14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

C3M NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - CHA NS KIM LONG

Kỷ niệm 65 năm viết Thánh Ca của Linh mục nhạc sĩ nhạc sư Kim Long, tác giả của hơn 5000 bài Thánh Ca Công Giáo 🎵🎶❤️
Hôm nay là ngày kỷ niệm 65 năm viết Thánh Ca của Ngài, trong suốt 65 năm ấy Ngài đã không sáng tác một bài “nhạc đời” nào cả, Ngài chỉ viết Thánh Ca để ca tụng và ngợi khen Chúa, hướng trọn về Chúa. Linh mục nhạc sĩ nhạc sư Kim Long đã đóng góp cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, cũng như Giáo Hội Công Giáo nói chung, một kho tàng âm nhạc đồ sộ với hơn 5000 bài Thánh Ca, 25 tập “Ca lên đi”, 5 tập “Chung lời ngợi ca”, Tuyển Hợp ca Thánh vịnh - Thánh ca và cùng nhiều tuyển tập Thánh Ca khác.
 
Trong số hơn 5000 bài Thánh Ca ấy, có những bài Thánh Ca mà ai trong chúng ta cũng đã từng hát, từng nghe qua như: Chúa không lầm, Từ ngàn xưa, Bài ca ngàn trùng, Cảm mến ân tình, Ca lên đi, Nếu có thể, Đây nhiệm tích… và những bài Thánh Ca về Đức Mẹ như: Bài ca dâng Mẹ, Kính chào Nữ Vương, Kính mừng Maria, Kính lạy Mẹ,… Đặc biệt là bài “KINH HOÀ BÌNH”, bài Thánh Ca mà không chỉ những người Kito Hữu mà cả những người không có niềm tin vào Thiên Chúa cũng đã từng biết và nghe qua.
 
Xin chúc mừng người nghệ sĩ của Thiên Chúa, với con tim luôn dâng ý thơ tuyệt vời, dệt bài ca dâng tiến Đức Vua và luôn mời gọi mọi người "ca lên đi chúc tụng Chúa cả uy quyền", "hãy sống vui tình bác ái". Toàn thể dân Thánh Việt Nam đã nhờ những cũng điệu và các ca từ của Ngài để sốt sáng thờ phượng Chúa, các bài hát của Ngài đã nuôi dưỡng Đức Tin và đời sống đạo của chúng con. Nguyện xin Thiên Chúa nhờ lời chuyển cầu của Thánh Cả Giuse, Thánh Phero bổn mạng của Cha, Đức Mẹ Đồng Trinh Maria ban thêm tràn trề ân sủng cho người nghệ sĩ luôn giữ vững tâm nguyện ca vang suốt đời và mến yêu phụng sự Chúa trong mọi người. Kính chúc Cha luôn khỏe mạnh an vui và tâm hồn sáng tạo vẫn luôn mãi tựa phút rung khoản điệu trong tay những thi nhân anh tài.
 
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha nhân lành ban cho Ngài thêm nhiều sức khoẻ, bình an, đổ tràn muôn vàn ân sủng và ban Thánh Thần xuống trên Ngài luôn mãi để Ngài có thể tiếp tục đóng góp không chỉ những bài Thánh Ca hay mà còn là mãi luôn thầy dạy, là Cha Giáo hướng dẫn và dìu dắt cho nền Thánh nhạc Việt Nam ngày càng phát triển và thành công hơn nữa; để Cha luôn là cây đại thụ rợp bóng che chắn cho hậu thế, là chỗ dựa vũng chắc cho Uỷ ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và cả nền Thánh nhạc Việt Nam luôn mãi.
 
 --------------------------------------------------------------

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - LÒNG CHÚA TX

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     


    BÍ TÍCH CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT

     

    Ánh sáng của lòng thương xót Chúa sẽ chiếu sáng đường đi cho con người trong thiên niên kỷ thứ ba.” 

     

    Năm 2000, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong bài giảng ngày lễ phong thánh Thánh nữ Maria Faustina đã chính thức công bố Chúa nhật thứ II Phục sinh sẽ được gọi là Chúa nhật về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa (mà ta quen gọi tắt là Lòng Thương Xót Chúa). Ngài đã mô tả về ngày lễ kính này như sau: “Theo một cách đặc biệt, đây là ngày Chúa nhật dành để tạ ơn về lòng thương xót mà Thiên Chúa đã tỏ ra cho chúng ta trong suốt mầu nhiệm Phục Sinh của Người”.

     

    Ngày lễ kính Lòng Thương Xót (LTX) cũng chính là ngày thứ tám (Octave Day) của mùa Phục Sinh như là cách thức để đưa chúng ta đến sự hiệp thông trọn vẹn vào việc Đức Kitô Phục Sinh. Ngày lễ này như là một sự hội tụ tất cả các lăng kính vào trong ánh sáng của Chúa Giêsu Phục Sinh. Từ đó tỏa chiếu ra từng tia sáng chói lọi cao vời về tình yêu thương nhân từ và ân huệ của Thiên Chúa dành cho toàn thể thế giới thông qua sự chiến thắng của Chúa Giêsu Phục Sinh trên tội lỗi, sự chết và ma quỷ.

     

    Việc chọn ngày Chúa nhật thứ nhất sau lễ Phục Sinh làm ngày lễ kính LTX của Thiên Chúa có một ý nghĩa sâu xa, cho thấy mối dây liên lạc mạnh mẽ giữa mầu nhiệm Phục Sinh của việc cứu chuộc và mầu nhiệm LTX. Thật vậy, các bài đọc của ba năm phụng vụ trong ngày Chúa nhật này đều dành để nói về lòng thương xót của Thiên Chúa.

     

    Chiều ngày thứ nhất trong tuần sau khi chịu chết và được mai táng, Đức Kitô Phục Sinh đã hiện đến giữa các môn đệ vốn đang còn bàng hoàng, lo âu vì những biến cố dồn dập xảy ra. Người cho các ông xem tay và cạnh sườn và nói nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ." (x. Ga 20,19-31).

     

    Đoạn Tin Mừng trên mô tả việc Chúa Giêsu Phục Sinh thiết lập ra Bí Tích Hòa Giải, một trong những bí tích vĩ đại về LTX của Người. Tội lỗi đã làm con người xa rời Thiên Chúa: Ađam sau khi phạm tội thì lẩn tránh cái nhìn của Người, không dám gặp dù Người đích thân đến tìm ông.

     

    Khi đã được thanh tẩy bằng nước qua Bí tích Rửa Tội, con người được giải thoát khỏi tội tổ tông nhưng hậu quả của tội lỗi vẫn làm mọi trật tự nơi vũ trụ, nơi con người bị xáo trộn. Thánh Phaolô đã cảm nhận rất sâu sắc: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm.” (Rm 7,19). Con người không làm chủ được bản thân của mình. Lý trí báo cho họ biết là điều ấy không đúng, không được làm, nhưng ý chí không còn vâng phục lý trí nữa mà sẵn sàng dấn thân vào điều xấu.

     

    Thánh Gioan đã nói: “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.” (Ga 1,5), Hậu quả của tội lỗi còn làm cho con người sợ ánh sáng, sợ phải đối diện trước mặt Chúa vì tất cả những điều xấu sẽ bị phơi bày. Con người càng rời xa Chúa thì càng dễ chìm ngập trong những đam mê của tội lỗi.

     

    Tội lỗi làm cho con người bất an, tội lỗi càng nặng bao nhiêu, lương tâm con người càng áy náy buồn phiền bấy nhiêu. Đó chính là tâm trạng của vua Đavít: “Bao lâu con lặng thinh không thú lỗi, thì gân cốt rã rời, cả ngày con gào thét.” (TV 32, 3).

     

    Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều có kinh nghiệm về tội lỗi. Một hình ảnh rất cảm động, ngay cả những linh mục khi tĩnh tâm hằng năm cũng đều xếp hàng để được xưng tội. Những người từng ngồi tòa lắng nghe tội của người khác, nhưng khi đối diện với Thiên Chúa, cũng là những tội nhân.

     

    Thiên Chúa vẫn luôn chờ đợi và tha thứ tội lỗi cho con người trong suốt lịch sử cứu độ. Trong đáp ca của ngày lễ, điệp ca: Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (x. Tv 118,1-29) đã nhắc nhở điều đó. Và trong mùa chay, chúng ta cũng đã được nghe rất nhiều câu chuyện trong Kinh Thánh nói về Tình Yêu và LTX của Người.

     

    Dụ ngôn ”cây vả không ra trái” (Lc 13,6-9) cho thấy lòng thương xót của Thiên Chúa thật vô cùng vô tận và Người vẫn kiên nhẫn chờ đợi, mong ngóng chúng ta sinh hoa kết trái theo thánh ý của Ngài. Dụ ngôn “người cha nhân hậu”  (Lc 15,11- 32) cho thấy Thiên Chúa chính là người cha nhân hậu, là Đấng giàu lòng thương xót.

     

    Và cảm động nhất là câu chuyện về người “phụ nữ ngoại tình” (Ga 8,2-11) khi Chúa Giê-su nói: “Tôi không kết án chị đâu!”. Đấng Thánh tinh tuyền và giàu LTX đã tha tội cho một kẻ đáng chết: “Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”. Thiên Chúa đã yêu thương tha thứ đối với các tội nhân, và mặc cho họ phẩm giá làm người. 

     

    Lòng Thương Xót mời gọi chúng ta trở về giao hòa với Thiên Chúa qua Bí Tích Hòa Giải để làm mới lại cuộc đời. Trở về với Thiên Chúa để nhận ra con người thật của mình, tôn vinh Thiên Chúa để được yêu thương hướng dẫn, để rồi không còn buông theo những đam mê trần tục tầm thường.

     

    Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: "Tương lai của nhân loại trên mặt đất này sẽ ra sao? Chúng ta không được biết. Tuy nhiên, con người có thêm tiến bộ thì không may cũng không thiếu kinh nghiệm đớn đau. Nhưng ánh sáng của lòng thương xót Chúa sẽ chiếu sáng đường đi cho con người trong thiên niên kỷ thứ ba.”

     

    Ngài cũng cho rằng chỉ khi nào con người cảm nhận được lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa dành cho nhân loại thì con người mới có thể "nhìn vào anh chị em của mình với đôi mắt mới, với thái độ vị tha và liên đới, đại lượng và tha thứ".

     

    Sáng thứ Sáu 04-03-2016, trước khi chủ sự nghi thức sám hối tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến khoảng 500 tham dự viên của khóa học về tòa trong. Khóa học nhằm giúp các chủng sinh và linh mục mới chịu chức cử hành đúng đắn Bí Tích Hòa Giải.

     

    Ngài nhấn mạnh: “Ai cũng có thể nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha yêu thương luôn chờ đợi tất cả con cái Người, nhất là những ai lầm lạc hay những người xa cách. Bí Tích Hòa Giải là nơi đặc biệt để cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa”.

     

    Ngày lễ kính Lòng Thương Xót của Thiên Chúa mời gọi chúng ta hãy luôn luôn quay về với Thiên Chúa qua Bí Tích Hòa Giải để ngụp lặn trong lòng thương xót của Người như Thánh vương Đavít đã làm:

     

    Bởi thế, con đã xưng tội ra với Ngài,
    chẳng giấu Người lầm lỗi của con.
    Con tự nhủ: "Nào ta đi thú tội với Chúa,"
    và chính Người đã tha thứ tội vạ cho con.

    (Tv 32, 5)

     

    Jos. Hoàng Mạnh Hùng

    ---------------------------------------------

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - TẠ ƠN LCTX

TẠ ƠN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
Một người chết và đi đến thiên đàng. Tất nhiên, Thánh Phêrô gặp anh ở cổng trời. Thánh Phêrô nói: “Đây là cách vào bên trong thiên đàng. Bạn cần 100 điểm để vào. Bạn cho tôi biết tất cả những điều tốt đẹp bạn đã làm dưới thế gian, và tôi sẽ cho bạn một số điểm cho mỗi việc, tùy vào cách nó xấu tốt thế nào. Khi bạn đạt đến 100 điểm, bạn sẽ vào đó ngay”.
- Người đàn ông nói: “Được rồi, Tôi đã kết hôn với chỉ một người phụ nữ trong 50 năm, và không bao giờ lừa dối cô, ngay cả trong trái tim tôi”.
- Thánh Phêrô nói: Thật tuyệt vời. Bạn được 3 điểm!
- 3 điểm thôi sao?
- Vâng.
- Tôi đã đi lễ nhà thờ trong cả đời tôi, và đóng góp 1/10 lợi tức của tôi.
- Tuyệt vời! Bạn được 1 điểm”.
- 1 điểm ít quá, thiên địa ơi. Tôi mở 1 bếp nấu súp trong thành phố của tôi và làm việc tại nơi ở cho các cựu chiến binh vô gia cư.
- Thật tuyệt. Bạn được hơn 2 điểm đó.
- Hai điểm! người đàn ông khóc thảm. Điệu này, chỉ còn trông cậy vào lòng thương xót Chúa mới được vào thiên đàng thôi.
- Đúng rồi! Sức mình thì sao vào được. Chỉ có lòng thương xót Chúa mới đưa chúng ta vào thiên đàng được thôi. Thôi, vào trong đi con.
- Tạ ơn lòng thương xót Chúa.
Tictop, CRM
 
 ----------------------------------------------
 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - ĐBĐM - LM MINH ANH

LIÊN TỤC, MỘT THUỘC TÍNH CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT

“Muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương!”.

Cuộc sống là một quá trình liên tục làm quen với những điều chúng ta không ngờ tới! Cũng thế, sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa trong thế giới là một quá trình liên tục, cũng là một điều chúng ta không ngờ tới! Vì rằng, ‘liên tục, một thuộc tính của lòng thương xót’ nơi Ngài!

Kính thưa Anh Chị em,

Chúa Phục Sinh đang sống, đang hoạt động giữa chúng ta! Lời Chúa Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót phản ánh một sự liên tục trong việc thực thi quyền năng Phục Sinh và lòng thương xót của Thiên Chúa. Có thể nói, ‘liên tục, một thuộc tính của lòng thương xót’ nơi Ngài, đã chứng tỏ chân lý ngàn đời như lời Thánh Vịnh đáp ca, “Muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương!”.

Từ những ngày đầu tiên, mãi cho đến thế kỷ thứ IV, dẫu không có một nhà thờ nào, Hội Thánh vẫn đã quy tụ! Phải tìm một không gian khác! Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho biết, “Các tín hữu thường hội họp tại hành lang Salômon”; đó là khu công cộng của đền thờ Do Thái, được che chở khỏi các yếu tố. Ở đó, Chúa Phục Sinh hiện diện; các tông đồ được ban quyền năng ‘còn hơn cả Thầy’, “Nhiều phép lạ được thực hiện trong dân”; đến nỗi người ta khiêng những kẻ ốm đau ra đường phố, “Để ít nữa khi Phêrô đi ngang qua, chiếc bóng ông cũng phủ được trên một bệnh nhân nào đó, và tất cả được chữa lành!”. Như thế, tác giả Luca muốn nói rằng, Thiên Chúa không bao giờ ngừng thương xót, Ngài chỉ thay đổi phương thức và cách thế thực hiện!

Cũng vậy, bị chính quyền La Mã lưu đày ở đảo Patmos, Gioan vẫn tuyên bố Chúa Phục Sinh, ‘Đấng là Đầu và là Cuối, Đấng Hằng Sống’. Là một mục tử trải nghiệm sâu sắc về Đấng Phục Sinh, Gioan đã truyền đạt cho các Giáo Hội của mình các bản văn, ngày nay được gọi là sách Khải Huyền. Chúa Phục Sinh hằng ở với Hội Thánh; và như vậy, ‘liên tục, một thuộc tính của lòng thương xót’ nơi Ngài vẫn luôn được thể hiện một cách tỏ tường ngay giữa chốn lưu đày.

Với bài Tin Mừng, Gioan đưa chúng ta trở lại khung cảnh trước khi các tông đồ nhận thức đầy đủ Chúa Giêsu đã sống lại. Ngài là Đấng đi qua các cửa đã khoá, nơi các tông đồ đang ở. Tuy nhiên, hơn cả ổ khoá và chìa khoá, chính sự sợ hãi khiến họ bị giam cầm! Thế nhưng, bất kể nguồn gốc nỗi sợ của họ và của chúng ta là gì, khiến mỗi người bị giam cầm trong đó, hay trong chính mình, Chúa Giêsu vẫn cho thấy lòng thương xót của Ngài, Đấng vượt qua cái chết, và nay, đang sống, đang vượt qua mọi cánh cửa khoá chặt của bất cứ nỗi sợ nào nơi con cái Ngài!

Đặc biệt với Tôma, một người ‘bi quan bẩm sinh’; ông từng nói với các bạn mình, “Chúng ta cùng đi và chết với Ngài”; và hôm nay, ‘Nếu tôi không nhìn thấy dấu đinh, lỗ đinh; xỏ tay vào lỗ đinh, đặt tay vào cạnh sườn Ngài… tôi không tin’. Có lẽ lịch sử đã gán cho Tôma một ‘bản rap tệ’; nhưng Chúa Giêsu đã ứng xử với ‘bản rap tệ’ một cách dịu dàng, nhân ái. Ngài chiều chuộng và tưới gội người môn đệ ấy bằng tất cả tình yêu. Và như thế, qua Tôma, Chúa Phục Sinh ban cho chúng ta một quà tặng tuyệt vời; Ngài nhắc nhở chúng ta rằng, Ngài không đợi cho đến khi chúng ta hoàn hảo để tìm kiếm chúng ta. Trái lại, chúng ta càng cứng cỏi, Ngài càng dịu dàng, “Phúc cho ai không thấy mà tin”; những lời này gợi lên ý nghĩa thực sự của một đức tin trưởng thành; nó khuyến khích chúng ta kiên trì, bất chấp khó khăn, trên hành trình gắn bó với Ngài.

Anh Chị em,

“Muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương!”. Chúa Phục Sinh luôn yêu thương với một tình yêu trọn vẹn, thuỷ chung, điều đó làm ấm lòng chúng ta trong ngày lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót hôm nay. Chúa biết chúng ta từng người, với mọi ưu khuyết điểm, như Ngài từng biết Tôma. Ngài đang dịu dàng chiều chuộng chúng ta như đã dịu dàng chiều chuộng Tôma; và cho dẫu chúng ta có là gì đi nữa thì Ngài vẫn cứ mãi yêu. Vì yêu thương liên tục là một thuộc tính của Ngài. Ôi làm sao diễn tả niềm hạnh phúc được Đấng mãi xót thương, Đấng đã vượt qua mọi đau khổ cho chúng ta, kể cả cái chết và nay đang sống và đang ban phúc bình an cho những ai thuộc về Ngài! Hãy nhận lấy niềm an ủi lớn lao nơi các tín hữu sơ khai và nơi cả Tôma! Hãy để Ngài kéo chúng ta đến với Ngài và đến với Tôma, tìm kiếm nơi Ngài và Tôma vết thương của chính chúng ta! Hãy để Ngài tiếp sức cho hành trình đức tin trước mặt chúng ta!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin hãy đến với con hôm nay, tại đây, sau cánh cửa khoá chặt trong nỗi sợ hãi và nghi ngờ của con. Con tin, có Chúa, con sẽ vượt qua tất cả!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

Related posts

 
 
 
 
 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - HOC PHẠM - GIÊ-SU GIÊ-SU

  •  
    Hoc Pham

    Nhìn thập giá ngất cao Giêsu chịu treo
      
     
    GiêSu GiêSu

    https://www.youtube.com/watch?v=BHhBx5BYx6o

    GiêSu GiêSu

    Nhìn thập giá ngất cao Giêsu chịu treo
    Con gẫm suy: Sao Chúa yêu con làm chi?
    Kìa trên thiên quốc cõi phúc vinh quang nào thiếu đâu
    Mà đến đây chung cùng chia sẻ kiếp người.

    Đường lên núi dốc cao Calvê chiều nao
    Lê bước đi nghiêng ngả trên con đường gai
    Này sao hỡi Chúa mang lấy bao nhiêu là đớn đau
    Lòng xót xa nghẹn ngào không thốt lên lời.

    ĐK: Giêsu Giêsu, con muốn yêu Ngài tha thiết
    Ôi! Giêsu Giêsu, tình Chúa xiết bao diệu kỳ!
    Giêsu Giêsu, vì sao Ngài hy sinh chết?
    Chết treo khổ đau thập giá ngất cao chiều nao.

    Mặc ai đó bĩu môi khinh khi cười chê
    Tin nổi sao? Một Chúa ngô nghê chịu treo
    Phần con chỉ biết một Đức Kitô chịu đóng đinh
    Và chết treo thập hình để cứu muôn người.

    ❤ ❤ ❤ ❤ ❤ ❤ ❤ LM Nhạc sĩ Phêrô Thành Tâm dcct

     

     

    CON ĐƯỜNG CHÚA ĐÃ ĐI QUA - LM JB NGUYỄN SANG