9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - TÌM GẶP CHÚA

  •  TGM NGUYỄN NĂNG

    Ngày 04/01 - Tìm gặp Chúa (Ga 1,35-42)

    Tin mừng: Ga 1, 35-42

    35 Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông, 36 nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”.

    37 Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Chúa Giêsu. 38 Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại, thấy họ đi theo mình, thì nói với họ: “Các ngươi tìm gì?” Họ thưa với Người: “Rabbi, nghĩa là thưa Thầy, Thầy ở đâu?”

    39 Người đáp: “Hãy đến mà xem”. Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười.

    40 Anrê, em ông Simon Phêrô, (là) một trong hai người đã nghe Gioan nói và đã đi theo Chúa Giêsu.

    41 Ông gặp Simon anh mình trước hết và nói với anh: “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô”, 42 và ông dẫn anh mình tới Chúa Giêsu.

    Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: “Ngươi là Simon, con ông Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Đá”.

    Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Nghe giới thiệu về Chúa Giêsu, hai môn đệ của Thánh Gioan Tiền Hô đã đi theo Chúa, đã đến chỗ Chúa ở, và còn lưu lại với Chúa nữa. Trong cuộc đời, đã bao giờ chúng ta khao khát và nỗ lực đi gặp Chúa chưa?

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, từ tấm bé đến khi khôn lớn, con được lãnh nhận từ bí tích này đến bí tích khác, sáng tối đọc kinh, hằng ngày tham dự thánh lễ, được nghe Lời Chúa. Nhưng xét mình lại, con nhận thấy chẳng mấy khi con thực sự gặp Chúa, chẳng mấy khi con lưu lại với Chúa, chẳng mấy khi con khao khát đi tìm Chúa.

    Nhiều lần con đọc kinh như cái máy, lời kinh con dâng Chúa chỉ là những lời vô hồn. Nhiều lần con rước Chúa, nhưng chỉ làm theo thói quen hoặc vì áp lực tâm lý. Nhiều lần ngồi nghe Lời Chúa nhưng tâm hồn con xa cách Chúa.

    Việc sống đạo của con nhiều lúc như một thứ nghề gia truyền, cha truyền con nối. Cha có đạo thì con cũng có đạo. Rồi con có đạo thì cháu cũng có đạo. Thế thôi. Con tưởng rằng không cần học hỏi thêm, không cần tìm tòi khám phá thêm. Con không có được một cảm nghiệm gì về Chúa, chẳng có một xác tín bản thân nào. Việc có đạo của con chỉ là danh nghĩa, là hình thức, chỉ có cái vỏ bên ngoài thôi, lạy Chúa.

    Xin cho con và gia đình con biết sống đạo cách xác tín hơn. Xin cho con biết khao khát Chúa, biết nỗ lực đi tìm Chúa. Và xin cho con biết ở lại trong tình yêu Chúa. Amen.

    Ghi nhớ: “Chúng tôi đã gặp Ðấng Cứu Thế”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - GIÁO HOANG BENEDIC 16

  •  
    Missaigon
     
     
    Thứ 7, 31/12/2022  13...27oC 
    CHÚC MỪNG NĂM MỚI  HAPPY NEW YEAR!
     
     
    Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVIĐức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI 
    VATICAN

    Tiểu sử chính thức của Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI

    Sau thông báo về sự ra đi của Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI vào thứ Bảy ngày 31 tháng 12 năm 2022, ở tuổi 95, chúng ta cùng nhìn lại cuộc đời của ngài và những điểm nổi bật chính trong tiểu sử chính thức sau đây.
    Vatican News
    Đức Hồng y Joseph Ratzinger, Giáo hoàng Biển Đức XVI, sinh tại Marktl am Inn, Giáo phận Passau (Đức) vào ngày 16 tháng 4 năm 1927 (Thứ Bảy Tuần Thánh) và được rửa tội cùng ngày.  Cha của ngài, một Ủy viên Cảnh sát, thuộc một gia đình nông dân lâu đời ở vùng Hạ Bavaria với nguồn kinh tế khiêm tốn. Mẹ ngài là con gái của một nghệ nhân xứ Rimsting, bên bờ Hồ Chiem. Trước khi kết hôn, cô làm đầu bếp ở một số khách sạn.

    Joseph Ratzinger trải qua thời thơ ấu và thời niên thiếu ở Traunstein, một ngôi làng nhỏ gần biên giới nước Áo, cách Salzburg ba mươi cây số. Trong môi trường này, nơi chính ngài đã định nghĩa là “Mozartian”, ngài đã nhận được sự đào tạo Kitô giáo, văn hóa và nhân bản.

    Những năm tháng tuổi trẻ của ngài không hề dễ dàng. Đức tin của ngài và nền giáo dục nhận được ở gia đình đã chuẩn bị cho ngài cuộc sống khắc nghiệt trong những năm mà chế độ Quốc xã có thái độ thù địch đối với Giáo hội Công giáo. Cậu bé Joseph đã chứng kiến cảnh một số tên Quốc xã đánh đập Cha xứ trước Thánh lễ.

    Chính trong hoàn cảnh phức tạp đó, ngài đã khám phá ra vẻ đẹp và chân lý của niềm tin vào Chúa Kitô; nền tảng cho điều này là thái độ của gia đình ngài, những người luôn làm chứng rõ ràng về lòng tốt và hy vọng, bắt nguồn từ sự gắn bó xác tín với Giáo hội.

    Ngài được ghi danh vào một quân đoàn dự bị phòng không cho đến tháng 9 năm 1944.

    Linh mục   Từ năm 1946 đến năm 1951, ngài học triết học và thần học tại Trường Cao học Triết học và Thần học Freising và tại Đại học Munich.

    Ngài được thụ phong linh mục ngày 29 tháng 6 năm 1951. Một năm sau, ngài bắt đầu giảng dạy tại Trường Trung học Freising.  Năm 1953, ngài đậu bằng tiến sĩ thần học với luận án mang tên “Dân và Nhà Thiên Chúa trong Học thuyết của Thánh Augustinô về Giáo hội”. Bốn năm sau, dưới sự hướng dẫn của giáo sư nổi tiếng về thần học cơ bản Gottlieb Söhngen, ngài bảo vệ luận án về: “Thần học lịch sử ở St Bonaventura”, qua đó đủ điều kiện giảng dạy tại Đại học.

    Sau khi dạy thần học tín lý và cơ bản tại Trường Cao học Triết học và Thần học ở Freising, ngài tiếp tục dạy ở Bonn, từ năm 1959 đến năm 1963; tại Münster từ 1963 đến 1966; và tại Tübingen từ năm 1966 đến năm 1969. Trong năm cuối cùng này, ngài giữ chức giáo sư tín lý và lịch sử tín lý tại Đại học Regensburg, nơi ngài cũng là Viện phó

    Từ năm 1962 đến năm 1965, ngài đã có những đóng góp nổi bật cho Công đồng Vatican II với tư cách là một “chuyên gia”, có mặt tại Công đồng với tư cách là cố vấn thần học của Đức Hồng y Joseph Frings, Tổng Giám mục Köln. Hoạt động khoa học cần mẫn của ngài đã đưa ngài đến những vị trí quan trọng trong việc phục vụ Hội đồng Giám mục Đức và Ủy ban Thần học Quốc tế.

    Năm 1972, cùng với Hans Urs von Balthasar, Henri de Lubac và các nhà thần học quan trọng khác, ngài đã khởi xướng tạp chí thần học Communio.

    Giám mục và Hồng y  Vào ngày 25 tháng 3 năm 1977, Đức Giáo hoàng Phaolô VI bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám mục Munich và Freising. Ngày 28 tháng 5 cùng năm, ngài được thụ phong giám mục. Ngài là linh mục giáo phận đầu tiên sau 80 năm đảm nhận việc cai quản mục vụ của Tổng giáo phận Bavarian to lớn.

    Ngài đã chọn phương châm giám mục của mình: “Những người cộng tác với chân lý”. Chính ngài đã giải thích lý do:  Một mặt, tôi coi đó là mối quan hệ giữa nhiệm vụ trước đây của tôi với tư cách là giáo sư và nhiệm vụ mới của tôi. Bất chấp những cách tiếp cận khác nhau, điều liên quan và vẫn tiếp tục như vậy là đi theo sự thật và phục vụ sự thật. Mặt khác, tôi chọn phương châm đó bởi vì trong thế giới ngày nay, chủ đề về sự thật gần như bị bỏ qua hoàn toàn, như một điều gì đó quá vĩ đại đối với con người, nhưng mọi thứ sẽ sụp đổ nếu thiếu vắng sự thật.

    Đức Phaolô VI đã phong ngài làm Hồng y với nhà thờ hiệu toà là “Santa Maria Consolatrice al Tiburtino”, trong Công nghị ngày 27 tháng 6 năm 1977.  Năm 1978, ngài tham gia Mật nghị ngày 25 và 26 tháng 8, bầu chọn Đức Gioan Phaolô I, người đã bổ nhiệm ngài làm Đặc phái viên tại Đại hội Thánh Mẫu học Quốc tế lần III, được tổ chức tại Guayaquil (Ecuador) từ ngày 16 đến 24 tháng 9. Vào tháng 10 cùng năm, ngài tham gia Mật nghị bầu chọn Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II.

    Ngài là Tường trình viên của Thượng hội đồng lần thứ V của Thượng Hội đồng Giám mục diễn ra vào năm 1980 với chủ đề: “Vai trò của Gia đình Kitô hữu trong Thế giới Hiện đại”, và là Chủ tịch Thừa uỷ của Đại hội đồng Thường kỳ lần thứ VI vào năm 1983 về “Hòa Giải và Sám Hối trong Sứ Mạng của Giáo Hội Ngày Nay”.

    Tổng trưởng   Ngày 25 tháng 11 năm 1981, Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin và Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Kinh Thánh và Ủy ban Thần học Quốc tế. .

    Đức Thánh Cha đã nâng ngài lên hàng Hồng y đẳng Giám mục và với nhà thờ hiệu toà ở Velletri-Segni vào ngày 5 tháng 4 năm 1993.

    Ngài là Chủ tịch Ủy ban Chuẩn bị Giáo lý Giáo hội Công giáo, sau sáu năm làm việc (1986-1992), đã trình lên Đức Thánh Cha Sách Giáo lý mới.

    Vào ngày 6 tháng 11 năm 1998, Đức Thánh Cha đã phê chuẩn việc bầu chọn Đức Hồng Y Ratzinger làm Phó Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, do các Hồng Y đẳng Giám Mục đệ trình. Vào ngày 30 tháng 11 năm 2002, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phê chuẩn việc bầu ngài làm Niên Trưởng Hồng y đoàn.

    Năm 1999, ngài là Đặc phái viên của Đức Giáo hoàng cho Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Giáo phận Paderborn, Đức, diễn ra vào ngày 3 tháng 1.  Trong Giáo triều Rôma, ngài là thành viên của: Hội đồng Quốc vụ khanh về Quan hệ với các Quốc gia; các Bộ Giáo hội Đông phương, Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Bộ Giám mục, Bộ Truyền giáo cho các Dân tộc, Bộ Giáo dục Công giáo, Bộ Giáo sĩ và Bộ Phong thánh; các Hội đồng Giáo hoàng Cổ võ Hiệp nhất Kitô hữu và Văn hoá; Tòa án Tối cao của Tòa án Tông toà, và của Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh, “Ecclesia Dei”, Giải thích Xác thực Bộ Giáo luật và Sửa đổi Bộ Giáo luật của các Giáo hội Đông phương.

    Kể từ ngày 13 tháng 11 năm 2000, ngài là Viện sĩ Danh dự của Học viện Giáo hoàng về Khoa học.

    Học thuật  Trong số nhiều ấn phẩm của ngài, cần đặc biệt đề cập đến cuốn Nhập môn Kitô giáo, một tuyển tập các bài giảng ở Đại học về Kinh Tin Kính, xuất bản năm 1968; và Tín lý và Giảng dạy (1973), một tuyển tập các bài tiểu luận, bài giảng và suy tư về các thảo luận mục vụ.

    Bài phát biểu của ngài trước Học viện Công giáo Bavaria về “Tại sao tôi vẫn ở trong Giáo hội” đã gây được tiếng vang lớn; trong đó, ngài tuyên bố rõ ràng như thường lệ: “người ta chỉ có thể là Kitô hữu trong Giáo hội, không thể ở bên cạnh Giáo hội”.

    Nhiều ấn phẩm của ngài đã được phổ biến trong nhiều năm và tạo thành một điểm tham chiếu cho nhiều người, đặc biệt là đối với những người quan tâm đến việc nghiên cứu sâu hơn về thần học. Năm 1985, ngài xuất bản cuốn sách phỏng vấn về tình hình đức tin (Báo cáo của Ratzinger) và vào năm 1996, Muối của Đất. Nhân dịp sinh nhật lần thứ 70 của ngài, tập sách Tại Trường Chân lý đã được xuất bản, bao gồm các bài viết của một số tác giả về các khía cạnh khác nhau trong tính cách và tác phẩm của ngài.

    Ngài đã nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự: năm 1984 từ Đại học Thánh Tôma ở St. Paul, (Minnesota, Hoa Kỳ); năm 1986 từ Đại học Công giáo Lima (Peru); năm 1987 từ Đại học Công giáo Eichstätt (Đức); năm 1988 từ Đại học Công giáo Lublin (Ba Lan); năm 1998 từ Đại học Navarre (Pamplona, Tây Ban Nha); năm 1999 từ LUMSA (Libera Università Maria Santissima Assunta) của Rôma và năm 2000 từ Khoa Thần học của Đại học Wrocław ở Ba Lan.

    Giáo hoàng

    Đức Hồng y Joseph Ratzinger được bầu vào ngày 19 tháng 4 năm 2005, là Giáo hoàng thứ 265. Ngài là người lớn tuổi nhất được bầu làm Giáo hoàng kể từ năm 1730, và là Hồng y trong một thời gian dài hơn bất kỳ Giáo hoàng nào kể từ năm 1724.

    Vào ngày 11 tháng 2 năm 2013, trong Công nghị Công khai thường lệ để bỏ phiếu về một số Án Phong Thánh, Đức Biển Đức đã thông báo quyết định từ nhiệm với những lời sau:

    “Sau nhiều lần xét mình trước mặt Thiên Chúa, tôi đã đi đến chỗ chắc chắn rằng sức lực của tôi, do tuổi cao, không còn phù hợp để thi hành thừa tác vụ của thánh Phêrô nữa. Tôi ý thức rõ rằng thừa tác vụ này, do bản chất thiêng liêng thiết yếu của nó, phải được thực hiện không chỉ bằng lời nói và việc làm, mà còn bằng lời cầu nguyện và đau khổ. Tuy nhiên, trong thế giới hôm nay, trước biết bao thay đổi nhanh chóng và bị lung lay bởi những vấn đề liên quan sâu xa đến đời sống đức tin, để cai quản con thuyền của Thánh Phêrô và loan báo Tin Mừng, thì sức mạnh tinh thần và thể xác đều cần thiết, sức mạnh mà trong vài tháng qua, đã sa sút trong tôi đến mức tôi phải nhận ra mình không có khả năng chu toàn thánh chức được giao phó một cách thích đáng. Vì lý do này, và ý thức rõ ràng về mức độ nghiêm trọng của hành động này, tôi hoàn toàn tự do tuyên bố rằng tôi từ nhiệm chức vụ Giám mục Rôma, Người kế vị Thánh Phêrô.”

    Triều đại giáo hoàng của ngài kết thúc vào ngày 28 tháng 2 năm 2013. Sau khi đơn từ chức của ngài có hiệu lực, Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI đã sống ở Vatican trong Tu viện Mater Ecclesiae cho đến khi qua đời.

     
    • Italy 16-30Sep2006 (52).jpg
      1.3MB

CẢM NGHIỆM SỐNG - LC - THÁNH SỬ GIOAN, TÔNG ĐỒ

  •  
    Chi Tran -LEYEN

     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    Thánh sử Gioan, Tông đồ
     
    Thiên Chúa kêu gọi, con người đáp lại. Ơn gọi của thánh Gioan và người anh Giacôbê được mô tả sơ sài trong Phúc âm, cùng với thánh Phêrô và người anh Anrê:
    “Đi một quãng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dêbêđê, là ông Giacôbê và người em là ông Gioan. Hai ông này đang cùng với cha là ông Dê-bê-đê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông. Lập tức, các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người” (Mt 4:21-22).
     
    Thánh Gioan gọi mình là “người môn đệ được Chúa yêu” (x. Ga 13:23; 19:26; 20:2), the one who reclined next to Jesus at the Last Supper, and the one to whom he gave the exquisite honor, as he stood beneath the cross, of caring for his mother. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu: “ThưaMẹ, đây là con của Mẹ”. Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình (Ga 19:26-27).
    Theo chiều sâu Phúc âm, thánh Gioan thường được coi là “chim đại bàng của thần học”, bay trên vùng cao mà các thánh sử khác không có. Chúa Giêsu gọi hai anh em thánh Gioan là “con của sấm sét”. Khó giải thích chính xác nhưng có 2 gợi ý.
    Thứ nhất, theo thánh Matthêu, mẹ của các ngài xin cho 2 con ngồi bên phải và bên trái Chúa trong Vương quốc của Chúa Giêsu. “Đức Giêsu bảo: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” Họ đáp: “Thưa uống nổi”. Đức Giêsu bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được. Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: “Anh em biết rằng thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:22-24, 27-28).
    Lần khác, “Đức Giêsu nhất quyết đi lên Giêrusalem. Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Samari để chuẩn bị cho Người đến. Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giêrusalem. Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Giacôbê và ông Gioan nói rằng: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?” Nhưng Đức Giêsu quay lại quở mắng các ông” (x. Lc 9:51-55).
    Dịp lễ Phục sinh, Maria Mađalêna “đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ, rồi về báo cho các môn đệ”. Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó (Ga 20:2-6). Thánh Gioan “đã thấy và đã tin” (Ga 20:8).
    Gioan và Phêrô bị bắt và bị tống ngục, “nhưng trong đám người nghe lời giảng, có nhiều kẻ đã tin theo, chỉ riêng số đàn ông đã lên đến chừng năm ngàn” (Cv 4:13).
    Thánh Gioan đã viết Phúc âm “khác” nhất so với các Phúc âm nhất lãm, các thư và sách Khải huyền. Ngài đã thấy Chúa Giêsu vinh quang trong các biến cố cuộc đời. Trong Bữa Tiệc Ly, thánh Gioan còn được tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu. Phúc âm theo thánh Gioan là vinh quang của Chúa Giêsu.
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     

    Log in or sign up to view

    See posts, photos and more on Facebook.

     
     
     
    11
     
     
     
    Chia sẻ
     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - HỌC HỎI TIN MỪNG - PT CƯỜNG&TẠ

  •  
    Peter & Teresa Ta
    Tue, Dec 27 at 12:38 PM
     
    Trọng kính quý Đức Cha Bác, quý Cha, quý Sơ,  quý Thầy,  Cô, Dì   để kính tường, tùy nghi.
    Trọng kính Quý Cụ, Quý Ông Bà, Quý Cô Bác, Quý Anh Chị Em.
     
    Chúng con gửi lên bài Học Hoỉ  Mừng Chủ Nhật Mừng Lễ  Kính  Mẹ Thiên Chúa, do cha Cao Siêu SJ soạn, cung cấp.
    "Trò Tàn Nhẫn"  trích trong Viết Cho Em cuả LM Piô Ngô Phúc Hậu
    Chúng con cám ơn quý  Cha Cao Siêu SJ, Cha cố Piô Phúc Hậu.
    Chúng con Kính Chúc Quý Đấng, qúy Cha tác giả các bài, qúy độc giả và anh chị em thân hữu cùng gia đình một Muà Gĩang Sinh tràn đầy Thánh Ân và an hoà trong ngoài.
    Kính mời qúy vị  vui  nhận, đọc  và mỉnh nhớ cầu cho nhau trong ý nguyện "thông công"
     
    Quý mến, trân trọng.
    phó tế Cường và Mrs Têrêsa Tạ
     
     
     
     
     
     
     

     

    --
    •  
      59 TRÒ TÀN NHẪN trong Viết Cho Em.pdf
      59.6kB
    •  
      PACN LỄ MẸ THIÊN CHÚA.docx.pdf
      72.7kB
    •  
      PACN LỄ MẸ THIÊN CHÚA.docx
      771.7kB

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THÁNH TEPHANO TỬ ĐẠO

  •  
    Chi Tran - LEYEN
     
     
     


    THÁNH TEPHANO LÀ 1 TRONG 7 PHÓ TẾ ĐƯỢC TẤN PHONG BƯỚC ĐẦU
    GIÁO HỘI TRONG VIỆC TRUYỀN GIÁO (CVTĐ ĐOẠN 6, CÂU 1-15)
     
    Th. Têphanô tử đạo tiên khởi
     
    Stêphanô là người Do thái,
    Một cư dân sống tại Thánh đô (Jerusalem)
    Ông tin nhận Chúa Kitô,
    Luôn gần gũi các Tông đồ ngày đêm.
    Khi tín hữu ngày thêm đông số.
    Các Tông đồ không có thời gian
    Để lo phục vụ giáo nhân.
    Qua bàn luận đã chọn thêm 7 người.
    Stêphanô là người số 1
    Trong 7 Phó tế được tấn phong.
    Đức Tin – nhiệt huyết trong lòng,
    Chuyên tâm phục vụ từ trong đến ngoài.
    Ông cũng luôn dùng lời tranh cãi
    Với các Thượng tế tại Đền thờ.
    Bảo vệ Chân lý Kitô,
    Nhiều Thượng tế đã phải thua lý rồi.
    Căm tức! Họ túm, lôi, hành hạ…
    Ông nói : “Kìa Trời đã mở ra,
    Je-su đang ngự Thiên tòa
    Bên hữu Thiên Chúa rất là oai phong !”
    Họ nghe vậy vô cùng tức tối,
    Xô đẩy Ông ra tới ngoài Thành.
    Hè nhau ném đá vào mình,
    Tan xương nát thịt…kiên trinh, bền lòng.
    Trong giây phút tột cùng đau đớn !
    Noi gương Chúa-lời nguyện thốt ra :
    “Lạy Chúa ! Xin hãy thứ tha !
    Vì họ không biết việc tra tay làm.”
    Lời vừa dứt…Vinh quang đã tới :
    Hồn bay lên vời vợi Trời cao !!!
    Là Kitô-hữu đi đầu
    Tiến vào Thiên Quốc. Phúc nào trọng hơn ?!
    Hùng Vũ