18. Chia Sẻ Tại Nhà Quàn

CHIA SẺ TẠI NHÀ QUÀN - CẦN BUÔNG XUỐNG NGAY

Còn gì không buông xuống được đây?
CHI TRẦN
 
Một nhà doanh nghiệp rất nổi tiếng, cứ cách một đoạn thời gian, ông lại dẫn theo vợ con đến nơi hỏa táng để xem. Có người không hiểu, hỏi ông nguyên do. Ông nói rằng, chỉ cần đến nơi hỏa táng, cái tâm nóng nảy sẽ rất mau chóng an tĩnh lại, thấy danh lợi tiền tài thật nhẹ nhàng.
hoa thieu 1Ở nơi hỏa táng này, không kể bạn là quan to quý tộc quyền cao chức trọng, uy danh hiển hách hay là một người dân bình thường, nghèo rớt mồng tơi, không ai biết đến, cuối cùng đều sẽ phải đến đây, chung một tư thế, lặng yên nằm xuống, sau đó bị đưa vào bên trong lò hỏa táng đang bốc cháy ngùn ngụt, khi trở ra lần nữa, thì chỉ là một chiếc hộp vuông nho nhỏ được bọc trong tấm vải đỏ.
 
- Khi đến chẳng mang theo thứ gì, khi đi chỉ như một làn khói. Đời người chính là đơn giản như vậy! Vinh hoa phú quý phút chốc thoáng qua, ân ái tình thù cũng chỉ như cát bụi.
Hôm nay sống trong một thế giới vật chất dục vọng tràn lan, bên cạnh chúng ta là đầy những cám dỗ mê hoặc: quyền lực, địa vị, tiền bạc, mỹ sắc…, hễ không cẩn thận, thì trong tâm sẽ dậy sóng. Nội tâm chúng ta vốn dĩ trong sáng, thuần tịnh, bình lặng sẽ trở nên ngông cuồng, ngạo mạn và tư lợi.
 
- Khi bạn cảm thấy hiện thực và lý tưởng có sự chênh lệch,
Khi bạn cảm thấy uất ức thương tâm, không có người hiểu bạn,
Khi bạn vì ân oán tình thù mà canh cánh trong lòng,
Khi bạn vì lợi ích được mất mà so đo tính toán,
Khi bạn khom lưng chau mày đối với quyền thế,
Khi bạn vì địa vị cao thấp mà mưu tính hại nhau…, 
 
Sao bạn không đi đến nơi hỏa táng xem thử, đối diện với một nắm tro bụi, bạn còn có gì không buông xuống được đây? 
hoa thieu 2 
Đã biết chốn ni là quán trọ
Hơn, thua, hờn oán.. để mà chi!
Thử ra ngồi xuống bên phần mộ
Hỏi họ mang theo được những gì..
Chốn ấy trăm năm ngỡ tít mờ
Đâu ngờ ập đến tựa cơn mơ.
- Sống Thương và Hiểu từng giây phút
Ngay kiếp mong manh gặp bến bờ..

Như Nhiên (bài do bạn Mậu Trần giới thiệu)

NG

CHIA SẺ TẠI NHÀ QUÀN - TRỞ VỀ CAT BỤI

  •  
    Hung Dao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
     
     
    Jul 23 at 2:04 PM
     
     
     
     
    Subject:Re : tranh đấu - hơn thua - chửi bới - nhục mạ - quấy nhiễu - làm khổ nhau - cuối cùng được gì ?
     

     

     

     


    TRỞ VỀ CÁT BỤI
    TRỞ VỀ CÁT BỤI
     
    image

    TRỞ VỀ CÁT BỤI
    Nhật ký sau khi chết (không đọc phí một đời)

    - Vào một ngày, khi người không còn nữa, đứng cạnh thân xác đang nguội lạnh, cứng đờ người đã thấy...
    Người ghét ta, nhảy múa vui mừng
    Người thương ta, nước mắt rưng rưng.

    - Ngày Động Quan...thân thể ta nằm sâu dưới lòng đất mẹ hướng về trời tây.
    Người ghét ta, nhìn nấm mộ của ta, niềm vui hiện rõ trên gương mặt.
    Người thương ta, chẳng nỡ quay đầu nhìn lần cuối.
    - Ba Tháng sau, thân xác ta đang dần chương sình, bốc mùi hôi thối, thuở còn sống ta vô cùng ghét côn trùng, giờ đây giòi bọ đang nhăm nhi cái thân mà ta cả đời nâng niu, tàn sát sinh mạng để cung phụng cho nó đủ thức ngon, mặc đẹp, đắp vào bao nhiêu tiền của.

    - Một Năm Sau: thân thể của ta đã rã tan…nấm mộ của ta mưa bay gió thổi...ngày giỗ ta, họ vui như trẩy hội, mở tiệc hội họp ca nhạc, ăn uống linh đình.
    Người ghét ta, lâu lâu trong buổi trà dư tửu hậu nhắc đến tên ta...họ vẫn còn bực tức.
    Người thương ta, khi đêm khuya vắng lặng, khóc thầm rơi lệ tìm ai bày tỏ.

    - Mười Năm Sau: ta không còn thân thể nữa, chỉ còn lại một ít xương tàn.
    Người ghét ta, chỉ nhớ mơ hồ tên ta, họ đã quên mất gương mặt của ta.
    Người yêu thương ta nhất, khi nhớ về ta có chút trầm lặng. Cuộc sống xô bồ dần dần làm phai mờ đi tất cả.

    - Vài Chục Năm Sau...nấm mộ của ta hoang tàn không người nhan khói, quan tài nơi ta nằm đã mục nát, chỉ còn một mảng hoang vu.
    Người ghét ta, đã già lú cũng quên ta rồi.
    Người yêu thương ta nhất, cũng tiếp bước ta đi vào nấm mộ.

    - Đối Với Thế Giới Này...
    Ta đã hoàn toàn trở thành hư vô, không ai biết ta từng tồn tại, bạn bè, đồng nghiệp, người thân, mỗi người một nơi, kẻ già, người chết, những gì ta dùng đã mất, những gì ta để lại rơi vào tay kẻ khác.
    Ta phấn đấu, hơn thua, tranh giành cả đời, cũng không mang theo được nhành cây ngọn cỏ. Tiền tài, gia sản mà ta cố giữ, cố thủ đoạn, mưu mô để có cũng không mang được một phần hư danh, vinh dự hão huyền nào.

    - Ta nhận ra sống trên đời này, bất luận là giàu sang phú quý hay bần tiện nghèo nàn. Khi nhắm mắt, xuôi tay phải bỏ lại tất cả, trả hết cho đời. Cái ta mang theo được, chính là cái ta đã cho đi là đạo đức là tình thương. Bất giác ta có chút ân hận, lòng lâng lâng một nỗi buồn khó tả, cứ da diết, da diết mãi không thôi.

    *SUY TƯ VÀ HÀNH ĐỘNG: Bao nhiêu phồn hoa, thoáng qua phút chốc. Trăm năm sau, chỉ còn lại một nắm cát vàng.
    Cuộc đời như nước chảy hoa trôi, lợi danh như bóng mây chìm nổi, chỉ có tình thương ở lại đời.
    Đã biết chốn này là quán trọ...
    Hơn thua hờn oán để mà chi...
    Thử ra ngồi xuống bên phần mộ.
    Hỏi họ mang theo được những gì
     
     
     
    Inline image
    Inline image

    __._,_.___
     


     
     
     

CHIA SẺ TẠI NHÀ QUAN - SUY VỀ CÁI CHẾT

 

  • Henry Tran - Nov 11 at 12:11 AM
     
    CHẾT !!!
     
    Chết! Chuyện xui xẻo, dường như ai cũng tránh né và không muốn đề cập đến nó. Thế nhưng, dù muốn hay không, dù có niềm tin tôn giáo hay vô thần đi chăng nữa, thì cuộc hành trình của mỗi người chúng ta dù ngắn hay dài, tất cả đều được kết thúc bằng cái chết. Có thể nói, đứng trước cái chết không ai nói hay và cũng không ai có khả năng để từ chối nó. Đó là sự thật không tránh khỏi. Vì thế, chẳng phải vô lý mà cố nhạc sĩ họ Trịnh đã đặt suy tư của mình trên dòng nhạc.
     
    “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi,
    Để một mai tôi về làm cát bui.” (Trịnh Công Sơn – Cát Bụi)
     
    Sở dĩ người ta không muốn nói hay không muốn bàn đến cái chết, vì chết là sự ly biệt, là giọt nước mắt chảy dài của kiếp người. Hay nói một cách khác, chết là một hình thức của đau khổ. Tuy nhiên, với cuộc sống bình thường, chúng ta có thể làm một điều gì đó để chuẩn bị cho cái chết, hay nói đúng hơn là mỗi người có thể tìm một phương thế để làm cho cái chết trở nên “bình thường” và “dễ thương” hơn.
    Một trong những cách giúp chúng ta được bình an khi phải đối diện với cái chết, theo Thánh Augustinô: “Hãy để cho cái chết làm thầy dạy cho chúng ta”. Theo ngài, nếu ngày nào chúng ta cũng sống như thể đó là ngày tận thế của mình, đến một lúc nào đó chúng ta sẽ thấy mình đúng. Về điều này, Cha ông chúng ta cũng thường nói: “Sống sao chết vậy”.
     
    Vậy nếu chúng ta nỗ lực làm nên cuộc sống này với tất cả ý nghĩa của nó. Hay nói cách khác, nếu cuộc sống thường ngày của chúng ta là một chuỗi ngày đầy ý nghĩa và hoàn toàn tích cực, chúng ta sẽ chấp nhận cái chết cách an bình. Điều này tôi cảm nghiệm rõ nơi quý Cha, quý Thầy trong Nhà Dòng mỗi khi được Chúa gọi các ngài về với Chúa.
     
    Trái lại, khi sống trên dương thế, cuộc sống của mỗi người chúng ta không đem lại bình an cho con người, xã hội mà chỉ là những đau khổ, hận thù, bất công và thậm chí là bất nhân nữa thì khi phải đối diện với cái chết thì thường ta không có được sự bình an, thậm chí còn rất đau khổ. Vì lúc đó ta mới nghiệm ra rằng tất cả những gì mình đã làm đều không mang đi được, còn những cái mình cần để chuẩn bị cho đời sau thì dường như chẳng có gì.
     
    Thánh Augustinô nói: “Để tạo dựng nên bạn, Thiên Chúa không cần hỏi ý kiến bạn. Nhưng để cứu chuộc bạn, Thiên Chúa cần sự cộng tác của bạn”. Steve Jobs, nhà tỷ phú thế giới, người sáng lập ra tập đoàn Apple. Trong những ngày cuối đời, khi nằm trên giường bệnh ông mới nghiệm ra rằng: Sự giàu có mà tôi mất rất nhiều năm tháng để có được, nó đã dần và trở nên vô nghĩa khi đối mặt với cái chết. Sự giàu có của tôi, tôi không thể mang theo khi xuống mồ. Những gì tôi có thể mang theo khi Chúa gọi tôi về với Ngài đó là tình yêu, bác ái... và tấm lòng vị tha. 
     
    Ngẫm suy về sự chết sẽ giúp chúng ta ý thức rõ hơn về giá trị của cuộc sống, có cái nhìn tích cực và hành động đúng đắn hơn. Do đó, ta phải biết chuẩn bị hành trang, để hơn bất cứ lúc nào, được Thiên Chúa kêu mời, ta sẵn sàng gác lại mọi chuyện để hân hoan và tin tưởng ra đi trong sự an bình của Thiên Chúa.

    Sent from my iPad
     

 

CHIA SẺ TẠI NHÀ QUÀN - TICH CAC LINH HỒN

 

  • nguyenthi leyen
    Nov 19 at 11:26 PM
     
     
    Ảnh cùng dòng
    Ảnh cùng dòng

     
    TÍCH THÁNG CÁC LINH HỒN
     

    NGÀY HAI MƯƠI

     

    LÀ SỨ GIẢ CỦA ĐỨC TRINH NỮ, CÁC ĐẲNG LINH HỒN ĐƯỢC

     

    PHẢI ĐI CỨU VIỆN CÁC TÔI TỚ CỦA NGÀI

     

    Đức Trinh Nữ đã nhiều lần dùng các Đẳng Linh Hồn trong Luyện Ngục để làm cho các tội nhân ăn năn trở lại, và cứu những tôi tớ Ngài khỏi những tai ương vong mạng.

     

    Tại thành phố ở tiểu Quốc Aragon, nước Tây Ban Nha, một lãnh Chúa đã cưới một bà vợ rất đẹp và nhân đức.

     

    Một lãnh Chúa khác cố ve vãn cô cho được. Cô cự tuyệt. Nhưng quyết tâm bắn sẻ, anh chàng rình ở đường đi lối về, đứng cả hàng giờ trước cửa sổ nhà cô.

     

    Anh chồng ghen tức nghẹn cổ, ngày đêm không ngớt canh giữ người đẹp. Tuy không bắt được một mảy may tư tình nơi vợ, người chồng cố giết cho được người tình địch.

     

    Vậy một buổi sáng kia, anh cùng vợ và một người giúp việc về nông trại. Đến tối, anh ta gọi vợ vào một phòng kín, khóa cửa, để một mảnh giấy trên bàn với một khẩu súng lục, rồi buộc vợ phải viết những lời anh ta đọc.

     

    Anh ta bảo: “Nếu em từ chối, anh sẽ giết em ngay.”

     

    Luống cuống và khiếp sợ, cô chịu viết gấp. Đó là bức thư gởi cho vị lãnh Chúa si tình, mời đến gặp cô tại nơi đó trong khi chồng vắng mặt: đến đêm nọ, giờ nọ tình quân sẽ thấy một cái thang bắt vào tường trong vườn hoa, thang sẽ đưa tình quân lên cửa sổ để vào một cách an toàn.

     

    Thư đến giao cho người giúp việc để kín đáo trao tặng tay người tình hờ. Nhận được thư, anh chàng cuống lên vì sung sướng, đọc đi, đọc lại và hôn lấy, hôn để mảnh giấy màu.

     

    Giờ hạnh ngộ sắp đến, anh nhảy lên con tuấn mã và phi nước đại. Trên đường, anh thấy những người bị tử hình còn chịu treo lủng lẳng. Theo tục lệ tiểu quốc Aragon, các thi thể phơi bày như vậy để cho các tên ăn cướp khiếp sợ.

     

    Trước cảnh tượng đó, anh nhớ lại ngày hôm ấy chưa lần hạt như thường lệ để cầu nguyện cho các Đẳng Linh Hồn. Gò cương dừng lại, anh sốt sắng đọc một thôi 50 lần Ave Maria con dâng lời chào Mẹ.


    Rồi tiếng vó ngựa lại vang lên ngày một nhanh…

     

    Bỗng một tiếng hô lớn: “Dừng lại, đừng tiến xa hơn nữa.”

     

    Chàng kỵ mã nhìn khắp, nhưng chẳng thấy gì, ngoài các thây ma.

     

    Vó câu lại nhịp nhàng tiến tới. Tiếng nói khi nãy lại vang lên: “Hãy dừng lại, ta bảo, đùng tiến lên nữa!”

     

    Không chút ngại ngùng, anh xuống ngựa và xem xét các thi thể, bị quạ ăn hết phân nửa, để tìm ai còn sống sót không?

     

    Dừng trước một cái xác, anh nghe một tiếng van nài: “Kính xin lãnh Chúa, hãy thương xót, cắt giùm sợi dây.” Anh giúp cắt đứt sợi dây theo yêu cầu và cái xác rơi xuống đất, xác liền lồm cồm đứng dậy.

     

    Người được tái sinh muốn theo vị lãnh Chúa, nhưng lễ tất nhiên là anh chỉ muốn một mình một ngựa.

     

    Nhưng, anh kia nói tiếp: “Quan lớn đâu có biết, cuối đường dong ruổi, một đại biến đang chờ quan lớn, tử thần đang rình rập. Tôi muốn cứu ngài để đền ơn.”

     

    Vị lãnh Chúa cảm thấy như anh chàng biết được ý định của mình, không phản đối nữa và thuận để ông bạn mới cùng lên ngựa.

     

    Không mấy chốc đã trông thấy chỗ hẹn hò. Cái thang đã được bắt vào tường trong vườn hoa. Vị lãnh Chúa muốn nhảy, bay gấp lên thang. Nhưng người bạn can:

     

    “Không được, đó là cái bẫy, để tôi lên trước hầu quan lớn khỏi bị sập bẫy. Quan lớn đưa tôi mượn mũ và áo choàng.”

     

    Cải trang xong, anh leo lên thang, băng qua cửa sổ vào nhà. Lập tức có tiếng khí giới khua động, những lời dọa nát kích bác, những tiếng giận dữ, những giằng co, đập đánh, và sau mấy giây, một xác người bị ném qua cửa sổ, rơi xuống chân tường. Tuy nhiên xác ấy vùng dậy và bảo lãnh Chúa:

     

    “Nhanh lên! Lên ngựa và tẩu thoát gấp!”

     

    Sau một quảng đường xa, người bạn tái sinh nói: “Bây giờ ngài đã thấy chưa? Ngài có hiểu người ta tiếp đón ngài nồng hậu như thế nào chưa? Người chồng chờ ngài để chặt đầu, ngài hãy nói, nếu y đã thành công thì bây giờ linh hồn ngài ở đâu?

     

    “Vậy ngài hãy cám ơn Đức Mẹ từ bi nhân hậu, đã cứu ngài, vì ngài đã trung


    thành lần hạt mỗi ngày.

     

    “Ngài hãy cám ơn các Đẳng Linh Hồn đã đền ơn ngài những gì ngài đã làm cho chư vị đó.

     

    “Hãy đổi đời và hãy học biết kính sợ Thiên Chúa.”

     

    Nói đoạn, người lạ xuống ngựa, tuyên bố là đương sự được phái đến từ bên kia cuộc đời để cứu lãnh Chúa khỏi chết và quăng vào hỏa ngục. Anh ta tự treo vào trụ như cũ và một phút sau, trở lại thành một thây ma.

     

    Còn vị lãnh Chúa, về nhà với những tâm tình như thế nào? Xao động đến cực độ, anh quyết hiến trọn đời cho Chúa, ngày đêm ăn chay đền tội, làm việc phúc đức và trở nên một tấm gương thánh thiện sáng ngời.

     

    LỜI NGUYỆN

     

    Ôi! Lạy Mẹ Maria muôn vàn kính mến, chúng con nghe câu chuyện mà cảm thấy kinh hoàng, run rẫy không phải vì câu chuyện rùng rợn, nhưng vì thấy hỏa ngục... gần kề gang tấc... Nếu không có Mẹ cứu giúp.

     

    Chúng con nguyện hết lòng làm con Mẹ và tôn kính các Đẳng Linh Hồn.



       
     
     

 

CHIA SẺ TẠI NHÀ QUÀN - NƠI AN NGHỈ VĨNH HẰNG

 

  •  
    Chi Tran
     

    NƠI YÊN NGHỈ VĨNH HẰNG

     

    Là người Công giáo, chúng ta tin rằng chính Thiên Chúa sẽ đưa người thân của ta về nơi yên nghỉ vĩnh hằng. Trong Thiên Đàng người thân của ta không còn khổ đau, nhưng tràn đầy hạnh phúc bình an!

     

     

    Có lẽ trên phần mộ người Việt không thường viết chữ “R.I.P” như những bia mộ ở nước ngoài. Tuy nhiên nhiều người quen thuộc với chữ viết tắt Latinh này. “R.I.P” là ba chữ đầu của cụm từ “requiescat in pace”, hoặc tiếng Anh là “rest in peace,” nghĩa là “yên nghỉ trong bình an”. Sách sử ghi lại chữ R.I.P xuất hiện từ thế kỷ thứ 8 nhằm để cầu nguyện cho những người đã khuất. Thời nay cũng vậy, đó là ước vọng của người còn sống mong cho hương hồn người chết được an nghỉ vĩnh hằng.

    Thực ra nơi bia mộ của người Việt, nhất là của người Công giáo, chúng ta cũng thường thấy cụm từ tương tự như R.I.P. Đó là “nơi an nghỉ vĩnh hằng”, “nghỉ yên trong Chúa” hoặc “yên nghỉ trong bình an”. Hóa ra chết lại là chỗ người ta được yên nghỉ thiên thu, được trở về với cát bụi là nhà của mình. Nơi đó người chết không còn vương vấn trần đời nữa. Một cách nào đó chết lại giải thoát con người khỏi khổ đau bất hạnh. Là người Công giáo, chúng ta tin rằng chính Thiên Chúa sẽ đưa người thân của ta về nơi yên nghỉ vĩnh hằng. Trong Thiên Đàng người thân của ta không còn khổ đau, nhưng tràn đầy hạnh phúc bình an!

    Nói thế không phải ai cũng bình an đón nhận cái chết của chính mình hoặc của người thân. Chết luôn là một cú sốc khiến không ít người gào lên vì sự vô lý của nó. Vô lý vì nó đến với bất kỳ ai, bất cứ khi nào và trong mọi hoàn cảnh. Nếu như con người yêu quý sự sống bao nhiêu, thì cái chết lại cướp đi tất cả của con người bấy nhiêu. Bởi đó ai cũng sợ hãi nó! Truyện xưa kể rằng có lần chú tiều phu vác bó củi từ rừng về nhà. Trên đường đi chú mệt mỏi, khát nước. Chú bực tức quăng bó củi và la lớn rằng: “Thà chết còn hơn là vác bó củi nặng nề như thế này!” Lúc đó thần chết hiện ra hỏi lại chú vừa nói gì. Chú trả lời: “Tôi muốn nhờ ông đưa bó củi kia cho tôi vác về nhà!” Không chỉ con người mới sợ chết. Trong Vườn Dầu năm xưa, chính Con Thiên Chúa cũng đổ mồ hôi máu trước cái chết. Tuy nhiên, trên thập giá chúng ta thấy Giêsu hoàn toàn phó thác tất cả trong chương trình cứu độ của Chúa Cha. Dầu phải chết, nhưng Giêsu tin rằng Cha không bao giờ bỏ Ngài. Rồi yên nghỉ trong ngôi mộ ba ngày, Đức Giêsu đã sống lại. Từ đó mở ra một trang sử mới cho nhân loại, cho những ai chết trong ân nghĩa với Thiên Chúa.

    Phải thừa nhận rằng từ cổ chí kim cái chết luôn được nhìn từ nhiều góc cạnh rất khác nhau. Phật giáo cho rằng chết là lúc con người được đầu thai vào một kiếp khác. Kitô giáo tin rằng chết là con đường bước vào đời sống mới, nơi đó người con của Chúa thực sự được yên nghỉ vĩnh hằng. Triết gia Platô xem thân xác là “mồ chôn”, là “tù ngục” của linh hồn; linh hồn được mời gọi thoát ra khỏi thân xác để kết hợp với thần linh, tìm lại bản tính đích thực của mình. Triết gia Heidegger tiết lộ về thân phận con người là hữu thể hướng về cái chết. Trong khi đó, chắc nhiều người đồng ý với tư tưởng của Jean-Paul Sartre: “Trong vô vàn những phi lý của đời người, sự chết là phi lý hơn cả, phi lý vì chẳng những nó chấm dứt cuộc tại thế của tôi, mà còn phá hủy tất cả những dự phóng của tôi.” Trong sự phi lý ấy, Nietzsche và Schopenhauer còn cho rằng chết đưa người ta đến cái hư vô. Trong triết lý Á Đông, chúng ta cũng quen luận lý rằng: “sinh ký tử quy – sống gửi thác về”. Nói như Trịnh Công Sơn: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi.” Tựu chung, “Con người sinh ra trên đời theo lẽ tự nhiên, chết cũng tự nhiên.” (Lão Tử).

    Chắc chúng ta không cần đi sâu vào những giải thích quá học thuật về cái chết! Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy cái chết thường khiến người ta hoang mang, nhất là những người có cái nhìn tiêu cực về sự chết. Trong niềm tin Kitô giáo, dường như cái chết không quá bi đát như nhiều người nghĩ, bởi nói như thánh Phaolô: Đối với tôi, sống là Đức Kitô, còn chết là một mối lợi.” (x. Pl1, 18-26). Sau này triết gia Heidegger xác quyết rằng: “Chỉ có Thiên Chúa mới cứu được chúng ta.” Nhưng dù không cùng niềm tin Kitô giáo, ai ai cũng ước mong cho người đã khuất được an nghỉ. Đó là lời chúc sau cùng của người sống dành cho người nằm xuống.

    Trong tháng 11 này, ước gì khi nhớ đến những linh hồn đã khuất, chúng ta hằng cầu nguyện cho họ được Thiên Chúa rước vào Thiên Đàng. Lời cầu nguyện ấy có sức mạnh đưa những ai còn trong chốn luyện hình vào nơi an nghỉ thiên thu. Xin đừng quên các linh hồn! Ước gì vài cụm từ “nơi yên nghỉ vĩnh hằng”, hay “nghỉ yên trong Chúa” gợi nhắc ta đến phận người mỏng dòn và phải chết. Rồi nơi mảnh đất yên bình của nghĩa trang, chúng ta hy vọng những linh hồn ấy đang được hưởng hạnh phúc Nước Trời.

    Xin Thiên Chúa đoái thương nhận lời khẩn nguyện của chúng con: “Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ cho các Đẳng linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.”

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ(dongten.net)