩm tính của tình yêu theo thánh Phaolô”, tác giả đã viết như sau:
     

    [1]

    “Trong “Bài ca về Đức Mến” của mình, thánh Phaolô đã miêu tả 15 đặc điểm của tình yêu đích thực, đó là những phẩm tính cần phải thực hiện mỗi ngày đối với vợ chồng, con cái và tha nhân… để yêu thương như Chúa đã yêu thương.

     

    “Tình yêu được áp dụng cho hết thảy mọi người: đối với chính mình, với tha nhân và với Thiên Chúa. Cần phải biết tình yêu thực sự là gì. Thánh Phaolô đảm nhận việc tìm ra những đặc điểm chính – tám điểm tiêu cực và bảy điểm tích cực – trong đoạn Kinh thánh nổi tiếng được gọi là “Bài ca về Đức Mến” (1Cor 13), khi nhấn mạnh rằng đó là một trong các nhân đức quan trọng nhất: “Hiện nay Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là Đức Mến”.

     

     

     Cách đây 5 năm, trong Tông huấn “Amoris Laetitia / Niềm Vui Của Tình Yêu” (19-3-2016) gửi các Giám mục, các linh mục và các phó tế, các người sống đời thánh hiến, các cặp vợ chồng Ki-tô hữu và tất cả mọi tín hữu giáo dân, ĐTC Phan-xi-cô đã dành cả chương IV để nói về Tình yêu trong Hôn nhân. Mở đầu chương này, ĐTC đã viết như sau:[2]

     

    Tất cả những gì đã nói cho tới đây vẫn chưa đủ để diễn tả Tin mừng về hôn nhân và gia đình, nếu chúng ta không dừng lại để đặc biệt nói về tình yêu. Bởi vì chúng ta không thể khuyến khích một cuộc hành trình của lòng trung thành và tự hiến cho nhau nếu không khích lệ sự lớn lên, sự củng cố và đào sâu tình yêu hôn nhân và gia đình. Thật vậy, ơn sủng của Bí tích Hôn Phối được nhắm trước hết là “để làm cho tình yêu của đôi bạn nên trọn hảo”. 

     

    Trong trường hợp này chúng ta cũng có thể nói rằng giả như tôi có tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có tình yêu, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài bố thí hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có tình yêu, thì cũng chẳng ích gì cho tôi (1 Cr 13,2-3). Tuy nhiên, nếu từ tình yêu rất hay được dùng thì nó cũng rất hay bị lạm dụng.” (số 89)

     

    Tiếp theo, ĐTC đã nhấn mạnh về đặc điểm của tình yêu chân thực theo cái nhìn của Thánh Phao-lô trong thư 1Cor 13, như sau:

    Trong cái được gọi là bài ca Đức Mến của Thánh Phaolô, chúng ta gặp thấy một số nét của tình yêu đích thực: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả.” (1Cor 13, 4-7)

     

    Tình yêu được sống và được vun trồng trong cuộc sống mà hằng ngày đôi vợ chồng và con cái họ cùng chia sẻ. Do đó, dừng lại để xác định ý nghĩa của các diễn ngữ của bản văn này, để rồi thử áp dụng vào cuộc sống cụ thể của mỗi gia đình, là điều đáng quí.” (số 90)

     

    Ngày 03-12-2016, trên trang web phanxicovn có đăng bài “Mười ba lời khuyên của ĐTC Phan-xi-cô cho một cuộc hôn nhân vững bền” trong đó tác giả viết như sau:[3]

     

    “Trong Tông huấn Niềm Vui Yêu thương, ĐTC Phanxicô đưa ra các chỉ dẫn để đời sống vợ chồng được hạnh phúc và được bền lâu. Trong Tông huấn này, ĐTC Phanxicô cảm nghiệm từ “Bài Ca Đức Mến” của Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gởi tín hữu Côrintô để đưa ra một vài lời khuyên nhằm củng cố hôn nhân với năm tháng được xây dựng trên một tình yêu chân thật.

     

    “Tình yêu thì kiên nhẫn; tình yêu phục vụ; tình yêu không ghen tương, tình yêu không tự đắc; tình yêu không vênh vang, tình yêu không làm điều bất chính; không tìm tư lợi; không nóng giận; không nuôi hận thù; không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật; tình yêu chịu đựng tất cả, tha thứ tất cả; hy vọng tất cả; tin tưởng tất cả” (1Cor 13, 4-7). ĐTC Phan-xi-cô cho hay: “Thật hữu ích khi làm rõ ý nghĩa của bản văn này để áp dụng cụ thể cho mỗi gia đình.

     

    Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ bàn về một số tính chất nổi bật của tình yêu trong hôn nhân Ki-tô hữu dựa vào thư 1Cor 13 của thánh Phao-lô, qua gợi ý của chương IV trong Tông huấn Niềm vui của Tình yêu (TH. NVCTY) của ĐTC Phan-xi-cô. Bài viết sẽ được rút gọn theo bố cục theo 5 chủ điểm thay vì 15 đặc điểm như bài Mười lăm phẩm tính của tình yêu theo thánh Phaolô dẫn trên, hoặc bài 13 lời khuyên của ĐTC Phan-xi-cô cho các đôi vợ chồng muốn hôn nhân bền vững.

     

    Những phẩm tính tình yêu nổi bật mà chúng ta sẽ đề cập, đó là:

    1.- Tình yêu là nhẫn nhục và chịu đựng tất cả;

    2.- Tình yêu là hiền lành và không nóng giận;

    3.- Tình yêu là tha thứ tất cả và không nuôi hận thù;

    4.- Tình yêu là tin tưởng tất cả và không ghen tương;

    5.- Tình yêu là khiêm tốn phục vụ và không tìm kiếm tư lợi;

    * * * * *

    1.- Tình yêu là nhẫn nhục và chịu đựng tất cả

    Có thể nói ngày nay nhiều bạn trẻ không chấp nhận thái độ “nhẫn nhục và chịu đựng” trong hôn nhân. Đối với họ, một đời sống lứa đôi mà chỉ có “nhẫn nhục và chịu đựng” thì luôn là một bi kịch. Chính vì vậy mà ngày nay không ít bạn trẻ ngại kết hôn. Có thể họ đã tỏ ra quá lo sợ bởi cái viễn ảnh bạo lực trong gia đình, bởi cảnh ngoại tình và ly hôn giữa hai vợ chồng, bởi những dằn vặt đau khổ triền miên trong cuộc sống chung giữa đôi bạn.  

     

    Thực ra, ông bà ta ngày xưa đã có kinh nghiệm bài học về sự nhẫn nhục chịu đựng trong đời sống hôn nhân gia đình, nên đã có câu “Một sự nhịn, chín sự lành”, hay câu ca dao “Chồng giận thì vợ bớt lời / Cơm sôi nhỏ lửa một đời chẳng khê”. Đối với người xưa, nhẫn nhục chịu đựng là cách ứng xử khôn ngoan cần thiết của đôi vợ chồng muốn duy trì lâu dài hạnh phúc gia đình. Bởi vì ai cũng biết rằng “Hôn nhân không phải là luống hồng nhưng là bãi chiến trường”, nghĩa là đôi bạn phải chiến đấu không ngừng, chiến đấu với tính xấu của bản thân, với khuyết điểm của bạn đời, với những ngang trái trong cuộc sống lứa đôi. Trong đời sống hôn nhân, mỗi người sẽ chịu thua thiệt quyền lợi của mình và phải chấp nhận cái tôi của mình mất đi một nửa. Công thức hiện nay là “Hôn nhân là 0,5 + 0,5 = 1” thay vì “Hôn nhân là 1+1=1” như trước đây.  

     

    Tác giả TS Trần Mỹ Duyệt, trong bài viết tựa Ý nghĩa một nhịn chín lành trong hôn nhân đã chia sẻ như sau:

    “Một cách tích cực hơn, nhịn nhục phải được xây dựng trên đời sống chung, lấy hạnh phúc và tình yêu của nhau làm căn bản. Thử hỏi, sau một trận tranh cãi, ẩu đả ta được gì và mất gì? Biết tự hỏi mình câu hỏi như vậy, chắc chắn sẽ biết kìm hãm lời ăn tiếng nói, và hành động. Cái mà người tự ái được sau một cuộc tranh cãi là cái tôi. Tôi thấy mình có giá. Tôi thấy tôi được người khác sợ hãi. Tôi thấy thỏa mãn vì tôi có lý. Nhưng những thứ đó lại không phải là những yếu tố đem lại hạnh phúc lứa đôi, không bảo đảm được tình cảm vợ chồng, cha con, anh chị em trong gia đình. Ngược lại, những điều đó chỉ đem lại cho cá nhân người thắng những gì đắng đót, hối hận. Như một hậu quả tiêu cực, nó làm cho tình cảm và tình yêu bị sứt mẻ, nhiều khi đưa đến tan vỡ một gia đình. Và đây là sự thua thiệt rất lớn. Có khi phải mất cả tuần, cả tháng hoặc cả năm mới hàn gắn được.

     

    “Tóm lại, để xây dựng và bảo đảm hạnh phúc hôn nhân, duy trì những mối quan hệ tốt trong gia đình, câu nói: “Một nhịn chín lành” luôn là khuôn vàng thước ngọc.”[4]

     

    Riêng ĐTC Phan-xi-cô trong TH. NVCTY đã nhắn nhủ như sau: “Nhẫn nhục không có nghĩa là cho phép mình thường xuyên bị xử tệ, hoặc dung túng cho những bạo hành trên thân xác, hay cho phép người khác đối xử với mình như một đồ vật. Vấn đề xảy ra là khi chúng ta đòi các mối tương quan phải êm ả hay người ta phải hoàn hảo, hoặc khi chúng ta đặt mình ở trung tâm và mong đợi duy nhất một điều là mọi sự đi theo ý muốn của mình. Rồi thì mọi sự làm chúng ta mất kiên nhẫn, mọi sự làm chúng ta phản ứng cách hung hăng. Nếu chúng ta không vun xới thái độ nhẫn nhục, chúng ta sẽ luôn luôn phải hối tiếc vì cư xử giận dữ, và rốt cuộc chúng ta sẽ không thể sống chung với nhau, chống lại xã hội, chúng ta không có khả năng làm chủ được các xung năng của mình, và gia đình sẽ biến thành bãi chiến trường.” (số 92)

     

    2.- Tình yêu là hiền lành và không nóng giận

    Hiền lành, dịu dàng, tế nhị luôn là những đức tính tốt đẹp và cần thiết giúp duy trì hạnh phúc lâu dài trong hôn nhân. Đặc biệt là người vợ, người mẹ trong gia đình, sự hiền dịu luôn được đề cao, tôn vinh. Chẳng hạn, trong Thánh kinh Cựu Ước có câu: “Tìm được vợ hiền là tìm thấy hạnh phúc, và nhận được ơn ĐỨC CHÚA ban cho.” (Cn 18,22) hay “Phúc thay ai cưới được vợ hiền, / tuổi thọ sẽ tăng lên gấp đôi. Vợ đảm đang khiến chồng được sung sướng, / được an vui suốt cả cuộc đời. Vợ hiền là số tốt phận may, / dành cho những người kính sợ Đức Chúa…” (Hc 26, 1-3). Chính vì vậy mà người ta thường nói “Vợ hiền con thảo”, hay “Rể hiền dâu thảo” vv.

     

    Nhiều bạn trẻ khách mời trong các show truyền hình hiện nay về hôn nhân gia đình, khi được hỏi họ nghĩ gì về những tật xấu của người bạn đời, đều khẳng định là họ không thích cái tính nóng nảy, cọc cằn, thô lỗ của người bạn đời. Trong khi xã hội đòi hỏi người nữ phải là người dịu dàng hiền hậu, thì người ta cũng muốn người nam phải là người trưởng thành, tế nhị, bao dung. Cả hai nên cư xử với nhau không phải như hai “đối thủ” mà là như những người bạn thân thiết, tình nguyện sống với nhau trong tư cách là bạn đời, bạn tình, bạn đường không phải trong một thời gian dăm ba năm mà là suốt cả cuộc đời.

     

    Đặc biệt, khi xảy ra mâu thuẫn, bất đồng, xung đột trong gia đình, thì người có trách nhiệm chính trong việc hòa giải chính là người chồng, người cha trong gia đình. Thay vì làm cho chuyện lớn ra hay đổ thêm dầu vào lửa, thì người cha hay chồng sẽ khôn khéo dàn xếp mọi chuyện được êm thắm. Đó là một tài khéo, một nghệ thuật của một người đàn ông có uy tín và bản lãnh. Như một danh nhân đã nói: “Bí quyết lớn nhất làm cho cuộc hôn nhân thành công là coi tất cả các tai họa là chuyện nhỏ và không bao giờ biến chuyện nhỏ thành tai họa” (Harold Nichlson).

     

    Tác giả cuốn “Những quy tắc trong đời sống vợ chồng” đã nói về cách điều khiển và kiểm soát tình huống khi có xung đột, như sau:

    “Mâu thuẫn, xung đột, cãi vã là điều không thể tránh khỏi trong hôn nhân, dù ít hay nhiều. Nó không phải là vấn đề gì nghiêm trọng vì mọi cuộc hôn nhân đều phải có xung đột. Đời sống vợ chồng mà không có đôi lần cãi nhau thì cũng kém phần thú vị! Nếu cư xử khôn khéo và hợp lý, thì không những làm cho cuộc cãi vã mau kết thúc, mà còn làm cho tình cảm hai vợ chồng càng thắm thiết hơn.

     

    “Ngược lại, nếu ta nóng nảy và không kềm chế cái tôi quá lớn trong mình, ta sẽ dễ dàng đẩy cuộc tranh cãi vào ngõ cụt và làm tổn hại đến hôn nhân. Ta nên nhớ rằng, khi xung đột thì ta đang cãi nhau cho mục đích của hôn nhân mình, chứ không phải cãi để thắng bạn đời, cãi để ăn thua nhau. Hai vợ chồng nên thỏa thuận với nhau dù mâu thuẫn có lớn đến mấy thì cũng phải giải quyết và làm lành trong thời gian sớm nhất. Nếu đã quyết định tha thứ, hãy cố gắng tha thứ hoàn toàn, vì sự căm hận chỉ làm tổn hại cả về tinh thần và thể chất cho chính ta và cho hôn nhân của ta.”[5]

     

    ĐTC Phan-xi-cô trong TH. NVCTY đã diễn giải phẩm chất này như sau:

    Nếu diễn ngữ đầu tiên trong bài ca đã mời gọi chúng ta biết nhẫn nhục để tránh không phản ứng gay gắt ngay lập tức trước những yếu đuối và sai lỗi của người khác, thì bây giờ xuất hiện một từ ngữ khác – paroxynetai – diễn tả sự bất bình trong lòng như một phản ứng được khơi lên bởi một cái gì đó từ bên ngoài. Nó diễn tả một phản ứng bạo lực ở bên trong, một sự tức giận không bộc lộ ra ngoài đặt ta vào thế phòng vệ trước người khác, như thể họ là kẻ thù gây phiền hà cần phải tránh xa. Việc nuôi dưỡng thái độ gây hấn trong lòng như thế không có ích gì. Nó chỉ làm ta đau bệnh và rốt cuộc làm người ta xa lánh. Nóng giận chỉ lành mạnh khi nó làm cho ta phản ứng trước một bất công nghiêm trọng, nhưng sẽ tác hại khi có chiều hướng tức giận thấm ngập trong mọi thái độ của ta đối với người khác.” (số 103)

     

    Thánh Phao-lô đã có lời khuyên thiết thực sau: “Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thông cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo…” (x. Cl 3,12-14).

     

    Nhìn vào các gia đình sống chung quanh ta, nếu cặp vợ chồng nào sống đạo đức, luôn chu toàn luật Chúa và Hội thánh, biết thực thi bác ái thì bảo đảm họ được Chúa chúc phúc và được hạnh phúc mãi mãi bên nhau. 

       

    3.- Tình yêu là tha thứ tất cả và không nuôi hận thù

    Chúng ta biết rằng, sự tha thứ là một phép thử quan trọng trong tình yêu hôn nhân. Bởi vì chỉ có sự tha thứ mới chứng minh được tình yêu đích thực. Như một danh nhân đã nói, “Không thể có tình yêu nếu không có tha thứ. Không thể tha thứ nếu không có tình yêu” (Bryant McGill).

     

    Quả thực tha thứ và yêu thương là cặp đôi gắn bó với nhau như hình với bóng. Khi hai người chấp nhận tha thứ cho nhau mỗi khi họ xúc phạm hay làm tổn thương nhau, thì điều đó chứng tỏ họ còn yêu nhau và yêu nhau thực tình. Ngược lại, nếu hai người cứ khăng khăng bảo vệ ý kiến và quan điểm riêng của mình mà không thể hiện lòng bao dung, tha thứ cho bạn đời, thì điều đó chứng tỏ tình yêu giữa hai vợ chồng có “vấn đề”.

     

    Ông bà ta thường nói “Thương nhau chín bỏ làm mười”. Thực vậy, chỉ có lòng khoan dung mới giúp cho đôi bạn giữ được tình yêu nồng ấm, duy trì được sự trung thành lâu dài, gia tăng được sự tin tưởng cần thiết, nhờ đó dù gặp nhiều sóng gió và thử thách trên đời, đôi bạn vẫn song hành với nhau cho đến cuối đời.

     

    Người ta vẫn thường nói rằng hôn nhân không phải là luống hồng nhưng là bãi chiến trường và đôi bạn là những chiến binh dũng cảm. Điều đó có nghĩa là cuộc sống vợ chồng không phải lúc nào cũng êm ả như mặt nước hồ thu. Trái lại, mỗi người phải chiến đấu với chính mình, với tính kiêu căng, ích kỷ, tự mãn, nóng giận, hẹp hòi của cá nhân mình, đồng thời phải thích nghi với bạn đời khác tính khác nết của mình. Tình yêu luôn là yếu tố hóa giải mọi bất đồng: “Yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng” (Ca dao VN). Nữ diễn giả nổi tiếng người Mỹ Louise Hay đã nói như sau: “Tình yêu thương luôn là biện pháp để chữa lành mọi vết thương. Và con đường dẫn đến tình yêu thương là sự tha thứ. Tha thứ hòa tan oán ghét”.

     

    Thực vậy, “sự tha thứ được mô tả là hình thức tối thượng của tình yêu, bởi nó kiểm tra độ sâu sắc, sức mạnh tình cảm của một cặp đôi. Sự tha thứ được ví như một nghệ thuật có thể khiến ai đó phải mất cả đời để có thể thành thạo, một điều mà con người không ngừng học hỏi trong cả cuộc đời mình. Tha thứ không có nghĩa là yếu đuối, nhượng bộ. Trái lại, nó cho thấy sức mạnh của chính mỗi người, khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn. Tha thứ là biểu hiện của một tình yêu vô điều kiện, nếu không có điều đó, sẽ rất khó để các cặp đôi có thể vượt qua những cơn bão, hay những trở ngại trong mối quan hệ.”[6]

     

    Diễn giải về sự bao dung tha thứ trong hôn nhân, ĐTC Phan-xi-cô trong TH. NVCTY đã nhấn mạnh như sau:

    Nhưng điều này giả thiết chính chúng ta đã có kinh nghiệm được Thiên Chúa tha thứ, được công chính hóa cách vô điều kiện bởi ân sủng của Ngài chứ không bởi công trạng của chúng ta. Chúng ta đã đạt đến kinh nghiệm của một tình yêu đi bước trước mọi việc làm của mình, một tình yêu luôn luôn mang đến cho ta những cơ hội mới, một tình yêu thúc đẩy và khích lệ. Nếu chúng ta chấp nhận rằng tình yêu của Thiên Chúa thì vô điều kiện, rằng tình yêu của Chúa Cha không thể được mua hay bán, bấy giờ chúng ta mới có thể yêu thương vượt trên tất cả, tha thứ cho người khác ngay cả khi họ cư xử bất công với chúng ta. Nếu không, cuộc sống gia đình chúng ta sẽ không còn là một nơi của cảm thông, đồng hành và khích lệ thay vào đó sẽ là một nơi thường xuyên căng thẳng và công phạt lẫn nhau.” (số 108)

     

    Đức thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II, trong Tông huấn Những bổn phận gia đình Ki-tô hữu cũng đã khuyên bảo: “Chỉ có một tinh thần hi sinh cao cả mới giúp gìn giữ được và kiện toàn được sự hiệp thông trong gia đình. Thực vậy, sự hiệp thông này đòi hỏi mọi người và mỗi người biết quảng đại và mau mắn mở lòng ra để thông cảm, bao dung, tha thứ cho nhau và hòa giải với nhau. Không gia đình nào mà không biết rằng sự ích kỷ, những bất hòa, những căng thẳng, những xung đột đã làm hại cho sự hiệp thông gia đình biết chừng nào, và đôi khi còn có thể làm tiêu tan sự hiệp thông ấy: chính từ đó mà phát xuất muôn hình thức chia rẽ khác nhau trong đời sống gia đình.” (số 21)

     

    4.- Tình yêu là tin tưởng tất cả và không ghen tương

    Khi đề cập đến vấn đề “Tin tưởng tất cả” trong thư 1Cor 13 của thánh Phao-lô, ĐTC Phan-xi-cô đã viết trong TH. NVCTY như sau:

    Panta pisteuei. [Tình yêu] “tin tưởng tất cả”. Do mạch văn ở đây “tin” không được hiểu theo nghĩa thần học, nhưng theo nghĩa “tin tưởng” mà chúng ta vẫn dùng. Vấn đề không chỉ là không nghi ngờ người kia đang nói dối hay lừa lọc ta. Sự tin tưởng căn bản ấy nhận ra ánh sáng được thắp lên bởi Thiên Chúa khuất ẩn đàng sau bóng tối, hoặc như cục than hồng vẫn còn cháy đỏ bên dưới đống tro.” (số 114)

     

    Chính sự tin tưởng này làm cho một mối tương quan được tự do. Ta không cần phải kiểm soát người kia, bám theo từng bước chân của người ấy để không cho người ấy thoát khỏi tay ta. Tình yêu thì tin tưởng, để cho nó tự do, từ chối kiểm soát mọi sự, chiếm hữu, thống trị. Sự tự do này, vốn có thể tạo ra những không gian độc lập, mở ra với thế giới và đón nhận những kinh nghiệm mới, giúp các tương quan thêm phong phú và mở rộng.

     

    Bằng cách đó, vợ chồng sẽ san sẻ cho nhau niềm vui về tất cả những gì họ lãnh nhận và học được từ bên ngoài phạm vi gia đình. Đồng thời, tự do giúp người ta có được sự chân thành và minh bạch, vì khi biết rằng mình được những người khác tin tưởng và chân tình quí trọng lòng tốt thì sẽ cởi mở mà không giấu diếm điều gì. Một người mà biết rằng những người khác luôn nghi ngờ mình, hoặc xét đoán mà không chút cảm thương và không yêu thương mình vô điều kiện, thì người đó sẽ có khuynh hướng giữ kín các bí mật của mình, che giấu các tội lỗi và yếu đuối của mình, và sống giả dối.

     

    Trái lại, một gia đình mà trong đó sự tin tưởng vững vàng đầy yêu thương ngự trị, và là nơi cho người ta luôn quay về trong tin tưởng dẫu cho bất cứ điều gì xảy ra, gia đình ấy sẽ giúp các thành viên sống căn tính đích thật của mình, và đương nhiên loại trừ sự lừa gạt, giả tạo, và dối trá.” (số 115)

     

    Còn về vấn đề ghen tương, xét thực tế ta có thể khẳng định điều này, ghen tương là căn bệnh của những đôi vợ chồng không còn tin tưởng nhau nữa. Bởi niềm tin là điều kiện tiên quyết của tình yêu. Chuyên gia tâm lý khẳng định rằng: Trong cuộc sống này, để thân thiết với một người, thì niềm tin phải đến từ cả hai phía, để hết lòng yêu thương một người, cũng cần niềm tin đến từ hai phía. Niềm tin, là một thứ giúp sinh mệnh của tình yêu tiếp tục tồn tại. Nếu đã yêu, thì hãy tin tưởng. Đừng quá đặt nặng lòng nghi ngờ, sự nghi ngờ cũng rất mỏi mệt. Hãy mở lòng tin tưởng nhau, điều đó không chỉ khiến lòng ta dễ chịu, mà cũng khiến tình yêu bền vững hơn.

     

    Vậy ta hãy xác định lại bản chất của tình yêu trong hôn nhân như thế này. Có người đã nhận xét rằng, khi ghen tuông, tự ái sẽ đóng vai trò quan trọng hơn là ái tình (La Rochefoucauld). Điều đó có nghĩa là khi ghen, người ta trở nên ích kỷ, mù quáng, cọc cằn, tàn nhẫn. Hành động của người ghen, nếu nhân danh tình yêu, thì cũng chỉ là sự thù hằn đáng sợ.

     

    Trong khi đó, “tình yêu đích thực và trong sáng luôn luôn được thể hiện qua sự tôn kính, trân trọng người bạn đời. Nếu người ngoại tình là người không còn biết kính trọng bản thân và tình yêu của vợ hay chồng mình thì người ghen tuông là người đánh mất lý trí, hành động mù quáng, coi người bạn đời của mình như là một kẻ phản bội phải trả giá đắt và đáng khinh bỉ. Người ta quên rằng bản chất của tình yêu đích thực là dâng hiến, là vị tha, là bao dung. Thay vì tự ái vì mình bị “cắm sừng”, thay vì thù hận do tình yêu bị phản bội, thì chúng ta nên chọn lựa một thái độ đúng mực nhất, đó là bao dung và tha thứ. Chính điều này sẽ thuyết phục bạn đời mình từ bỏ những gì không phù hợp với tình yêu chân chính của vợ chồng.” (Nguồn: Internet)

     

    Cuối cùng, muốn tránh được sự ghen tuông, thiết tưởng vợ chồng phải làm mọi cách để duy trì lòng chung thủy và giữ cho tình yêu giữa hai người luôn nồng thắm. Tác giả D. Wahrheit trong cuốn “Cẩm nang hạnh phúc gia đình Ki-tô” đã viết: “Không gì hữu hiệu để giúp đôi vợ chồng thắng vượt tính ghen tương cho bằng lòng chung thủy với nhau. Lòng chung thủy đối với nhau được thể hiện không chỉ bằng sự đam mê gắn bó với nhau, mà nhất là bằng lòng quảng đại, khoan dung, tha thứ, quên mình. Nói cho cùng, tình bác ái Ki-tô giáo chính là thể hiện của sự chung thuỷ và là chìa khoá của hạnh phúc hôn nhân.”[7]

     

    5.- Tình yêu là khiêm tốn phục vụ và không tìm kiếm tư lợi

    Chúng ta biết rằng, trong đời sống hôn nhân gia đình, một trong những đòi hỏi cao nhất đó là sự phục vụ với tinh thần khiêm tốn và quảng đại. Như một danh nhân đã nói, “Hôn nhân chia nửa quyền lợi và gấp đôi nghĩa vụ” (Arthur Schopenhauer). Điều đó cho thấy khi bước vào đời sống hôn nhân, đôi bạn phải chấp nhận hy sinh, chấp nhận “mình vì người khác”, chấp nhận thiệt thòi để người khác được hạnh phúc. ĐTC Phan-xi-cô đã nhắc nhở: “Ngược với lối suy nghĩ bình thường, yêu người khác thì trước hết phải yêu chính mình. Bài ca Đức Mến của Thánh Phaolô khẳng định tình yêu là không tìm tư lợi, không ích kỷ. Không đặt ưu tiên là yêu chính mình, nhưng cao thượng hơn là hiến mình cho người khác.” (13 lời khuyên cho hôn nhân bền vững của ĐTC Phan-xi-cô, nguồn đã dẫn trên)

     

    Có thể nói một đặc tính cao đẹp nhất trong tình yêu hôn nhân, đó là quên mình phục vụ. Phục vụ là sử dụng khả năng, sức lực, tài khéo, kể cả sự sống của mình để thực hiện những công việc vì lợi ích chung hay giúp đỡ người khác thông qua những việc thiết thực nhờ đó con người và cuộc sống của họ được thăng tiến mọi mặt. Nói cách nôm na, phục vụ là giúp đỡ, là làm đầy tớ, là làm bạn đồng hành chăm lo người khác và quan tâm đến những nhu cầu thiết thực của họ. Ta có thể thấy, trong gia đình ông bà cha mẹ phục vụ con cháu, anh chị em phục vụ lẫn nhau, con cháu phụng dưỡng ông bà cha mẹ. Đặc biệt, đôi bạn luôn sống chết có nhau, vui buồn có nhau, sướng khổ có nhau. Có thể nói họ luôn phục vụ nhau với tất cả tấm lòng quảng đại sâu xa nhất của mình.

     

    Quảng đại là mở rộng lòng ra để đón nhận tha nhân, là cho đi mà không cần nhận lại. Đó là phục vụ không tính toán, không tư lợi, không vị kỷ. Thánh Phao-lô cũng luôn nhắc nhở rằng phục vụ là biểu lộ tình yêu không ích kỷ, không tìm tư lợi, nhưng tìm lợi ích của người khác, không tìm kiếm mình, nhưng là hiến mình. Diễn giải về sự quảng đại hy sinh trong tình yêu, ĐTC Phan-xi-cô trong TH.NVCTY đã viết như sau:

    Chúng ta đã nói rất nhiều lần rằng để yêu thương người khác, trước hết chúng ta phải yêu thương chính mình. Thế nhưng, bài ca Đức Mến này quả quyết rằng yêu thương thì “không tìm tư lợi”, hoặc “không tìm kiếm điều thuộc về mình”. Diễn ngữ này cũng được dùng trong một bản văn khác: “Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác” (Pl 2,4). Trước một khẳng định rõ ràng như thế của Thánh Kinh cần tránh gán ưu tiên cho tình yêu đối với chính bản thân như thể nó cao quí hơn sự quảng đại hiến thân cho người khác. Ưu tiên yêu thương mình chỉ có thể được hiểu như một điều kiện tâm lí, xét vì ai không có khả năng yêu thương chính mình thì sẽ khó yêu thương người khác: “Xấu với bản thân thì tốt với ai được? Không ai tệ hơn kẻ làm hại chính mình.” (Hc 14,5-6) (số 101)

     

    * * * * *

    LM Nguyễn Hữu Thy, trong cuốn “Những suy tư đúng đắn về Hôn nhân và Gia đình Công Giáo”, đã nêu lên ba yếu tố quan trọng nhất mà một cuộc sống hôn nhân Công Giáo cần phải có để bảo đảm được sự tồn tại và hạnh phúc của mình. Đó là tình yêu, sự chung thủy và phép lành của Thiên Chúa. Về vấn đề tình yêu, tác giả viết như sau:[8]

     

    “Tình yêu Ki-tô giáo, tình yêu giữa những người Công giáo luôn là phản ánh vẻ huy hoàng, sự quảng đại và bao dung của tình yêu vô biên và vô vị lợi của Thiên Chúa dành cho loài người chúng ta, một tình yêu đã được mặc khải một cách cụ thể và rõ ràng trong con người Đức Giê-su Ki-tô. Vì thế, linh mục nhạc sĩ Vinh Hạnh đã có lý khi viết trong bài thánh ca Đâu có tình yêu thương của ngài như sau:

    Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời.

    Đâu có lòng từ bi, ở đấy có ân sủng Người.

    Đâu có tình bác ái, thì Chúa chúc lành không ngơi.

    Đâu ý hợp tâm đầu, ở đấy chứa chan nguồn vui.

     

    “Thực vậy, ở đâu người ta yêu thương nhau thực sự, thì ở chính nơi ấy Thiên Chúa hiện diện một cách sống động. Điều ấy muốn khẳng định rằng, khi trong gia đình, vợ chồng, cha mẹ và con cái hết lòng yêu thương đùm bọc nhau, biết hy sinh cho nhau, biết thành thật thông cảm và tha thứ cho nhau, thì chính Thiên Chúa hiện diện giữa họ, ở trong gia đình họ. Và gia đình ấy luôn được an vui hạnh phúc.” ./.

     

    Aug. Trần Cao Khải

     

    [5] Những quy tắc trong đời sống vợ chồng - Alpha Books biên soạn – NXB Lao động Xã hội năm 2018 trang 31-33

    [8] LM Nguyễn Hữu Thy –  Những suy tư đúng đắn về Hôn nhân và Gia đình Công Giáo – TTMV CG VN Gp Trier CHLB Đức năm 2012 trang 89-90

     
     

HẠNH PHÚC HÔN NHÂN - ĐẠO BINH ĐỨC MẸ

HẠNH PHÚC CỦA HÔN NHÂN CÔNG GIÁO – NHỜ ĐÂU?

Từ ngàn xưa, trong quan niệm của dân Chúa, Đức Chúa mà họ tôn thờ phải là Đấng cao cả vô song, Đấng mà con người không thể đến gần, không thể diện đối diện, không thể sống sót nếu Ngài không cho phép.

  1. Chúa Giêsu, hình tượng Thiên Chúa giữa loài người.

Từ ngàn xưa, con người chỉ có thể nhìn thấy Thiên Chúa từ phía sau, bởi: “Ngươi không thể xem thấy tôn nhan Ta, vì con người không thể thấy Ta mà vẫn sống”. Hoặc uy quyền dữ dội của Thiên Chúa có thể nhận thấy ngay trước mắt: “Ông Utda giơ tay ra về phía Hòm Bia Thiên Chúa và giữ lại, vì bò trượt chân. Đức Chúa nổi cơn thịnh nộ với ông Utda, và Thiên Chúa đánh phạt ông tại chỗ vì lầm lỗi đó. Ông chết tại đó, bên Hòm Bia Thiên Chúa” (2Sm 6, 6).

Vậy mà hôm nay, Chúa Giêsu, Đấng vừa là Thiên Chúa, vừa đại diện cho Thiên Chúa, lại có thể đến và tham dự ở một đám cưới. Đó là hình ảnh vô cùng mới mẻ, xem ra có phần táo bạo.

Tuy nhiên, đó cũng là một diễn tả mới mẻ về vẻ đẹp của tình yêu mà Thiên Chúa trao tặng loài người: Thiên Chúa chấp nhận đồng hóa mình với loài người. Qua sự hiện diện đầy gần gũi, một sự hiện diện bất chấp mọi ràng buộc, bất chấp mọi ranh giới, Thiên Chúa cho thấy, Ngài là Đấng không hề xa cách nhưng dấn thân nơi mọi biến cố vui buồn của cuộc sống. Vì tình yêu xóa mọi khoảng cách ấy, qua đám cưới làng Cana, Thiên Chúa nâng hôn nhân lên hàng bí tích. Ngài chính thức ban phúc lành và thánh hóa mọi mối dây hôn nhân của loài người.

Với hình ảnh Chúa Giêsu hiện diện giữa loài người, Thiên Chúa thực sự bước vào đời sống trần thế. Thiên Chúa trở nên gần gũi và cảm thông cho thân phận mỏng giòn của chúng ta. Thiên Chúa không vô cảm đứng bên ngoài quan sát, nhưng đã nên một trong chúng ta.

  1. Người Nữ bảo vệ hôn nhân Công giáo.

Tôi biết Ông Bà Cố từ lâu lắm. Ông Bà nay đã tám mươi và ngoài tám mươi. Ông Bà có năm người con, thì người con cả và con út đã là linh mục. Vì hoàn cảnh, ba người con còn lại đều ở riêng. Dù đông con, Ông Bà trở nên côi cút trong căn nhà của mình.

Chỉ có các giờ lễ, giờ kinh nguyện làm niềm vui của tuổi già. Nơi Ông Bà làm góc cầu nguyện, luôn luôn có tượng Đức Mẹ Phatima. Trong các giờ kinh nguyện, không thể thiếu việc lần chuỗi Mân côi và bên cạnh tượng Đức Mẹ là cây nến sáng lung linh.

Khi còn khỏe, Ông Bà phải lặn lội, bươn chải, buôn bán ở chợ để có thể nuôi các con ăn học, vì thế cũng chẳng có nhiều thời gian bên cạnh các con. Đàng khác, Ông Bà không phải là người có nhiều kiến thức, chắc chắn việc giáo dục các con cũng không thể tròn trịa, đầy đặn.

Nhưng cho đến hiện tại, các con của Ông Bà đều thành nhân, thành thân. Trong những lần thăm và chuyện trò, tôi thấy nơi Ông Bà toát lên niềm hạnh phúc của hoàng hôn đời người.

Vì đâu sự thành công đến với Ông Bà và gia đình Ông Bà? Hoàn toàn không hề do tiền của hay quyền thế ở đời này. Bởi Ông Bà hoàn toàn thiếu thốn những điều ấy.

Chắc chắn ngoài sự nỗ lực để sống trọn ơn gọi hôn nhân, sống trọn lề luật của Chúa và Hội Thánh, sống chuyên chăm không một phút giây lơ lỏng trong cầu nguyện, hình ảnh của Mẹ Thiên Chúa không bao giờ thiếu vắng.

Trong trình thuật của mình, thánh Gioan cho thấy Đức Mẹ chỉ nói có hai câu: “Họ hết rượu rồi” với Chúa Giêsu và “Hễ Người bảo gì, thì phải làm theo” với các gia nhân, nhưng là hai câu cần thiết vô cùng, quan trọng vô cùng, đúng thời điểm vô cùng.

Có thể nói mà không sợ nói ngoa rằng: Vì Đức Mẹ, bữa tiệc tiếp tục, niềm vui tiếp tục, hạnh phúc của lứa đôi tiếp tục.

Quan trọng trên hết mọi điều quan trọng: Vì Đức Mẹ, phúc lành của Chúa trên đời sống hôn nhân càng chan chứa, càng tràn đầy. Phúc lành đó không dừng cho ngôi nhà và đôi tân hôn của làng Cana ngày ấy rồi thôi, nhưng tiếp tục sống và triển nở trong mọi hôn nhân, mọi ngôi nhà qua mọi thời đại, nếu mọi con người trong từng ngôi nhà, từng mối dây hôn nhân biết trân trọng, biết giữ gìn.

Mặt khác, thánh ý Chúa muốn ngày thành lập BÍ TÍCH HÔN NHÂN có sự hiện diện và chuyển cầu của Đức Mẹ, càng cho thấy chỗ đứng của Đức Mẹ trong đời hôn nhân và gia đình của nhân loại: CHÚA ĐẶT ĐỨC MẸ LÀM NGƯỜI GÌN GIỮ VÀ BẢO VỆ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO.

Chúa biết không gia đình nào là không đối diện cùng thử thách. Chúa biết, thánh giá mà gia đình của Chúa xưa phải chấp nhận, cũng sẽ là thánh giá của mọi gia đình. Vì thế, Chúa đặt Đức Mẹ làm bổn mạng của mọi gia đình.

Hãy luôn níu lấy Đức Mẹ. Hãy để Đức Mẹ giáo dục, hãy theo học ngôi trường của Đức Mẹ, hãy ghi nhớ luôn luôn lời Đức Mẹ dạy: “Người bảo gì, thì phải làm theo”, nhờ đó, gia đình sẽ luôn thấm đẫm tình yêu của Chúa và tràn ngập lòng thương yêu dành cho nhau.

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

n

 
00:00
 
00:00
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 2 Thường Niên C

Video Player
 
00:00
 
45:33
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

HẠNH PHÚC HÔN NHÂN - BÍ QUYẾT

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     

    CÁC BÍ QUYẾT CỦA MỘT HÔN NHÂN HẠNH PHÚC
    11 – BÍ QUYẾT ĐIỀU ƯU TIÊN

     

    WHĐ (16.10.2021) - Mọi cuộc hôn nhân đều phải đối diện với một bước ngoặt.

     

    Sống là chọn lựa điều ưu tiên. Yêu là chọn lựa điều ưu tiên. Hôn nhân triển nở tốt đẹp khi biết sống bí quyết chọn điều ưu tiên.

     

    Bạn hãy cho tôi thấy lịch thời khóa biểu hoặc điện thoại của bạn, tôi sẽ cho bạn biết bạn đã chọn những điều gì ưu tiên. Khi bạn dành thời gian cho một điều gì đó, nó trở thành một điều ưu tiên của bạn. Dành thời gian ở đâu là ta đầu tư bản thân ở đó. Hãy cho tôi biết những giao dịch ngân hàng của bạn, tôi sẽ cho bạn thấy những ưu tiên nào bạn đã chọn. Khi ta tiêu tiền hoặc biếu tặng tiền bạc, trái tim ta dính mắc vào sự vật hay dự phóng đó, nó trở thành một mối quan tâm ưu tiên của ta. Sau cùng, ta hãy nghe Chúa Giêsu nói “Kho tàng của con ở đâu, lòng con ở đó” (Mátthêu 6,21). Trái tim bạn đi theo của cải của bạn.

     

    Năm tôi mười sáu tuổi, tôi rất ao ước mình có được một chiếc ôtô. Tôi hỏi bố liệu tôi có thể có một chiếc như thế không. Bố nói “dĩ nhiên rồi, con có thể, ngay khi con kiếm được tiền đủ để mua xe”. Thế nên, tôi đi làm. Tôi quyết định không chơi bóng ở trường mà đi làm để có thể kiếm đủ tiền mua xe. Việc sắm xe ôtô trở thành một chọn lựa ưu tiên của tôi. Cuộc sống tôi sắp xếp xoay quanh mục tiêu ấy. Cuối cùng, sau một thời gian làm việc cật lực, tôi đã để dành đủ tiền mua một chiếc Volfswagen Rabbit cũ. Chiếc xe hơi cà tàng nhưng chạy được. Nó cũ kĩ, bị thấm dột nước ở ghế sau làm ướt sàn mỗi khi đi dưới mưa giông. Bọn con gái hẳn ấn tượng vì cái chậu rửa chân vô tình ấy. Nhưng đó là xe của tôi. Tôi là chủ của nó. Tôi đã mua nó bằng tiền của tôi. Tôi đổ xăng và bảo dưỡng nó bằng tiền của tôi.

     

    Sau khi tậu chiếc xe cà tàng đó ở trường trung học, tôi hầu như dành cả các ngày thứ bảy để chăm chút chùi rửa nó. Tôi trở thành chuyên viên siêng năng tìm kiếm những thứ dầu bóng tốt nhất cho chiếc Rabbit xanh cũ kĩ ấy. Tôi còn mất thời giờ hơn cho việc đánh bóng vỏ xe và hộp trong xe bằng dầu Amor All, biến nó thành chiếc xe mới sáng rực. Chiếc xe ấy thành ra là điều ưu tiên của tôi. Để chọn xe là điều ưu tiên, tôi đã từ chối chơi bóng, tôi cũng từ khước các cuộc đi chơi bãi biển với bè bạn, tôi từ chối mọi sự làm tiêu tốn tiền bạc hay thời gian cần thiết dành cho chiếc xe. Chiếc xe là ưu tiên của tôi. Đó là nơi tôi đầu tư thời gian và tiền bạc.

     

    Khi những ưu tiên của bạn thay đổi, cuộc sống của bạn cũng thay đổi theo hướng ấy.

     

    Tôi như người phải lòng chiếc Rabbit ấy trong nhiều năm, rồi cũng dần bớt quan tâm về nó. Tôi thấy nhiều thứ khác hấp dẫn hơn, như mấy đứa con gái chẳng hạn. Chúng cũng làm tôi chịu tốn tiền và mất thì giờ. Các thứ ưu tiên của tôi bây giờ dần thay đổi. Và cách sử dụng thời giờ và tiền bạc của tôi cũng thay đổi.

     

    Sau cùng, tôi chuyển sang mê thích một chiếc xe hơi khác, và rồi một chiếc khác nữa. Tôi giờ đây hầu như không còn nhớ đến chiếc xe đầu tiên đó nữa. Nó là người yêu ưu tiên nhất của tôi một thời, nhưng thời gian đã làm vật đổi sao dời. Cuộc sống cứ tiếp diễn. Mỗi thời tôi có một quan tâm ưu tiên mới – bởi lẽ nói cho cùng, đó cũng chỉ là một chiếc xe hơi, phải không?

     

    Bạn hiểu rồi đấy. Nếu mối bận tâm ưu tiên của bạn là có một công việc mới, thì bạn phải chịu mất thời gian học tập và kinh nghiệm những kiến thức nghề nghiệp cần thiết, và dấn mình vào mạng lưới nghề nghiệp chuyên môn đó hầu có những liên lạc cần thiết để sở đắc được công việc mới. Đó là thực hành chọn lựa ưu tiên của bạn.

     

    Nếu giải trí là lĩnh vực ưu tiên của bạn, bạn sẽ sắp xếp thời gian rảnh rỗi trong thời khóa biểu dành xem trận đấu bóng ngoại hạng hoặc dành thời gian cho việc nghỉ ngơi bên biển hồ. Bạn sẽ điều chỉnh việc chi tiêu ngân quỹ bằng cách cắt giảm các chi tiêu khác để có tài khoản dùng cho vui thú nghỉ ngơi.

     

    Khi những ưu tiên của bạn thay đổi, cuộc sống của bạn cũng thay đổi theo hướng ấy. Khi quan hệ và hôn nhân của bạn là mối ưu tiên, bấy giờ bạn sẽ điều chỉnh thời gian biểu và chi tiêu phản ánh điều đó. Một số cặp vợ chồng cũng khởi đầu cuộc sống hôn nhân với ưu tiên như tôi đã có với chiếc xe ôtô đầu tiên của tôi vậy. Họ quấn quít với nhau suốt, và chi tiêu hầu hết tiền bạc cho cuộc sống chung ấy. Thế nhưng, rốt cuộc sự quan tâm cũng dần giảm bớt đi. Anh thì thấy mình dành thời giờ nhiều hơn cho việc chơi golf và chơi bài poker với bạn bè. Chị thì xả stress với bạn đồng nghiệp ở sở làm hay ở hàng xóm láng giềng. Dần dần hai vợ chồng chỉ còn như tồn tại và sống chung một nhà. Giữa họ bắt đầu có một khoảng cách. Khoảng cách ấy lớn dần và rõ dần theo năm tháng, có khi trong êm đềm, có khi nhốn nháo, cho phần còn lại của quan hệ vợ chồng.

     

    Tuy nhiên, bạn và tôi tin rằng Thiên Chúa đã tạo dựng nên hôn nhân cho hầu hết chúng ta như là cách thức đệ nhất nhờ đó ta được biến đổi nên chính mình nhất – phần thánh thiện nhất của chúng ta. Và chúng ta tin rằng tình yêu Thiên Chúa được tỏ lộ cho chúng ta bằng những cách thế mạnh mẽ trong hôn nhân khi chúng ta để cho tình yêu Người thể hiện. Nếu bạn tin những điều này là đúng, hôn nhân sẽ là mối ưu tiên hàng đầu cho phần đời còn lại của bạn. Nếu những ưu tiên của bạn thay đổi, bạn sẽ thấy có những dịch chuyển kì lạ diễn ra trong cuộc sống hôn nhân của các bạn. Đó là bí quyết về các mối ưu tiên.

     

    Một từ ngữ Giáo hội dùng để nắm lấy bí quyết các ưu tiên là từ Giao ước. Thiên Chúa đã khai mào một giao ước. Giao ước của Ngài thực hiện xoay quanh Tình yêu bền vững và duy nhất mà Chúa dành cho Dân Ngài. Thiên Chúa thì trung thành và Giao ước của Ngài không thể bị phá vỡ. Đó là một dấn thân và là mối bận tâm ưu tiên của Thiên Chúa. Chúng ta đặt hôn nhân của mình trên nền tảng đó.

     

    Giao ước của Thiên Chúa bắt đầu từ trong Cựu ước, tức Giáo ước cũ, quan hệ với Dân của Ngài, Dân Israel được tuyển chọn. Ngài khởi sự Giao ước với Abraham, và rồi với Môsê. “Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi, và các ngươi là dân của Ta” (Xuất hành 19,5tt).

     

    Israel lầm lạc rời xa Thiên Chúa và bất tuân luật Ngài lần này rồi lại lần khác. Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn trung thành với lời hứa của Ngài. Ngài vẫn tiếp tục kêu gọi dân Ngài trở về. Giao ước của Ngài không thể bị bẻ gãy, và Thiên Chúa luôn trung thành.

     

    Tiên tri Giêrêmia hiểu được lòng Chúa yêu thương và nhẫn nại khôn cùng khi ngài viết lại những gì Chúa nói với ngài: “ ‘Đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Israel sau những ngày đó – sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân Ta…. Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa” (Giêrêmia 31,33-34).

     

    Đó là vị Thiên Chúa mà bận tâm ưu tiên của Ngài là giao ước. Ngài không bao giờ dao động. Ngài không ngừng theo đuổi và yêu thương.

     

    Sau cùng, Thiên Chúa mở rộng giao ước ấy đến toàn thế giới trong Đức Giêsu. Tình yêu và lòng trung tín của Ngài không chỉ tập trung nơi dân Israel. Khi Đức Giêsu ăn uống bữa tối cuối cùng với các môn đệ Người trong căn phòng trên lầu, Người nói : “Chén này là Giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Luca 22,20).

     

    Khi Thiên Chúa thiết lập một giao ước, Ngài không nghĩ đó đơn giản chỉ như là một hợp đồng hay một hiệp ước hai bên cùng xác lập chừng nào Ngài và chúng ta còn bằng lòng với nó. Giao ước của Thiên Chúa xuất phát từ tình yêu trung thành của Ngài bày tỏ nơi hi tế của Người Con Một của Ngài, Đấng đã sẵn sàng chịu chết để đưa chúng ta về nhà. Giao ước ấy bao hàm việc chúng ta được nuôi dưỡng thường xuyên bởi Thánh Thể và thông giao với Chúa đều đặn trong cầu nguyện. Giờ đây giao ước ấy là một ưu tiên.

     

    Cũng thế, Giáo hội dạy rằng hôn nhân là một giao ước. Một giao ước không thể bị đổ vỡ. Và giao ước thì chiếm chỗ ưu tiên. Đó là một trong những lí do tại sao các cặp sống chung với nhau trước khi kết hôn khác hẳn với các cặp vợ chồng kết hôn, và nếu có chút gì thì đó giống như là những cặp đã li dị hơn những cặp chưa sống chung. Lí do sống chung “để thử nghiệm” không ổn, bởi vì sống chung không kết hôn còn thiếu tâm điểm của một hôn phối giao ước. Bạn không sảy chân lỡ bước vào hôn nhân, cũng không tìm sự thoải mái nơi cuộc sống hôn nhân. Nói cho đúng, đó là bạn dấn thân nghiêm túc thực sự vào một giao ước. Là mối ưu tiên.

     

    Hôn nhân có lẽ là thiết chế hiện đại cuối cùng dựa trên giao ước, và dẫu thế nó có vẻ có nguy cơ tuyệt chủng trong nền văn hóa ngày nay của chúng ta. Con người ngày nay thích tiện nghi thoải mái và muốn đào thải những gì không còn hữu dụng, hơn là sống cách bảo đảm và trong danh dự những giao ước và lời hứa bền vững. Nhưng trong thâm sâu, bạn và tôi biết điều gì là tốt cho chúng ta. Thực ra, chúng ta biết cái gì là tốt nhất cho mình. Chúng ta hạnh phúc nhất khi mình sống trung tín hơn là khinh suất. Chúng ta nên thánh thiện khi giữ lời hứa hơn là thất hứa, giữ giao ước hơn là phá vỡ nó. Và chúng ta vui nhất khi yêu thương và được yêu thương sung mãn hơn là cứ luôn đi tìm hết cái này đến cái kia, quan hệ này hay quan hệ kia ta nghĩ là tốt đẹp cho ta nhưng rốt cuộc chỉ làm ta thất vọng.

     

    Đối với Thiên Chúa, giao ước luôn là điều không thể phá vỡ, một dấn thân vĩnh viễn, một lời hứa phải thực thi không thỏa hiệp. Quan niệm giao ước đó đến trong tâm trí tôi cách đây ít năm khi trên đường đi đến một nhà tang lễ thăm một người bạn có bà của anh qua đời. Khi bước vào căn phòng đón tiếp, tôi nhìn thấy xác người bà nằm đó trong quan tài. Kề bên, chồng bà, người ông của bạn tôi, ngồi trên chiếc xe lăn. Ông cầm tay bà lên từ trong chiếc áo quan và ôm lấy, trong khi nhiều người khách viếng lần lượt đến bên ông bà nói lời an ủi và chia buồn. Ngồi đó trên chiếc xe lăn, ông nhẹ nhàng vuốt ve bàn tay bà và nói với từng người khách rằng chỉ còn vài ngày nữa ông bà sắp cùng nhau mừng lễ kỉ niệm 60 năm hôn phối thì bà ra đi. Nhiều năm trước, ông đã tuyên thệ lời hứa hôn bất khả vãn hồi: hứa giữ lòng chung thủy khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng nhau mọi ngày suốt đời. Cho đến chết. Giao ước là thế đó.

     

    Đó là điều Thiên Chúa nghĩ vì nó dẫn chúng ta đến con người viên mãn nhất của ta. Giao ước hôn nhân không phải là chiếc gông cùm cột trói chúng ta lại, mà trái lại, nó giải phóng hoàn toàn năng lực tiềm ẩn của chúng ta. Giao ước sẽ tháo mở một chiều kích mới của tình yêu cho ta.

     

    Bằng cách đó, nhận thức quyết định hành vi của chúng ta. Khi bạn quan niệm hôn nhân là một giao ước do Chúa thiết lập, không thể bẻ gãy (bất khả phân li) và trường tồn, cái nhìn ấy sẽ làm thay đổi hành vi của bạn. Giao ước hôn phối trở thành mối ưu tiên của bạn. Bạn sẽ dấn thân và đặt hết các nguồn lực mình vào lời hứa đặc biệt đó. Và hành vi mới sẽ làm nên số phận. Bạn sẽ khám phá thấy những phần mới mẻ của con người mình và khả năng riêng của bạn để tăng trưởng và yêu mến vì bạn đã dấn mình vào giao ước thiêng liêng này. Bạn sẽ hướng tới điều tốt nhất là con người thực sự của bạn nhờ giao ước này, khi bạn và người bạn trăm năm của bạn cùng giúp nhau đi lên trời. Nhận thức quyết định hành vi. Hành vi quyết định số phận.

     

    Tập chú vào thánh ý Chúa thì sinh ích lợi cho sự sống hơn nhiều, thay vì chỉ tập chú vào những gì tôi muốn lúc này lúc khác. Xét cho cùng, vào một lúc nào đó thời tuổi trẻ tôi đã để mình gắn chặt vào một chiếc xe hơi cũ kĩ, tàn tạ đó thôi. Đó là lí do tại sao Giáo hội dạy Hôn nhân là một giao ước.

     

    Giao ước luôn là ưu tiên. Điều ưu tiên thì đòi hỏi phải được dành thời gian, phải nỗ lực, và luôn cần tiêu phí tiền bạc nữa. Tốt nhất, giao ước hôn nhân đáng cho ta đầu tư hoàn toàn như thế. Đó là bí quyết về điều ưu tiên.

     

    Tác giả: Dr. Allen Hunt
    Chuyển ngữ: Louis Tuấn
    Trích từ: 
    “The 21 Undeniable Secrets of Marriage”

     

HẠNH PHÚC HÔN NHÂN -

  •  
    Chi Tran chuyển

     

    MỘT SỐ SAI LẦM LỚN KHIẾN CHO HÔN NHÂN

    CỦA NHIỀU NGƯỜI KHÔNG BÊN VỮNG

     

    Ngày nay, không ít bạn trẻ, sau một thời gian ngắn kết hôn đã than thở rằng họ đã mắc phải sai lầm quá lớn khi nhắm mắt bước chân vào đời sống hôn nhân bởi họ đã vỡ mộng hoàn toàn đối người bạn đời, với cuộc sống chung đầy khó khăn vất vả, với những mối quan hệ phức tạp giữa gia đình bên vợ bên chồng, giữa họ hàng nhà trai nhà gái v.v.
     

    Thực vậy có người đã nói, “Người ta mơ mộng khi yêu nhau và thức tỉnh khi lấy nhau” (Poppée). Người ta thức tỉnh vì khi kết hôn mới nhận ra rằng họ đã mắc quá nhiều sai lầm nghiêm trọng khiến cho cuộc sống lứa đôi thật nặng nề và không hạnh phúc lâu dài như mong đợi.  

       

    Thực vậy, xưa nay một số người từng trải kinh nghiệm trong đời sống hôn nhân gia đình cũng đã không ngại khẳng định rằng: “Chỉ khi nào bạn đi được nửa đường hôn nhân, bạn mới nhận thấy thực ra hôn nhân (marriage) chỉ là ảo ảnh (mirage)”. Thật là bi quan! Hôn nhân chỉ còn là ảo ảnh vì nó không thực sự như mong đợi. Đó chỉ là một thực tế ảo trong đó tình yêu và hạnh phúc là những khái niệm mơ hồ do người ta tự suy diễn. Có người đã ví von thế này, “Tình yêu trông xa lấp lánh như hạt kim cương, nhưng lại gần đó chỉ là giọt lệ”. Tình yêu đôi lứa xem ra chỉ đẹp trong mơ mà thôi!…

     

    Trong bài viết “Những lý do đổ vỡ trong hôn nhân và nỗi đau của người ở lại” trên trang giadinhnazareth.org ngày 31-1-2019, tác giả đã chia sẻ nội dung như sau:[1]

     

    “Tác giả Thụy Sỹ Stephan Schimitz đã khắc họa góc khuất trong hôn nhân mà con người phải đối mặt. Cuộc sống đâu chỉ có vui vẻ, chúng ta còn chịu nhiều áp lực khó nói thành lời.

     

    -Ở quá lâu trong cô đơn, ta dễ cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng: Đôi lúc, ta cần một nơi để nương tựa, thoát khỏi sự tù túng, buồn chán thường ngày.

     

    -Bước vào đời sống hôn nhân, có quá nhiều thứ xảy ra mà bạn không lường trước được: Khi lập gia đình rồi, ta mới biết kết hôn chính là ‘đào hố tự chôn mình’.

     

    -Sau khi kết hôn, người ta lại mong mỏi tự do, một sự giải thoát: Áp lực gia đình, cuộc sống rồi gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến tình yêu không được như thuở ban đầu. Nhiều người không biết nên lựa chọn giữa tự do hay tiếp tục cuộc sống hôn nhân?

     

    -Suy cho cùng, hôn nhân là bản hợp đồng mà vợ chồng thỏa thuận với nhau để xây dựng cuộc sống: Đôi khi, nó cũng như sợi dây trói buộc khiến họ trở nên đè nén. Tiền bạc không mua được hạnh phúc, nhưng chính là thử thách lớn nhất cho tình yêu, có thể vượt qua nó hay không không phải ai cũng làm được.

     

    -Gia đình chỉ trở nên hoàn hảo khi có đủ cha mẹ, con cái: Đừng cố tìm lý do giải thích khi bạn cố tình từ bỏ gia đình để theo đuổi hạnh phúc khác. Có thể bạn mở rộng vòng tay, giúp một người hạnh phúc. Nhưng đổi lại, có hơn hai người phải đau khổ, trong đó có người từng cùng bạn đầu ấp tay gối, và những đứa con từng chứng kiến cha mẹ chúng vui vẻ bên nhau.

     

    -Tình yêu không thể xây dựng bằng sự dối trá: Nếu cảm thấy hết tình, hãy chấm dứt với đối tượng cũ để bắt đầu cuộc sống mới. ‘Tôi sợ người yêu buồn nên không dám nói lời chia tay’, câu nói ích kỷ, ngụy biện khiến mọi thứ trở nên phức tạp và hỗn loạn. Đôi khi, buông bỏ là cách giải thoát.

     

    -Khi một người cố tình dứt bỏ, họ cảm thấy mọi thứ thật bình thường. Nhưng nỗi đau người ở lại, đó là vết thương lòng khó chữa lành: Tình yêu, trong tâm trí của mỗi người là thứ gì đó thiêng liêng, hạnh phúc. Khi một người cố tình dứt bỏ, họ cảm thấy mọi thứ thật bình thường. Nhưng nỗi đau người ở lại, đó là vết thương lòng khó chữa lành.” (Hết trích)

     

    Nhân đọc bài trên, chúng tôi xin mạn phép bàn tới chủ đề nói về Những sai lầm trong hôn nhân, qua đó sẽ bàn sâu hơn đến 7 sai lầm nghiêm trọng khác mà nếu đôi bạn nào mắc phải thì phải hết sức cảnh giác kẻo sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng vỡ mộng và từ đó có thể dẫn đến những hệ lụy đau đớn khó lường trước được. Khi liệt kê những sai lầm phổ biến và đáng lưu ý này, chúng tôi hy vọng các bạn trẻ đang chuẩn bị xa hoặc gần cho cuộc hôn nhân của mình, sẽ suy nghĩ và cân nhắc kỹ hơn, kẻo sau này hối hận thì không kịp nữa.

    Xin giới thiệu Bảy sai lầm, đó là:

     

    1- Sai lầm trong cách hiểu về tình yêu

    Để tiến đến hôn nhân với nhau, tất nhiên đôi bạn phải gặp nhau, có cảm tình với nhau rồi tới giai đoạn tỏ tình để nói lên hai chữ “yêu nhau”. Có thể đối với họ, yêu nhau là gặp nhau, là trông thấy nhau, là hẹn hò với nhau, là ngồi cạnh nhau để tâm sự…và quả thực lúc đó tình yêu là cảm xúc cháy bừng khó tả! Điều này là hết sức bình thường trong tiến trình đi đến hôn nhân. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ đơn giản hóa tình yêu như một cảm xúc nam-nữ phát sinh do thu hút giới tính thì tình yêu đó sẽ khó bền, bởi vì cảm xúc có thể phai nhạt, sự gắn bó do giới tính có thể biến đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Do đó, đến một lúc nào đó, đôi bạn cảm thấy ngỡ ngàng vì hôn nhân không còn tình yêu nữa, trái lại chỉ còn chán ngán và hờn dỗi mà thôi.

     

    Hiểu chưa đúng về tình yêu, đó là một sai lầm khá lớn của phần đông chúng ta. Vậy, hôn nhân cần hội tụ những yếu tố tình yêu nào hầu có thể giúp cho đôi bạn đi đúng hướng và đạt được một cuộc hôn nhân bền vững và hạnh phúc? Chúng ta có thể tóm tắt một số đặc điểm cụ thể sau:

     

    - Tình yêu không đơn giản là cảm xúc hay cảm giác: ĐTC Phan-xi-cô trước đây đã từng nói: “Chúng ta đừng tầm thường hóa tình yêu, bởi vì tình yêu không chỉ đơn giản là một cảm xúc hay cảm giác, mặc dù nó có thể bắt đầu theo cách đó. Tình yêu không phải là có tất cả mọi thứ và ngay lập tức, nó không đáp ứng luận lý sử dụng và vứt bỏ. Tình yêu là sự chung thủy, là món quà và trách nhiệm.” Ngày 01-12 vừa qua, ĐTC Phan-xi-cô trong bài giảng giáo lý về đề tài “Thánh Giuse, người công chính, gương mẫu cho các đôi vợ chồng”, đã có một đoạn chia sẻ như sau:

     

    Cuộc sống của chúng ta thường không giống như những gì chúng ta tưởng tượng. Đặc biệt là trong các mối quan hệ yêu đương tình cảm, khó có thể chuyển từ logic của ‘khi bắt đầu yêu’ sang logic của ‘một tình yêu trưởng thành’. Giai đoạn đầu tiên luôn được đánh dấu bởi một sự say mê nào đó khiến chúng ta sống chìm đắm trong những tưởng tượng thường không dựa trên thực tế và các sự kiện. Nhưng chính xác là khi tình trạng mới bắt đầu yêu và những mong đợi về nó dường như kết thúc, thì đó là nơi tình yêu thực sự bắt đầu.

     

    Trên thực tế, yêu không phải là nghĩ rằng người kia, hay cuộc sống, tương ứng với sự tưởng tượng của chúng ta. Đúng hơn nó có nghĩa là hoàn toàn tự do lựa chọn để chịu trách nhiệm về cuộc sống như khi nó xảy đến với chúng ta. Đây là lý do tại sao thánh Giuse dạy cho chúng ta một bài học quan trọng. Ngài chọn Mẹ Maria với ‘đôi mắt mở to’. Sự liều lĩnh của thánh Giuse dạy chúng ta một bài học: đón nhận sự sống như nó là. Thánh Giuse làm như lời thiên thần Chúa truyền: ‘Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà...’ (Mt 1,24-25). Cũng trong bài giáo lý này, ĐTC đã đặc biệt nhấn mạnh: “Các cặp đôi Kitô giáo đã đính hôn được kêu gọi để làm chứng cho một tình yêu như thế; một tình yêu có can đảm để chuyển từ logic của ngày mới yêu sang logic của tình yêu trưởng thành. Đây là một sự lựa chọn khắt khe mà thay vì giam cầm cuộc sống, nó có thể củng cố tình yêu để tình yêu bền vững khi đối mặt với thử thách của thời gian” (Nguồn: vaticannews.va ngày 01-12-2021).

     

    - Tình yêu phải tự do và trưởng thành: Tình yêu là những tình cảm xuất phát từ con tim và được hướng dẫn bởi lý trí con người, do đó nó phải trong sáng và chân thực. Người ta có thể thích một bông hoa vì nó thơm nó đẹp rồi bỏ đi, nhưng đối với người yêu thì ta sẽ dành cho người ấy một lòng yêu mến tự thâm sâu, chân thành và bền vững. Bởi vì, “Khi yêu nhau, chúng ta cần nhau, muốn có nhau, muốn là một nửa của nhau, muốn sống trọn kiếp với nhau”. Hãy nhớ lại lời tuyên hứa khi cử hành Bí tích Hôn phối: “Anh/ Em là  nhận anh/ em  làm vợ của anh/ em, và hứa giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời anh”. Quả thực, một tình yêu chân chính, tự nguyện, có trách nhiệm bao giờ cũng bao hàm đặc tính của sự yêu thương, tôn trọng và chung thủy.

     

    - Tình yêu phải cho đi và dâng hiến: Tình yêu trong hôn nhân nếu chỉ nhắm mục đích chiếm hữu, chiếm đoạt, hưởng thụ thì ta sẽ hoàn toàn thất vọng, bởi vẻ đẹp và nhu cầu của yêu thương chính là cho đi, dâng hiến, ban tặng. Tình yêu trong hôn nhân là vị tha, cho nên khi yêu người ta không giữ lại cái gì cho riêng mình trái lại tự nguyện dâng hiến tất cả. Thực vậy, “Dâng hiến sẽ không còn nặng tính toán ích kỉ. Dâng hiến không còn hệ lụy ở việc ‘trao thân cho nhau’ mới là dâng hiến đúng nghĩa. Dâng hiến phải bắt đầu từ trong tình yêu thực sự, đó là một tình yêu tất cả vì hạnh phúc của người mình yêu. Tình yêu đó khi hiến dâng là trao ban tất cả mà không cần nhận lại, là gìn giữ cho nhau và hướng đến một tương lai chung thủy hạnh phúc. Dâng hiến đúng nghĩa cũng mang trong nó đau thương của Thập Giá, đó là sự hi sinh những đòi hỏi của xác thịt nặng nề, sự kiềm chế những ước muốn dung tục và chiến đấu với những cạm bẫy quyến rũ của Satan…[2]

     

    2- Sai lầm trong nhận thức về hôn nhân

    Một sai lầm đặc biệt khác nữa mà đa số các bạn thường mắc phải, đó là không nhận thức đúng và đủ về hôn nhân. Họ cứ nghĩ yêu nhau là đủ, lấy nhau là xong, làm đám cưới hoàng tráng là đạt mọi ước muốn… Thật ra, đó không phải là mục đích nền tảng chính yếu của hôn nhân. Nhiều danh nhân trải qua kinh nghiệm quý báu về hôn nhân đã đưa ra một số nhận định sâu sắc về hôn nhân mà ta thử bàn đến sau đây.

     

    Trước hết đôi bạn phải xác định một điều này là hôn nhân là một biến cố quan trọng nhất trong đời mình. Nó tùy thuộc vào sự chọn lựa tự do, nghiêm túc và trách nhiệm của họ. Đó không phải là một trò chơi hay hay một canh bạc nhưng là một công trình mà cả hai người phải chung tay kiến tạo suốt đời (André Maurois). Tục ngữ VN có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Hôn nhân là hôn ước trong đó hai người cùng thỏa thuận chia sẻ trách nhiệm với nhau, và đảm nhận bổn phận cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình. Có người đã nói, “Trong hôn nhân, gặp nhau là bước đầu, sống chung là bước kế tiếp, làm việc chung với nhau mới làm nên một gia đình êm ấm” (James Thurber).

     

    Sự hợp tác song phương giữa đôi bạn trong cuộc sống lứa đôi là yếu tố cực kỳ quan trọng nhờ đó hạnh phúc gia đình được đảm bảo chắc chắn. Thêm vào đó, trong cuộc sống lứa đôi, hai bạn phải có lý tưởng minh bạch và cùng chung chí hướng. Một văn hào Pháp đã nói, “Yêu nhau không là ngồi đó nhìn nhau, mà cùng nhau hướng về một lý tưởng” (Antoine de St Exupéry). Vợ chồng phải theo đuổi và cùng nhau xây dựng một mục tiêu chung cho cuộc sống hôn nhân và cho gia đình mình. Hạnh phúc sẽ không đến từ sự mơ mộng rủi may nhưng là đến từ sự trưởng thành và ý thức đúng đắn của hai vợ chồng.

     

    Như vậy, sở dĩ nhiều bạn thất bại trong đời sống hôn nhân gia đình, đó là vì họ quá chủ quan với nhận định quá hời hợt, nông cạn về mục đích ý nghĩa của hôn nhân. Họ đã vô tình đơn giản hóa hai chữ hôn nhân như là một sự may rủi, như một cuộc mạo hiểm không định hướng, hay như một chiếm hữu ích kỷ tầm thường. Kết cục của cuộc hôn nhân vội vàng, chủ quan đó đã sớm giết chết cuộc tình mà họ nghĩ rằng mình sẽ giữ được lâu dài mãi.

     

    3- Sai lầm trong việc chọn người bạn đời

    Nếu phải định nghĩa một cách nghiêm túc thì hôn nhân chính là một sự chọn lựa sáng suốt và dứt khoát với trách nhiệm lâu dài và nặng nề, là sự dấn thân triệt để trên con đường mà đôi bạn cam kết đồng hành với nhau suốt cả đời. Chính vì thế mà chúng ta phải cân nhắc, suy nghĩ, bàn hỏi, tham khảo thật nhiều trước khi quyết định kết hôn. Việc chọn lựa một bạn đời để cùng song hành cả đời là một điều cực kỳ hệ trọng. Như người ta thường nói, trong cuộc đời có năm sự lựa chọn quan trọng, đó là “Chọn bạn mà chơi, chọn thầy để học, chọn lẽ để sống, chọn việc để làm và chọn người để kết hôn”. Có lẽ trong 5 sự chọn lựa này, việc chọn lựa bạn đời là quan trọng và khó khăn nhất.

     

    Nhiều bạn trẻ sau một thời gian kết hôn buồn bã phàn nàn rằng họ đã chọn sai người bạn đời. Đối với họ, cuộc sống hôn nhân lúc này không còn đẹp như mơ nữa mà đơn giản chỉ là “thảm họa”. Nhiều bạn quyết định thà ở độc thân còn hơn cưới nhầm một người làm chồng hay làm vợ.

     

    Sự sai lầm trong chọn lựa bắt nguồn từ việc nghĩ sai, hiểu sai, đánh giá sai về người bạn đời. Có người chỉ vì ngoại hình mà quyết định lấy cho bằng được người bạn tình. Trên thực tế, nhiều cặp vợ chồng sống với nhau chỉ vài ba năm là quyết định ly hôn. Tại sao vậy? Bởi có những bạn trẻ khi yêu nhau họ không thoát khỏi những ảo tưởng và sai lầm về hôn nhân, về người bạn đời mà họ sắp kết hôn. Có người vì ham mê chút ngoại hình mà chấp nhận ăn đời ở kiếp với người mà họ nghĩ rằng sẽ là bạn đời đích thực của mình. Như có câu: “Đừng tham da trắng tóc dài, Đến khi nhỡ bữa chẳng mài mà ăn” hay “Biết bao đàn ông chỉ vì yêu một má lúm đồng tiền mà dại dột cưới nguyên cả một cô gái” (S. Leacock). Rồi có những người lấy nhau chỉ vì tiền tài, vì danh vọng, vì tiếng tăm, vì sĩ diện, vì muốn xuất ngoại…vì đủ mọi thứ lý do, chứ không phải vì hai người yêu nhau thực tình. Tình yêu chính đáng phải xuất phát từ con tim và trở về con tim. Và tình yêu đẹp nhất, bền vững nhất là tình yêu của những trái tim tự do. Hãy sáng suốt chọn lựa một nửa của mình bằng một tình yêu sáng suốt, tự do và trưởng thành.

     

    4- Sai lầm liên quan đời sống chung vợ chồng

    Một trong những sai lầm nghiêm trọng khác mà các bạn thường mắc phải đó là không hiểu tường tận sự phức tạp và khó khăn trong cuộc sống hôn nhân.  Nhiều người nuôi ảo tưởng rằng cứ yêu nhau, cứ lấy nhau, rồi sống với nhau, tự khắc mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp. Một mái tranh với hai quả tim vàng là viễn ảnh đem lại cho họ hạnh phúc lâu dài. Trong hôn nhân không thể nhắm mắt liều mạng được.[3]

     

    Một khi đụng chạm với thực tế trong đời sống vợ chồng, người ta sẽ vỡ mộng. Ca dao tục ngữ VN có câu: “Gái có chồng như gông đeo cổ / Trai có vợ như rợ buộc chân”. Lại có người đã than thở thế này, “Hôn nhân là lấy nhau, sống với nhau và sau đó là cãi nhau”. Người khác thì nhận định: “Đám cưới nào cũng hạnh phúc cả, chỉ có cuộc sống chung sau đó là có nhiều rắc rối” (Raymond Hull). Cuộc sống chung vợ chồng không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái cả đâu. Những khó khăn, thử thách, xung đột sẽ ùa đến. Nào là sự nhàm chán thường ngày, nào là những bất đồng lớn nhỏ, nào là những trục trặc trong đời sống tình dục, nào là tính cố chấp, nào là sự thiếu tin tưởng và tôn trọng nhau vv…

     

    Mặt khác, ai cũng biết rằng trong một cuộc hôn nhân bình thường thì quyền lợi của hai vợ chồng phải chịu thiệt đi mỗi người một nửa, trong khi nghĩa vụ của họ cần phải nhân đôi lên. Vì khi lập gia đình, đôi bạn nam nữ không còn sống cho mình và chết cho mình nữa, trái lại họ phải sẵn sàng chu toàn nhiều bổn phận nặng nề trong gia đình, phải hy sinh vì người khác, cho người khác. Vậy mà trong nhiều trường hợp, họ sống vô trách nhiệm. Người chồng quên rằng mình là gia trưởng. Người vợ quên rằng mình là nội tướng. Họ dành thời gian, công sức, tiền bạc cho những mục đích riêng tư cá nhân hơn là cho gia đình. Một khi hai người không còn quan tâm đến gia đình, đến bổn phận vợ chồng nữa thì hậu quả sẽ là nghèo túng, thiếu thốn, mâu thuẫn, bất đồng và ly tán. Lúc đó cả hai đều vỡ mộng.

     

    Vậy để cuộc sống vợ chồng của chúng ta thực sự êm ấm, hạnh phúc thì ta nên nhớ điều này là hôn nhân là bổn phận, là trách nhiệm, là hy sinh, là gian khổ. Như có người đã từng nói: “Hôn nhân không phải là luống hồng mà là bãi chiến trường”. Những người sống quá ảo tưởng mà không biết thích ứng với thực tế đời sống chung vợ chồng chắc chắn sẽ là người thất bại trong hôn nhân.  Một thống kê cho biết tỉ lệ ly hôn hiện nay ở Việt Nam chiếm khoảng 31%-40%, trong đó tuổi thọ hôn nhân bình quân của thế hệ 8x đưa nhau ra tòa dao động trong khoảng... 30 tháng. Ba mươi tháng đã ly hôn, nghĩa là chưa đầy ba năm cưới nhau người ta đã quyết định chia tay. Họ chia tay hẳn là có nhiều lý do, nhưng trên hết vẫn là do họ chưa được trang bị đủ hành trang để vào đời, để “đi gánh vác”, để làm vợ làm chồng, để xây dựng mái ấm gia đình. Một danh nhân đã nói, “Hãy cầu nguyện một lần trước khi ra trận, hai lần trước khi ra khơi, nhưng ba lần trước khi kết hôn”.

     

    5- Sai lầm trong cách ứng xử vợ chồng

    Có 3 sai lầm trong cách ứng xử vợ chồng mà rất nhiều người mắc phải, khiến cho cuộc hôn nhân không bao giờ hạnh phúc và khó có thể bền vững lâu dài. Đó là thiếu tôn trọng nhau, không quan tâm đến nhau và không hợp tác với nhau.

     

    - Sai lầm trong việc thiếu tôn trọng nhau: Người xưa thường nói “Phu phụ tương kính như tân”, nghĩa là vợ chồng phải kính trọng nhau như người khách quý. Việc này đối với đa số các cặp xem ra rất khó thực hiện. Trong thời gian đầu thì “Anh Anh/ Em Em” nhưng vài năm sau thì “Tôi anh/ Tôi cô”, rồi lâu hơn nữa thì không còn từ gì để nói nữa…Lúc đó thì “Nhiều cuộc hôn nhân thay vì cộng hai người lại với nhau, thì lại trừ người này khỏi người kia” (Ian Fleming). Khi không còn “tương kính như tân” nữa thì hai người sẽ là “đối thủ” của nhau, thay vì là bạn đời, bạn tình, bạn đường của nhau…Một danh nhân đã nói: “Nền tảng của tình yêu vợ chồng là yêu kính trân trọng nhau” (Elijah Fenton). Chính sự tôn trọng nhau một cách nghiêm túc mới chứng tỏ tình yêu đôi bạn dành cho nhau là chính xác và trung thực.

     

    - Sai lầm trong việc không quan tâm nhau:

    Khi mới quen nhau và yêu nhau, người ta dành bỏ nhiều thời gian, công sức để có thể gặp nhau, gần nhau, tặng quà nhau và trò chuyện với nhau hết sức sức thân thương, ngọt ngào. Nhưng một khi đã lấy nhau rồi, có người chỉ một thời gian ngắn thôi đã rơi vào tình trạng xơ cứng, lạnh lùng, nhiều lúc vô tâm, vô cảm nữa. Nếu tình trạng này kéo dài thì cuộc hôn nhân sẽ có nguy cơ đổ vỡ.   

     

    Vậy đôi bạn hãy thường xuyên quan tâm đến nhau, vì đó là mệnh lệnh của tình yêu và là quy tắc vàng của đời sống hôn nhân hạnh phúc. Khi yêu, người ta có thể làm tất cả vì nhau và cho nhau. Việc quan tâm đến nhau phải được coi là một trong những “hạng mục ưu tiên” hàng đầu để giữ cho cuộc hôn nhân bền vững, hạnh phúc.

     

    Quan tâm từ việc nhỏ đến việc lớn. Mỗi người coi nhau như đối tượng chăm sóc thường xuyên. Không phải chỉ có kiểu lãng mạn “nâng khăn sửa túi” lúc ban đầu, mà suốt cả cuộc hành trình đời sống lứa đôi, hai bạn phải chăm sóc, nâng đỡ, hỗ trợ nhau cách tận tình và chu đáo. Nhiều khi chỉ một việc nhỏ thôi cũng đủ hâm nóng tình yêu, vốn rất mong manh, nhờ đó hai bạn vững vàng yên tâm đi tới đích. Có một ý kiến thế này: “Sẽ bớt đi những vụ li dị nếu quý bà tân thời ngày nay chăm lo cho chồng con hơn là chăm sóc các món hàng hạ giá ở siêu thị”. Trên thực tế, có nhiều bà vợ than phiền rằng họ rất buồn tủi và cô đơn vì hầu như ông chồng chẳng tỏ ra quan tâm gì tới họ. Sau một ngày làm việc bên ngoài về nhà, chồng chỉ kịp ăn uống vội vàng rồi chui vào phòng xem TV hoặc chơi game. Nếu sự việc cứ tái diễn lâu dài như thế này, thì chắc chắn cuộc hôn nhân sẽ sớm rơi vào tình trạng tan vỡ… 

     

    - Sai lầm trong việc bất hợp tác với nhau:

    Dân gian có câu “Vợ chồng như đũa có đôi”, có nghĩa đôi bạn là một nửa của nhau, một cặp với nhau và họ cam kết đồng hành với nhau trọn đời. Vậy thì không có lý gì mà họ lại sao nhãng, lơ là việc hợp tác với nhau trong mọi công việc trong gia đình. Đây là một sai lầm lớn mà nhiều bạn mắc phải.

     

    Chúng ta nên nhớ rằng đôi bạn nào biết chia sẻ, gánh vác trách nhiệm chung với nhau trong gia đình thì sẽ biến gia đình ấy luôn là một tổ ấm lý tưởng. Thực tế cho thấy, nhiều bạn trẻ sau một thời gian ngắn kết hôn tỏ ra khá thất vọng vì vợ hay chồng không biết chia sẻ trách nhiệm chung gia đình. Người ta lấy lý do bận công việc làm ăn, bận giao tiếp ngoài xã hội nên không còn sức lực, thời gian lo việc nhà nữa. Thông thường thì người vợ phải gánh hết những nhiệm vụ trong gia đình, với danh nghĩa là “nội tướng”. Điều đó xét ra thiệt thòi cho nữ giới. Ông bà ta thường nói, “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Điều đó không có nghĩa là trong gia đình có một sự phân công một cách cứng ngắc, cố định, mà đây chỉ hiểu là ai cũng có nhiệm vụ xây dựng, gánh vác việc chung trong gia đình, theo kiểu “Kẻ thì xay lúa, người thì bồng em”. Vợ chồng vì thế hãy tạo điều kiện để có thể làm việc với nhau để chu toàn trách nhiệm chung.

     

    Có người đã nói: “Trong hôn nhân, gặp nhau là bước đầu, sống chung với nhau là bước kế tiếp, làm việc chung với nhau mới làm nên một gia đình êm ấm” (James Thurber). Trong gia đình dường như lúc nào cũng có nhiều vấn đề phải giải quyết và đối phó, nếu hai bạn cùng hiệp lực, đồng tâm nhất trí nắm tay nhau thực hiện thì việc gì cũng xong. “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn”. Sự thành công của hôn nhân không do tài năng của một người mà chính là do sự đồng tâm hiệp ý của cả hai người.  

     

    6- Sai lầm trong cách giải quyết những xung đột trong đời sống

    Chúng ta biết rằng, vợ chồng nào mà chẳng có lúc bất đồng, mâu thuẫn, cãi cọ nhau. Phải coi đó là chuyện bình thường, vì ông bà ta đã nói “Cái chén cái bát còn xô xát nhau, huống chi con người...”. Tuy nhiên, để duy trì được hòa khí lâu dài thì đôi bạn phải tránh triệt để một số sai lầm sau.

     

    1- Không cố kéo phần thắng về mình:  

    Khi xảy ra xung đột giữa hai người, nếu ai cũng muốn là kẻ chiến thắng thì sẽ chẳng giải quyết được gì. Các chuyên gia đã nói rằng, “Bạn đang cãi nhau cho mục đích hôn nhân của mình, chứ không phải cãi để thắng bạn đời, cãi để ăn thua nhau”. Do đó, trong nhiều trường hợp, chúng ta phải chấp nhận điều này là có một số vấn đề lớn/ nhỏ mà ta sẽ không bao giờ đi đến thống nhất hay giải quyết được. Nhưng nếu ta yêu nhau thực tình thì chuyện gì cũng sẽ giải quyết được. Như ông bà ta nói, “Yêu nhau trăm sự chẳng nề/ Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”. Cách giải quyết xung đột, mâu thuẫn thông thường nhất là thấu hiểu nhau, thỏa hiệp với nhau và nhượng bộ nhau.

     

    2- Không biết nhường nhịn và lắng nghe nhau:

    Ca dao tục ngữ VN có câu: “Chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi nhỏ lửa một đời chẳng khê”. Không có giải pháp nào đơn giản mà lại hiệu quả hơn là sự nhịn nhục trong lúc nóng giận, xung đột. Chính vì vậy mà ông bà ta đã đúc kết thành một kinh nghiệm quý báu, đó là “Một sự nhịn chín sự lành”. Khi người này biết nhường nhịn người kia thì chắc chắn sự lành sẽ tới. Tục ngữ VN có câu: “Thương nhau chín bỏ làm mười”. Nhường nhịn nhau không phải là sự thất thế, thua thiệt nhưng đó là dấu chỉ của một tình yêu chín chắn, trưởng thành.

     

    Ngày nay người ta cũng nói nhiều đến nghệ thuật nhượng bộ trong đời sống vợ chồng, coi đó như là một giải pháp rất hiệu quả nhằm giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa hai vợ chồng. Nhượng bộ không phải là thái độ yếu thế, buông xuôi tiêu cực, không dám đương đầu với bất kỳ khó khăn hay rắc rối nào. Nhưng đó là thái độ và phản ứng có chọn lựa, có cân nhắc, có suy nghĩ. Ngạn ngữ Anh có câu: “Nhượng bộ không phải là hạ mình; nhận lỗi không phải là nhục nhã”.   

     

    Trong lúc hai vợ chồng bất đồng, người nào biết cách nhượng bộ, người đó là người chiến thắng. Sự nhượng bộ sẽ đem lại hòa khí trong gia đình và nhất là có sức mạnh thuyết phục phía-bên-kia cũng nhượng bộ như mình. Đúng như câu nói xưa, “một sự nhịn chín sự lành”, nghĩa là nếu biết nhịn nhục, ta sẽ dễ dàng làm lành với nhau và cuộc chiến sẽ mau chóng kết thúc... Tác giả André de Mission đã viết: “Tìm hiểu nhau ba tuần, yêu nhau ba tháng, cãi nhau ba năm và nhường nhịn nhau suốt quãng đời còn lại”. Trong đời sống gia đình, ai mà chẳng mong ước hòa khí. Nếu cả hai bạn đều có thiện chí muốn nhượng bộ để làm hòa với nhau, thì chắc chắn gia đình sẽ êm ấm. Văn hào Alfred Musset đã nói: “Trong tình yêu, niềm khoái lạc nhất là lúc làm lành với nhau sau khi cãi vã”. 

     

    3- Không kéo dài cơn giận dỗi:

    Cũng trong bài giảng giáo lý về đề tài “Thánh Giuse, người công chính, gương mẫu cho các đôi vợ chồng” ngày 01-12 vừa qua, ĐTC Phan-xi-cô đã có một đoạn chia sẻ cho các đôi vợ chồng là hãy làm hoà với nhau trước khi đi ngủ. Theo ĐTC, tình yêu của một cặp đôi phát triển trong cuộc sống và trưởng thành mỗi ngày. Tình yêu thời hứa hôn hơi lãng mạn, nhưng rồi nó bắt đầu trưởng thành mỗi ngày, với công việc, với con cái chào đời. Đôi khi sự lãng mạn mất đi một chút, nhưng tình yêu trưởng thành. Việc cãi nhau giữa vợ chồng là cơm bánh hàng ngày, đôi khi chén dĩa cũng bay. Nhưng làm thế nào để điều này không tổn hại đến cuộc sống hôn nhân? Ngài nhắn nhủ: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hoà. Bởi vì chiến tranh lạnh của ngày hôm sau rất là nguy hiểm. Đừng để ngày hôm sau bắt đầu trong chiến tranh. Vì thế hãy làm hoà trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp các bạn trong đời sống hôn nhân. (Nguồn: vaticannews.va ngày 1-12-2021).

     

    Thực vậy, nếu mối bất hòa giận dỗi cứ kéo dài âm ỉ từ ngày ngày qua ngày kia, thì một ngày kia nó sẽ trở thành cuộc chiến tranh lạnh căng thẳng, rồi từ đó nếu ta không kịp thời dập tắt, nó sẽ trở bùng nổ to lớn nghiêm trọng xảy ra những vụ bạo lực trong gia đình, khiến cả hai chẳng còn muốn sống với nhau nữa. Lúc này, sự chia tay dường như đã được dự báo trước.

     

    7- Sai lầm do đồng hóa tình yêu với tình dục

    Rất nhiều bạn cho rằng trong hôn nhân tình yêu và tình dục là một. Lý do hai bạn nam nữ đến với nhau, lúc đầu là do họ có tình cảm với nhau. Dần sau đó là yêu thích, quyến luyến, nhớ nhung nhau. Sau nữa là xu hướng đam mê, kích thích tình dục do bản năng khác biệt giới tính thúc đẩy, lôi kéo người nam đến với người nữ. Lúc này người ta thiên về tình yêu nhục dục. Một tác giả đã nhận định: “Tình yêu không phải chỉ là một cảm xúc rạo rực của thân xác; Cũng không phải là một lối yêu nhẹ dạ, hời hợt, lãng mạn hay chỉ chơi qua đường; Tình yêu không phải chỉ ở thỏa mãn của đam mê, si tình, bất chấp đạo nghĩa; Tình yêu không phải chỉ là tình dục, hưởng thụ như một dụng cụ... Con người đã lạm dụng tính dục - nhân danh tình yêu ngay cả khi không yêu thương chút nào”.[4]

     

    Ta cần phân biệt tình yêu khác với tình dục. Trong hôn nhân, tuy tình dục giữ một vai trò cực kỳ quan trọng nhưng không phải là tất cả. Tình dục khẳng định tình yêu và tăng cường gia vị cho tình yêu nhưng nếu không yêu nhau chân thực thì đó chỉ là cách trả món nợ đồng sàng mà thôi. Hạnh phúc đích thực sẽ đến từ trái tim và khối óc hơn là từ những cảm xúc nhất thời. Sự hòa hợp về thể xác luôn đòi hỏi cả sự hòa hợp về tâm hồn, như thế mới làm nên bản nhạc cuộc đời được. Sinh hoạt tình dục trong đời sống vợ chồng đến một lúc nào đó sẽ già nua và xuống cấp theo thời gian, nhưng tình yêu thì mãi xanh tươi. Cuộc sống hạnh phúc của các đôi vợ chồng già sẽ không còn tùy thuộc vào những sinh hoạt tình dục như hồi trai trẻ nhưng thông qua một thứ ngôn ngữ kỳ diệu của trái tim, đó là tình yêu.    

     

    Ta từng biết rằng, tình dục đóng vai trò rất quan trọng trong tình yêu vợ chồng, và mặc dù tình dục khác tình yêu nhưng không tách biệt khỏi tình yêu được. Tuy nhiên cũng không được lẫn lộn coi tình dục là tình yêu để chỉ thỏa mãn tình dục mà dẹp bỏ tình yêu. Tình dục mà không có tình yêu thì chỉ là thứ nhu cầu của bản năng thú vật, trái lại tình yêu vợ chồng mà không có tình dục cũng không phải là tình yêu đúng nghĩa.[5]

     

    Thực tế cho thấy một cuộc hôn nhân quá coi trọng chuyện tình dục sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng ngoại tình hay nói môm na là “Ông ăn chả, bà ăn nem”. Khi chuyện tình dục giữa hai người có “vấn đề”, nghĩa là xảy ra khủng hoảng tình dục vợ chồng, chẳng hạn sự mất hòa điệu tình dục, sự nhàm chán chuyện chăn gối, sự lạnh nhạt do nhiều nguyên nhân, khiến cho hai vợ chồng xa cách, chán nản và có thể nghi ngờ lòng chung thủy của nhau, lúc đó sẽ dễ dàng xảy ra chuyện ngoại tình.  Bên cạnh đó sẽ xảy ra những xung đột, cãi vã, bất hòa giữa hai vợ chồng và nếu những mối bất hòa này không được giải quyết kịp thời thỏa đáng thì sẽ dẫn đến đổ vỡ, ly hôn. 

     

    Giáo lý Hội thánh CG đã dạy rằng: “Nhờ khả năng tính dục, người nam và người nữ hiến thân cho nhau qua những hành vi dành riêng cho vợ chồng. Tính dục không chỉ là hành vi sinh lý, nhưng liên can đến những điều thâm sâu nhất của nhân vị. Tính dục chỉ thực sự xứng đáng với con người, khi nó là thành phần không thể thiếu của tình yêu giữa người nam và người nữ đã cam kết hiến thân cho nhau trọn vẹn suốt đời” (Số 2361).

     

    Đức thánh GH Gio-an Phao-lô II trong Tông huấn những bổn phận gia đình Ki-tô hữu (FC) cũng đã chỉ rõ: “Tính dục mà nhờ đó người nam và người nữ hiến mình cho nhau bằng những hành vi riêng biệt và chỉ dành cho đôi bạn, tính dục ấy không phải là một điều thuần túy sinh lý, nhưng có liên hệ đến nhân vị trong mức thâm sâu nhất mà nhân vị ấy có được. Tính dục ấy chỉ được thực hiện một cách nhân bản đích thực, nếu nó là một thành phần làm nên tình yêu, trong đó người nam và người nữ hiến thân trọn vẹn cho nhau cho đến chết… ” (số 11) ./.

     

    Aug. Trần Cao Khải

     
     

HẠNH PHÚC HÔN NHÂN -

  •  
    Chi Tran

     

    CÁC BÍ QUYẾT CỦA MỘT HÔN NHÂN HẠNH PHÚC
    10 – BÍ QUYẾT CHIẾC GIƯỜNG NGỦ

    Thư Do Thái (Hipri) nói:

    "Ai nấy phải tôn trong hôn nhân, chớ làm cho loan phòng ra ô uế, vì Thiên Chúa sẽ xét xử các kẻ gian dâm và ngoại tình". (Do thái 13, 4)

     

    WHĐ (14.9.2021) - Nếu bạn cảm thấy phiền toái khi vợ chồng ở với nhau, thì hôn nhân đã lâm vòng nguy hiểm.

     

    Gần một phần tư các cặp vợ chồng Hoa Kỳ không còn ngủ chung giường. Các nhà xây dựng nhà dân dụng cho các gia đình báo cáo ngày càng tăng con số yêu cầu thiết kế một dãy các phòng ngủ chính riêng biệt và họ dự kiến những yêu cầu đó rồi sẽ trở thành tiêu chuẩn chung của thiết kế các căn nhà mới.

    Đôi khi đó là vì lí do sức khỏe như: bị rối loạn giấc ngủ, tiếng ngáy, hoặc hội chứng chân không yên (khi ngủ). Có khi vì lí do khác, đó như là một bước khác giúp hôn nhân tiếp tục sống còn. Như diễn viên hài kịch Rodney Dangerfield hay nói: “Vợ chồng chúng tôi ngủ trong phòng riêng mỗi người. Chúng tôi đi nghỉ theo chương trình riêng. Chúng tôi có những tài khoản ngân hàng riêng. Chúng tôi đang cố làm mọi sự để có thể giữ cho hôn nhân này tiếp tục tồn tại”.

     

    Bí quyết chiếc giường ngủ đối nghịch với dòng sự kiện này. Chúng ta có thể chấp nhận đôi khi vợ chồng cần phải ngủ riêng. Cũng thế, mọi người chúng ta đều đồng ý đó không phải là một lựa chọn tối ưu. Chấp nhận một điều không có nghĩa là đó là điều đáng ta mong muốn. OK không có nghĩa đó là điều tốt nhất. Bí quyết chiếc giường ngủ quan trọng hơn chúng ta tưởng. Và, nói cho ngay, nó là một mầu nhiệm sâu xa.

     

    Chỉ để hôn nhân tồn tại thôi thì khác với thực sự triển nở phong nhiêu. Có thể bạn đang đọc quyển sách này là vì bạn biết rằng Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ để dành cho nhau, và hôn nhân thì nối kết hai con người ấy lại với nhau thành một thực thể duy nhất suốt cuộc đời. Hôn nhân tạo lập dây liên kết đặc biệt, một sự kết hợp đơn nhất. Thiên Chúa hành động trong hôn nhân theo một cách thức không giống như trong các mối quan hệ khác, bằng cách tạo nên một sợi dây liên kết huyền nhiệm, năng động và biến đổi từng ngày.

     

    Không có gì làm cho sợi dây liên kết huyền nhiệm ấy mang lấy một xác thể hữu hình bằng chiếc giường hợp cẩn. Tôi không nói về sex ở đây. Đúng hơn, tất cả bí quyết này nằm ở sự thân mật vợ chồng. Và nó là một mầu nhiệm như chính sự kết hợp phu thê.

     

    Dẫu sao, khi hai người đã nên một, có cái gì đó độc đáo và đặc biệt khi chia sẻ chung giường ngủ. Là cái gì đó còn sâu xa hơn sự gần gũi xác thịt. Thủ thỉ tâm tư, yêu thương ngọt ngào, vuốt ve âu yếm, đôi khi còn giành giật chăn gối, tất cả đều có thể xảy ra. Sự thân mật vợ chồng như thế đó, nó đi vào thâm sâu và chỉ lớn dần theo mỗi buổi chiều hôm, ngày lại ngày, tuần qua tuần, sau nhiều tháng năm ở cùng nhau.

     

    Gần đây tôi có đi thăm một người bạn cũ, Jill, trong ít ngày. Chị ấy bây giờ sống một mình, chúng tôi đã không gặp nhau mấy năm nay.  Chồng chị ấy bị yếu đi nhiều vì một căn bệnh mạn tính nhiều năm nay. Những tháng sau cùng này, anh phải chuyển vào một trung tâm điều dưỡng để được chăm sóc liên tục. Mỗi ngày, Jill ngồi bên anh trong căn phòng bệnh hầu như suốt ngày, hỏi thăm nói chuyện khi anh thức, chị đan áo khi anh ngủ.

     

    Trong lúc chúng tôi nói chuyện với nhau, tôi hỏi Jill về chuyện chị đã chăm sóc chồng trong từng ấy năm, thế cái gì còn đọng lại nổi bật nhất qua việc rất đáng ngưỡng mộ chị phục vụ chồng khi anh ấy qua đời. Chị trả lời, “Anh ấy biết mình sắp chết trong ngày cuối cùng. Tôi ngồi với anh trong căn phòng và chúng tôi hồi tưởng lại những kỉ niệm trong năm mươi năm hôn phối. Anh nhìn tôi và xin tôi, ‘Em yêu, em có thể xích lại gần nằm bên anh đây ít phút được không?’ Thế là tôi leo tọt lên chiếc giường của viện điều dưỡng nằm kề bên anh ấy, và chúng tôi ôm nhau một chốc lát.

     

    “Chúng tôi nhớ lại chiếc giường đầu tiên của chúng tôi những năm đầu tiên cuộc hôn nhân. Nó chỉ là một chiếc giường đôi. Chúng tôi cười vui và nhớ lại chiếc giường bé tí đó và những ngày xa xưa đó. Tôi rời khỏi chiếc giường viện điều dưỡng và trở về nhà chiều tối hôm ấy.

     

    Vào khoảng hai giờ sáng viện điều dưỡng gọi tôi báo tin ông lên cơn đau tim và đã ra đi. Tôi nghĩ ông đã biết mình sắp ra đi, và đó là lí do tại sao ông muốn chúng tôi nằm kề bên nhau trên chiếc giường một lần cuối cùng. Chỉ để mà chia sẻ sự gần gũi cho nhau”.

     

    Kí ức tuyệt vời của Jill khuấy động cái gì đó rất sâu về phẩm giá và ý nghĩa của hôn nhân kéo dài suốt một đời người, một cuộc đời với bao thăng trầm nhưng bén rễ sâu trong một tình yêu, tình bạn, và tình thương dành cho nhau và cho Thiên Chúa. Kinh nghiệm sau cùng cả hai anh chị cùng chia sẻ, cách nào đó, toát lên được cái tinh thần của câu Thư Hípri 13,4: «Ai nấy phải tôn trọng hôn nhân, chớ làm cho loan phòng ra ô uế …».

     

    Cuộc hôn nhân này kết thúc tốt đẹp và đã dạy chúng ta, những người còn lại, một bài học thật hay biết thế nào là sự chung thủy, tình yêu, và đức hạnh.

     

    Thực sự khó mà mô tả. Có một yếu tố huyền nhiệm và thánh thiêng nơi chiếc giường chung ấy, nơi đó diễn ra cái gì đó rất riêng tư như giấc ngủ, hơi thở khò khè, và vâng, cả việc vợ chồng cũng ở đó.

     

    Anita và tôi đã sắm một chiếc giường ngủ kích cỡ to hơn giường đôi một chút cách đây vài năm. Chúng tôi đã sử dụng chiếc giường đôi trong hai mươi năm đầu đời hôn nhân. Tôi thích chiếc giường đôi đó. Tôi vui thích những lần chúng tôi giỡn cợt đánh nhau trên chiếc giường đó, một cái thọt cùi chỏ ở chỗ này, một cái thúc đầu gối chỗ kia, hai cơ thể tơi tả quấn lấy nhau. Sự gần gũi vợ chồng, cái cảm giác ta với mình là một, từ đó mà lớn lên mỗi ngày, không thể có cách nào khác. Tôi cảm thấy được kết nối kì lạ với vợ tôi, hòa nhập hóa thân thế nào đó với nàng. Chúng tôi chỉ là một.

     

    Việc chung giường còn giúp hóa giải những xung đột. Tôi có tính hay hờn dỗi. Nó không tốt, Anita phải mất nhiều năm cố giúp tôi loại bỏ thói hư ấy. Cô ấy thích hòa giải và hóa giải mọi sự trước khi chúng tôi đi ngủ. Cô ấy luôn nhắc nhở tôi, “chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn. Chớ để ma quỷ thừa cơ lợi dụng” (Ep 4,26-27). Việc chung giường buộc phải giải quyết mọi sự. Tôi phải biểu lộ những suy nghĩ, hay cảm xúc về mọi chuyện vì tôi đang nằm ngay kề bên nàng. Chiếc giường không cho tôi chọn lựa khác.

     

    Bạn hiểu điều chính yếu cho nhé. Nếu một người chồng hay người vợ luôn muốn có thời gian cá nhân riêng tư nhiều hơn nữa, có nhiều thời gian hơn nữa cho bạn bè của mình, nhiều không gian cá nhân riêng tư hơn nữa cho mình, trong kì nghỉ lễ hay nghỉ hè, có phòng ngủ riêng, thì hôn nhân đang đi sai đường. Nếu bạn cảm thấy phiền hà khi vợ chồng ở cùng nhau, thì hôn nhân đang lâm vòng nguy hiểm. Cũng như thế, khi một người chồng dùng rượu bia hay thuốc gây nghiện làm tê dại, đó thường là một tín hiệu báo động hôn nhân không ổn, vì anh ta không còn vui thích ở bên vợ mình trọn vẹn. Anh ta đang sử dụng các chất kích thích để tạo ra khoảng cách. Không còn muốn chung giường thường là tín hiệu báo anh không còn vui thú gần gũi với nhau nữa.

     

    Khi dây liên kết hôn phối bắt đầu bị xói mòn, những tín hiệu cờ đỏ lần hồi phất lên cảnh báo. Những chuyện đối với nhiều người dường như nhỏ nhặt, như vợ chồng không còn ngủ chung giường với nhau nữa, thường báo hiệu những vấn đề ở tầng sâu hơn. Đang có sự rạn nứt sâu xa nào đó mà vợ/chồng có thể mơ hồ cảm thấy niềm tin và sự thân mật suy giảm. Khi sự thân mật và niềm tin bắt đầu biến mất, hai người không còn thấy thỏa mãn hay thoải mái khi ở bên nhau nữa.

     

    Cũng như thế, chúng ta thường khó thấy những “vi trùng” mầm bệnh lẻn vào trong mối quan hệ và hành vi của chúng ta. Xin hãy nhớ lại bí quyết gần gũi qua những việc nhỏ. Khi những động thái tiêu cực hằng ngày hai vợ chồng dành cho nhau nhiều hơn hẳn những động thái tích cực, những dấu hiệu sinh tử của cuộc hôn nhân sẽ lóe lên báo động cho người chồng và người vợ, dù họ có nhận thấy hay không. Dấu hiệu báo động lớn nhất là các thói quen truyền đạt thiếu tính xây dựng (bốn người cưỡi ngựa trong sách Khải huyền 6,1-8): chỉ trích, khinh bỉ, ngăn chặn, và tự vệ. Khi những thói quen này lặp đi lặp lại thường xuyên thành như một lệ thường, hôn nhân càng mau đến hồi khai tử. Đôi bạn có thể không để ý, nhưng bốn con ngựa-người này đang hủy hoại ở tầng sâu của niềm tin và sự thân mật, vốn thuộc nền tảng nâng đỡ hôn nhân.

     

    Chỉ trích và tự vệ có thể ban đầu có vẻ như là chuyện nhỏ nhặt, nhưng đó là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng sâu xa có tính quyết định. Thường điều đó cũng đúng cho bí quyết chiếc giường ngủ. Chọn ngủ giường riêng có thể như là chuyện nhỏ và không mấy quan trọng lúc này, nhưng nó thường chỉ đến một sự li thân sâu hơn đã phát triển dần trong hôn nhân.

     

    Bí quyết chiếc giường ngủ là một mầu nhiệm. Hôn nhân cũng thế. Các bí tích cũng là một mầu nhiệm, nhưng Thiên Chúa xuất hiện mỗi lúc theo một thể thức. Dĩ nhiên, Thiên Chúa là cội nguồn Mầu nhiệm. Và Ngài đã tạo dựng chúng ta cho sống trong tình thân mật – một sự thân mật với Thiên Chúa qua dấu chỉ bí tích, đó là sự thân mật thiêng liêng mà chiếc giường hợp cẩn trao cho đôi vợ chồng theo cách đặc biệt riêng của nó.

     

    Tác giả: Dr. Allen Hunt
    Chuyển ngữ: Louis Tuấn
    Trích từ: 
    “The 21 Undeniable Secrets of Marriage”