12. Ngày Trở Về Nhà Cha

NGÀY TRỞ VỀ NHÀ CHA - ĐỪNG LÃNG PHÍ THÌ GIỜ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, Jul 25 at 1:25 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA

    ĐỪNG LÃNG PHÍ THỜI GIỜ.

     I. Mọi sự qua di với sự chết.

     Hỡi bạn! Hình ảnh sự chết nhắc nhở chúng ta một ngày kia chúng ta sẽ trở về tro bụi, vì chúng ta là bụi tro. Hãy bình tâm suy-nghĩ để nhớ kỹ một sự thật: Có thể một ít năm nữa, ít tháng hay ít ngày, ít giờ nữa không chừng, tôi sẽ nằm bất động dưới mồ, như lời than thở của Thánh Gióp: “Với mồ huyệt, tôi sẽ kêu lên, mày là cha ta, với giòi bọ, mi là mẹ ta, và là chị ta.” (Gióp 17: 14)

     

    II. Cấp tốc hành động.

     

    Ở trần gian, đến một ngày nào đó mọi sự sẽ chấm dứt. Nếu chúng ta chết và mất linh hồn đời đời, thì chúng ta sẽ mất tất cả, như lời Thánh Lô-ren-sô Gút-ti-ni-ăng: “Hãy nhớ rằng nhất định chúng ta sẽ chết.”

     

    Một khi đã chết rồi, chúng ta còn ước mong làm gì thêm được nữa? Tốt nhất là hiện giờ còn sống, chúng ta luôn nhớ rằng một ngày kia chúng ta sẽ chết, để làm ngay những gì có thể làm được.

     

    Thánh Bô-na-ven-tu-ra nói: “Để lái tàu đi đúng đường, thuỷ-thủ phải giữ vững bánh lái. Cũng vậy, muốn có đời sống tốt lành, người ta phải luôn nghĩ đến sự chết.”

     

    Thánh Bê-na-đô cũng nói: “Hãy nhìn lại những tội-lỗi thời niên thiếu để tự xấu hổ; hãy nhìn lại những lỗi lầm thời thanh xuân để buồn phiền; hãy nhìn đến đời sống bê-tha hiện tại để run sợ và sữa chữa.”

     

    Nhìn các ngôi mộ ở nghĩa trang, Thánh Cac-ni-lô Đệ Lê-li tự nói với mình: “Nếu những người chết ở đây được sống lại, họ sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để được sống đời đời.”

     

    III. Hoa trái cuộc sống.

     

    Phần tôi, tôi hiện đang có thời giờ, tôi phải làm gì cho phần rỗi của tôi? Đấng thánh tự vấn lương-tâm với tất cả lòng khiêm-nhường. Phần chúng ta, hỡi bạn đọc, có thể chúng ta phải run sợ, khi nghe Chúa quở trách cây vả: “Đã ba năm qua, Ta đến tìm nơi cây vả này, mà không thấy một quả nào” (Luca 13: 7).

     

    Chúng ta đã được sống hơn ba năm trên trần gian này, chúng ta đã trổ sinh được những hoa quả nào? Thánh Bê-na-đô nhấn mạnh: “Hãy suy nghĩ kỹ: Chúa không phải chỉ tìm hoa, nhưng Người tìm quả; nghĩa là không phải chỉ có ý muốn và những quyết tâm tốt lành mà thôi, nhưng cần những hoạt-động tốt đẹp nữa.”

     

    Hãy lợi-dụng ngay thời giờ hiện tại mà Chúa thương dành cho ta. Đừng chờ đến lúc không còn thì giờ làm việc lành nữa, để nuối tiếc trước mệnh-lệnh cấp thiết của Chúa: “Này, thời giờ đã hết, hãy rời khỏi trần gian.” Mau lên đi! đây là thì giờ thuận tiện để làm việc lành. Mau lên đi! những gì qua, là qua luôn.

     

    LỜI NGUYỆN CẬY TRÔNG.

     

    Lạy Chúa, phải chăng con là cây vả kia, để đáng nghe những lời khủng-khiếp của Chúa: “Hãy chặt nó đi; để nó choán đất làm gì!” (Luca 13: 7).

     

    Đúng thế, Lạy Chúa, bao năm qua sống trên trần gian, con đã nảy sinh ra không gì khác hơn là những cỏ dại và gai góc tội-lỗi.

     

    Nhưng Chúa không để con phải thất vọng, như lời Chúa đã phán: “Hãy tìm, sẽ gặp.”

     

    Lạy Chúa, con đang khao khát tìm Chúa, và ước mong tìm được những hồng-ân của Chúa. Con đau đớn ăn-năn, vì những xúc-phạm của con đối với Chúa. Ước gì con được chết vì sầu khổ các lỗi lầm của con.

    Tác giả: Thánh An-Phong-Xô Li-go-ri  (Phêrô Bùi-Đắc-Hữu, dịch)
     

 

NGÀY TRỞ VẾ NHÀ CHA - THIÊN ĐÀNG

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Jul 13 at 2:34 AM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    HÃY LUÔN CHUẨN SẴN SÀNG BỊ ĐỂ ĐƯỢC VÀO THIÊN ĐÀNG NGÀY TRỞ VỀ
     
    NHỮNG BÀI GIẢNG BẤT HỦ 
    Của Cha Thánh Gioan Maria Vianney 
     
    THIÊN ĐÀNG 
     
    Than ôi! Chúng ta làm mọi sự cho thế giới này mà chẳng làm gì cho thế giới bên kia sao? 
    Thánh Gioan Maria Vianney
     
    ”Phúc thay người ở trong nhà Chúa, họ sẽ ca ngợi Thiên Chúa đến muôn đời.” Ở trong nhà Chúa là được hoan lạc với sự hiện diện của Thiên Chúa, là được hạnh phúc với nguồn hạnh phúc của Thiên Chúa. Ai có thể hiểu được tất cả niềm vui và an ủi mà các Thánh được hưởng trên Thiên Đàng? 
     
    Thánh Phaolô, người được lên đến tầng trời thứ ba đã nói rằng có những điều trên đó ngài không thể diễn tả được, và chúng ta cũng không thể hiểu được. Thật vậy, chúng ta không bao giờ có được một khái niệm đúng đắn về Thiên đàng cho đến khi chúng ta được ở trên đó. Thiên Đàng là kho tàng bí mật, tràn đầy vị ngọt huyền bí, lai láng niềm vui, là những thứ có thể được cảm nhận thôi chứ miệng lưỡi, ngôn ngữ kém cỏi của chúng ta không thể nào giải thích được.
     
    Chúng ta có thể nghĩ ra được điều gì lớn lao hơn nữa không? Hiện thân Thiên Chúa chính là phần thưởng của chúng ta như lời Chúa đã hứa: “Ta chính là phần thưởng quý trọng nhất của các con!” Ôi lạy Chúa, hạnh phúc mà Chúa hứa cho chúng con vượt quá những gì mắt có thể thấy, tai có thể nghe, trí có thể hiểu, và lòng có thể chứa đựng được! Thật vậy, hạnh phúc Thiên Đàng khó mà hiểu được; đây là phần thưởng cuối cùng Thiên Chúa ban cho chúng ta. 
    Thiên Chúa, Đấng đáng ca ngợi trong mọi sự sẽ là phần thưởng cho những ai diễm phúc chiếm hữu được Thiên Đàng. Nó bao gồm tất cả mọi sự tốt lành, và không có chút gì xấu xa. Tội lỗi không có trên Thiên Đàng, tất cả các hình thức đau khổ do hậu quả của tội lỗi đều bị xua đuổi ra khỏi Thiên Đàng. Không còn chết chóc nữa. Thiên Chúa là nguyên lý sự sống đời đời sẽ ở với chúng ta. Không còn bệnh tật, không còn buồn bã, không còn đau khổ, và thất vọng nữa. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt chúng ta. 
    Hãy vui lên hỡi những ai bị thế gian này ngược đãi, nỗi khổ chúng ta sẽ tan biến mất, vì một chút đau khổ, chúng ta sẽ được tràn đầy vinh quang trên Thiên Đàng. Hãy vui lên vì chúng ta đã chiếm hữu được Thiên Chúa là nguồn mạch mọi sự tốt lành. Làm sao người ta có thể buồn bã được khi ở gần Thiên Chúa; khi hạnh phúc của họ hòa tan trong hạnh phúc của Thiên Chúa; khi được nhìn thấy Thiên Chúa như nhìn thấy chính mình vậy? 
    Như Thánh Phaolô nói: “Chúng ta sẽ nhìn thấy Thiên Chúa mặt đối mặt”; vì khi đó sẽ không còn gì che giấu giữa Thiên Chúa và chúng ta. Chúng ta sẽ chiếm hữu được Thiên Chúa mà không còn lo lắng sợ hãi vì mất Người. Chúng ta sẽ yêu mến Người bằng một tình yêu liên tục và bất phân ly, vì Thiên Chúa độc nhất sẽ chiếm hữu toàn bộ tâm trí chúng ta. Chúng ta sẽ vui mừng với Người không biết mệt mỏi, vì chúng ta sẽ khám phá ra trong Người vô số sự tuyệt hảo; và để giữ cân bằng khi chúng ta chìm mình trong vực thẳm bao la của sự khôn ngoan, thương xót, công bình, và thánh thiện, chúng ta sẽ chìm sâu trong đó với lòng hăng say phấn khởi mới. 
    Nếu sự an ủi bên trong, là ơn sủng từ Thiên Chúa, lại ban cho chúng ta nhiều hoan lạc trong thế giới này, để làm giảm bớt những phiền muộn của chúng ta, giúp chúng ta vác lấy thánh giá của mình, hay giúp các thánh tử đạo sức mạnh để chịu đựng những cực hình đau đớn nhất, thì những hạnh phúc trên Thiên Đàng, nơi mà sự an ủi và vui sướng không còn ban cho chúng ta cách nhỏ giọt nữa, nhưng tuôn đổ như thác càng làm cho chúng ta vui sướng biết dường nào!” 
    Hãy hình dung một ngày dài vô tận và luôn luôn mới, luôn luôn thanh thản, luôn luôn êm đềm; một cuộc sống hoàn hảo và thích thú nhất. Vui sướng và hạnh phúc biết bao nếu ai trong chúng ta ngay khi còn sống trên trái đất này được như các Thiên Thần có thể nhìn thấy Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, hoặc Chúa Giêsu trong vài phút. Nhưng trên Thiên Đàng chúng ta sẽ chiêm ngưỡng đời đời, không chỉ Đức Mẹ và Chúa Giêsu, mà chúng ta sẽ nhìn thấy chính Thiên Chúa! Nơi đó chúng ta sẽ không còn nhìn ngắm Ngài qua bóng tối của niềm tin nhưng trong ánh sáng của ban ngày, trong vẻ uy nghiêm của Người! 
    Vì thế, thật hạnh phúc biết bao được nhìn thấy Thiên Chúa! Các Thiên Thần được chiêm ngắm Thiên Chúa ngay từ khi mới bắt đầu có vũ trụ đến nay vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn mà còn có thể nói là thật là một mối họa lớn lao cho các ngài nếu như bị chia cách khỏi Thánh Nhan Chúa cho dù chỉ một giây phút mà thôi. Hạnh phúc Thiên Đàng không bao giờ làm chúng ta mệt mỏi hay chán nản; chúng ta chiếm hữu được Thiên Chúa là nguồn mạch của mọi sự tuyệt hảo. Chúng ta càng chiếm hữu được Chúa, Người càng làm cho chúng ta thêm khao khát Người; chúng ta càng hiểu biết về Chúa, Người càng trở nên sự thu hút và quyến rũ chúng ta trong sự hiểu biết về Người. Chúng ta mãi mãi nhìn thấy Người, và mãi mãi ước ao được chiêm ngưỡng Người; chúng ta sẽ luôn luôn nếm sự ngọt ngào, và niềm vui trong Chúa, nhưng sẽ không bao giờ cảm thấy thỏa mãn. 
    Các thần thánh được bao bọc tràn ngập trong sự thánh thiêng, các ngài sẽ vui sướng trong hoan lạc và say sưa như trong tiệc rượu vậy. Đó là hạnh phúc mà Thiên Chúa dành cho chúng ta thật kỳ diệu biết bao! Tất cả chúng ta đều có thể đạt được niềm hạnh phúc này. Thiên Chúa muốn cho mọi người được ơn cứu độ; Người ban thưởng Thiên Đàng cho chúng ta qua cái chết của Người, và qua sự đổ Máu của Người. 
     
    Thật hạnh phúc thay khi có thể nói rằng Chúa Giêsu đã chết cho tôi, Người đã mở cửa Thiên Đàng cho tôi, đó là sự thừa kế của tôi. Chúa Giêsu đã chuẩn bị cho tôi một chỗ, nó chỉ tùy thuộc vào tôi muốn nó hay không mà thôi: “Ta đi để dọn chỗ cho các con.” Thiên Chúa ban cho chúng ta đức tin, với nhân đức này chúng ta có thể đạt được sự sống vĩnh cửu. Bởi vì Thiên Chúa muốn cho mọi người đươc hưởng ơn cứu độ, Người đặc biệt muốn những ai theo Người tin tưởng vào sự sống đời đời. 
    Hãy cám tạ Chúa, và hãy vui mừng vì tên chúng ta đã được ghi trên trời như tên các thánh Tông Đồ. Phải, tên chúng ta đã được ghi vào sổ hằng sống: nếu chúng ta muốn, chúng ta sẽ ở đó mãi mãi, bởi vì chúng ta có được những phương thế để đạt tới Thiên Đàng. 
    Hạnh phúc Thiên đàng thật dễ đạt được; Thiên Chúa đã sắm sẵn cho chúng ta quá nhiều phương thức để đạt được nó! Hãy nhìn xem không có một tạo vật nào được dựng nên mà không là phương tiện cho chúng ta sử dụng để chiếm hữu Thiên Chúa; nếu có điều nào trở nên vật cản trở thì đó chỉ là do chúng ta lạm dụng nó mà thôi. 
     
    Tài sản và những nỗi bất hạnh của cuộc sống, thậm chí sự trừng phạt từ Thiên Chúa về sự bất trung của chúng ta đều nhắm đến phần rỗi của chúng ta. Như thánh Phaolô nói Thiên chúa tạo dựng nên mọi sự để dành cho những người Chúa chọn; thậm chí cả những khuyết điểm cũng trở nên hữu ích cho chúng ta; thậm chí gương xấu và cám dỗ nữa. 
    Như ông Job được cứu giữa một dân tộc thờ quấy. Tất cả các thánh đều chịu thử thách. Nếu những sự này, trong tay Chúa, đều là sự trợ giúp để đạt được Thiên Đàng, thế thì còn gì hơn nếu chúng ta có thêm sự trợ lực là các Bí tích, là nguồn mạch ơn sủng từ chính Thiên Chúa? 
    Thật là dễ dàng cho các môn đệ của Chúa Giêsu được cứu độ, bởi vì Đấng Cứu Thế luôn ở với họ. Vậy thì có khó khăn gì hơn cho chúng ta đạt được ơn cứu độ, khi Chúa luôn ở với chúng ta không? Các môn đệ rất hạnh phúc với tất cả những gì họ mong ước, với những gì họ chọn lựa; còn chúng ta không lẽ kém hạnh phúc hơn các ngài sao? 
    Chúng ta có Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể; Người vẫn tiếp tục ở với chúng ta, Người luôn sẵn sàng ban cho chúng ta tất cả những gì chúng ta cầu xin, Người đang chờ đợi chúng ta, chúng ta chỉ có một việc duy nhất là mở miệng “cầu xin”. Người nghèo còn biết nói ra những gì họ cần với người giàu, trong khi chúng ta lại lãnh đạm thờ ơ với sự trợ giúp và ơn sủng của Chúa ban. 
    Nếu một người tham lam muốn thâu góp cho mình thật nhiều tiền của, liệu anh ta có chần chờ do dự để cho một cơ hội làm giàu vuột mất khỏi tầm tay của mình không? 
     
    Than ôi! Chúng ta làm mọi sự cho thế giới này mà chẳng làm gì cho thế giới bên kia sao? Gia tài nhỏ bé mà chúng ta ra sức tích góp suốt cả đời là gì nếu không phải là làm việc, phiền toái, lo lắng và đau khổ! Các con thấy đó, tài sản chóng qua của chúng ta để làm gì? 
    Vua Salomon, vị vua giàu có uy quyền và tốt số nhất nói rằng: “Tôi đã nhìn thấy tất cả sự vật hoàn thành dưới ánh mặt trời; tất cả chỉ là phù hoa và phiền toái cho linh hồn.” Và những điều này là những của cải mà chúng ta phải làm việc vất vả để đạt được, trong khi chúng ta không bao giờ nghĩ đến những tài sản của Thiên Đàng! 
     
    Thật xấu hổ cho chúng ta đã không nỗ lực để giành lấy, và thờ ơ đến việc tìm kiếm Thiên Đàng! Nếu cây sung bị bỏ vào lửa vì không sinh hoa trái mặc dầu đã được chăm sóc; nếu người đầy tớ vô dụng bị khiển trách vì đã chôn dấu tài năng mình có, thì số phận nào sẽ dành cho chúng ta là những người thường lạm dụng những trợ giúp đưa chúng ta vào Thiên Đàng? 
    Nếu chúng ta đã lạm dụng những ơn huệ Chúa đã ban cho, thì hãy mau mau chân thành sửa đổi lại quá khứ đó, và chúng ta hãy nỗ lực để đạt được phần thưởng xứng đáng là sự sống đời đời. 
     
    Nguyên tác: The Little Catechism of curé of Ars 
    Phaolô Vũ Đức Thành chuyển ngữ
     
     

 

NGÀY TRỞ VỀ NHÀ CHA - LM PHERO TRƯƠNG PHÚ THỊNH

  •  
    Mo Nguyen
     
    Wed, Apr 15 at 4:33 PM
     
     
                                   
                        CÁO PHÓ: CHA CỐ PHÊRÔ TRƯƠNG PHÚ THỊNH
     
    CÁO PHÓ
     
    “Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi,
    hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn” (Tv 62,2)
     
    Trong niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh,
    TGM giáo phận Long Xuyên kính báo:
     
    CHA CỐ PHÊRÔ TRƯƠNG PHÚ THỊNH
     
    Sinh ngày: 8-10-1953
    đã trở về Nhà Cha đêm ngày 14//04/2020
    Hưởng thọ 67 tuổi, và 28 năm Linh mục
     
    Thi hài Cha được quàn tại giáo họ Vô Nhiễm, kinh C1, Thạnh Thắng, Vĩnh Thạnh
     
    Thánh Lễ An táng sẽ được cử hành vào lúc 9g00' sáng thứ Năm, 
    ngày 16/04/2020, tại nhà thờ giáo họ Vô Nhiễm,
    kinh C1, Vĩnh Thạnh, CT. Gp. Long Xuyên
     
    Xin quý cha trong giáo phận dâng 3 Thánh lễ cầu cho linh hồn Cha Cố Phêrô.
    Xin anh chị em cầu nguyện cho Cha Cố Phêrô mau về hưởng Tôn nhan Chúa.
     
    (VÌ CÁCH LY XÃ HỘI TRONG THỜI ĐẠI DỊCH COVID -19,
    NÊN ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN VÀ LINH MỤC ĐOÀN
    SẼ DÂNG LỄ CẦU NGUYỆN CHO CHA CỐ PHÊRÔ SAU NÀY)
     
    Long Xuyên ngày 15/04/2020 2020
          Văn phòng Tòa Giám mục 
     
    Phêrô Nguyễn Văn Kiệt
    Linh mục Chưởng Ấn
     
    LƯỢC SỬ LINH MỤC PHÊRÔ TRƯƠNG PHÚ THỊNH
    Tên thánh, tên gọi: Phêrô Trương Phú Thịnh
    Sinh ngày: 8-10-1953
    Tại: Phủ Lý, Hà Nam
    Vào Tiểu chủng viện năm: 1965, thuộc giáo phận: Long Xuyên
    Vào Đại Chủng viện Long Xuyên năm: 1973
    Chịu chức linh mục ngày: 30-1-1992, Tại: nhà thờ Chánh Toà Long Xuyên
    Do Đức cha: GB. Bùi Tuần
     
    Cha đã phục vụ tại:
    - Ông Chưởng: 1992-1995
    - Cù Lao Giêng: 1995-2000
    - Chợ Mới: 2000-2009
    - Đức Mẹ Vô Nhiễm C1: 2009 - 2020
    - Qua đời ngày: 14/04/2020
     
    (Nguồn:GP Long Xuyên)
     
     
    Xin kính báo và xin cầu nguyện n cho linh hồn cha cố Phê-rô.
     

NGÀY TRỞ VỀ NHÀ CHA - CHA VŨ SỬU - GP LONG XUYÊN

  •  
    On Thu, May 14, 2020 at 7:21 PM Mo Nguyen
    KG Các bác.
    Bố Sửu đi rồi.
    Nghiệp

    VĂN TẾ CHA PHAO LÔ VŨ SỬU - GP LONG XUYÊN

    (Đã trở về Nhà Cha ngày 13//05/2020

    Hưởng thọ 89 tuổi, và 61 năm Linh mục)

     

     

    Thánh hiệu Phao Lô;

    Danh xưng Vũ Sửu.

    Giã biệt trần hoàn;

    An phần vĩnh cửu.

     

    Sách ghi:

    Từ Tân Mùi (1931) làng Phúc Nhạc, khởi đầu từ đất Bắc tạm sinh;

    Đến Canh tý (2020) xứ An Giang, kết thúc đến quê Cha hằng hữu.

     

    Mới mười hai tấm bé, nhanh chân vào chủng viện nhập đoàn;

    Vừa trọn giáp nhi đồng, vội gót tới nhà chung tề tựu.

    Học lối hay tinh tuý tốt lành;

    Thâu đường sáng khôn ngoan vi diệu.

     

    Khi xưa:

    Mười chín tuổi, sang thành Rôm tìm kiếm tinh hoa;

    Hai tám xuân, tại Ý quốc đạt thành bối bửu.

    Phúc trọng do Chúa khiến,  đây thực tâm nguyền;

    Tin mừng đến người nghèo, chính là khẩu hiệu (*)

     

    Vâng giám quản kêu vời;

    Đáp chủ chăn vẫy triệu.

    Rời xứ ngoại, ôm kết quả thiên ân;

    Về quê Nam, dậy ươm mầm thánh hựu.

     

    Một dạ trau dồi, ngôi giáo sư chủng viện buộc ràng;

    Nhất tâm truyền đạt, chức giám đốc nhà tràng bận bịu.

    Trí thâm uyên thấm đẫm nồng say;

    Tâm hiền đức toả lan ngọt dịu.

     

    Hàng năm mở lối đỡ nâng; 

    Suốt tháng khai đường dắt díu.

    Ra công bủa lưới quăng chài, tuyển ngư phu mẫn cán, biển mênh mông thâu cá bạc lao xao;

    Gắng sức vun mầm tưới gốc, gom thợ gặt chuyên chăm, đồng bát ngát gánh lúa vàng vắt vẻo.

     

    Thân thong dong thanh thản, vui đơm hoa sáng sớm nhẹ nhàng;

    Trí rạng rỡ cần cù, nhận kết quả chiều tà nặng trĩu.

    Nguyên cả đời thắm đắp nghĩa nhân sinh;

    Trọn một kiếp say bồi ơn thánh triệu.

     

    Hôm nay:

    Đời thượng thọ lưng còng;

    Tuổi cao niên gối khuỵu.

    Việc quá khứ, đủ công lao Chúa thưởng phước vinh quang;

    Chờ tương lai, đầy đức độ Trời ban ơn tuyệt diệu.

     

    Đêm buông sương lá phổi ngưng tàn;

    Ngày tắt nắng nhịp tim dứt điệu.

    Nhân thế đã thành toàn;

    Sứ trời nay báo hiệu.

     

    Chúng con:

    Kính tưởng công ơn dậy dỗ đắp bồi;

    Hàm suy ân nghĩa răn truyền lo liệu.

    Thành tâm đệ tử, mắt nhìn cao cung tiễn hồn thiêng;

    Hoài niệm ân sư, đầu cúi thấp bái chào linh cữu.

     

    Nến trắng thắp tri ân!

    Hương lam dâng kiến hựu!

     

    Bùi Nghiệp


    On Thu, May 14, 2020 at 7:17 PM Mo Nguyen

    CÁO PHÓ CHA CỐ PHAOLÔ VŨ SỬU

    CÁO PHÓ

     

    “Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn” (Tv 62,2) 

    cha.jpg

     

    Trong niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh,

    TGM giáo phận Long Xuyên kính báo:

     

    CHA CỐ PHAOLÔ VŨ SỬU

     

    Sinh ngày: 20/03/1931

    đã trở về Nhà Cha trưa ngày 13//05/2020

    Hưởng thọ 89 tuổi, và 61 năm Linh mục

     

    Thi hài Cha được quàn tại giáo xứ Cần Xây, Long Xuyên, An Giang

     

    Thánh Lễ An táng sẽ được cử hành vào lúc 9g00' sáng thứ Sáu, 

    ngày 15/05/2020 tại nhà thờ giáo xứ Cần Xây, An Giang,

    Gp. Long Xuyên

     

    Xin quý cha trong giáo phận dâng 3 Thánh lễ cầu cho linh hồn Cha Cố Phaolô.

    Xin anh chị em cầu nguyện cho Cha Cố Phaolô mau về hưởng Tôn nhan Chúa.

     

    Long Xuyên ngày 13/05/2020 

          Văn phòng Tòa Giám mục kính báo

     

    Phêrô Nguyễn Văn Kiệt

    Linh mục Chưởng Ấn

     

     

    LƯỢC SỬ LINH MỤC PHAOLÔ VŨ SỬU

     

    Tên thánh, tên gọi: Phaolô Vũ Sửu

    Sinh ngày: 20/03/1931,

    Tại: Phúc Nhạc, Ninh Bình

    - Vào Tiểu chủng viện năm: 1943, thuộc giáo phận Phát Diệm

    - Năm 1950: du học tại Trường Truyền Giáo Rôma

    - Chịu chức linh mục ngày: 20/12/1959, Tại: Roma

    - Về Giáo phận Long Xuyên: 1962

    - Năm 1964 - 1979: Giáo sư Tiểu Chủng Viện Á Thánh Phụng 

    - Năm 1981 -1982: Giáo xứ Kinh Sáng, Tân Châu

    - Năm 1983 - 1992: Nhà Hưu Cần Xây

    - 1993 – 2006: Giáo xứ Thị Đam

    - Năm 2006 – 2020: Hưu tại nhà hưu Cần Xây   

    - Qua đời ngày: 13/05/2020    
     
     
    Gia đình Lên Đường sẽ tổ chức viếng cha giáo Phao-lô lúc 7g00 sáng thứ Sáu 15/5/2020.
    K
     
     

NGÀY TRỞ VỀ NHÀ CHA - SAU KHI CHẾT

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Mar 22 at 2:10 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    CẢM GIÁC SAU KHI CHẾT SẼ THẾ NÀO
    ( Rất đáng đọc )

    - Vào một ngày, khi hơi thở ta không còn nữa, thân xác đang nguội lạnh, cứng đờ, lúc này TA chẳng còn quan tâm Người ghét ta, hay người thương ta,
    - Ngày động quan...
    Thân thể ta nằm sâu dưới lòng đất. Người ghét ta, nhìn nấm mộ niềm vui hiện rõ. Người thương ta, chẳng nỡ quay đầu nhìn lần cuối.
    - Ba tháng sau...
    Thân xác ta đang dần trương sình, bốc mùi hôi thối, giờ này chẳng còn ai dám nghĩ sẽ gần gũi ta.
    - Một năm sau...
    Thân thể của ta đã rã tan…nấm mộ của ta mưa bay gió thổi...ngày giỗ ta, họ vui như trẩy hội, mở tiệc hội họp ca nhạc, ăn uống linh đình. Người ghét ta, lâu lâu trong buổi trà dư tửu hậu nhắc đến tên ta...họ vẫn còn bực tức. Người thương ta, khi đêm khuya vắng lặng, khóc thầm rơi lệ tìm ai bày tỏ.
    - Vài năm sau...
    Ta không còn thân thể nữa, chỉ còn lại một ít xương tàn. Người ghét ta, chỉ nhớ mơ hồ tên ta, họ đã quên mất gương mặt của ta. Người yêu thương ta, khi nhớ về ta có chút trầm lặng. Cuộc sống xô bồ dần dần làm phai mờ đi tất cả.
    - Vài chục năm sau...
    Nấm mộ của ta hoang tàn không người nhang khói, quan tài nơi ta nằm đã mục nát, chỉ còn một mảng hoang vu. Người ghét ta, đã già lú cũng quên ta rồi. Người yêu thương ta, cũng tiếp bước ta đi vào nấm mộ.
    Rồi một ngày. , , ,
    Ta đã hoàn toàn trở thành hư vô, không ai biết ta từng tồn tại, và những gì ta dùng đã mất, những gì ta dành dụm để lại, rơi vào tay kẻ khác.
    Ta phấn đấu, hơn thua, tranh giành cả đời, cũng không mang theo được nhành cây ngọn cỏ. Tiền tài, gia sản mà ta cố giữ, cố tìm cũng chẳng còn gì thuộc về ta. Cái ta mang theo được, chính là cái ta đã cho đi là công đức, là sự lương thiện.
    Người đời nhìn nấm mộ ta chỉ bảo:
    Bao nhiêu phồn hoa, thoáng qua phút chốc.
    Trăm năm sau, chỉ còn lại một nắm nấm mộ vô danh.

    P/s : Đã biết chốn này là quán trọ...
    Hơn thua hờn oán để mà chi...
    Thử ra ngồi xuống bên phần mộ.
    Hỏi họ mang theo được những gì...

    Nguồn: st