SỐNG TỈNH THỨC- CN1MV-A
- Details
- Category: 16. Sống Tình Thức
-
Tinh Cao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>To:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.,This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.,This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.,CMC-THDC,This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.Nov 30 at 6:28 AM
Chúa Nhật 1MV-A
LẰNG NGHE Lời Chúa
SỐNG TỈNH THỨC VÀ SẴN SÀNG
Bài Ðọc I: Is 2, 1-5
"Thiên Chúa quy tụ các dân tộc trong nước Người, để hưởng bình an đời đời".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðiềm Isaia con trai của Amos đã thấy về Giuđa và Giêru-salem. Ðiềm sẽ xảy ra trong những ngày sau hết, là núi của nhà Chúa được xây đắp trên đỉnh các núi, và núi ấy sẽ cao hơn các đồi, và các dân nước sẽ đổ về đó.
Nhiều dân tộc sẽ đến và nói rằng: "Hãy đến, chúng ta hãy lên núi Chúa và lên nhà Thiên Chúa của Giacóp. Người sẽ dạy chúng ta đường lối của Người, và chúng ta sẽ đi theo ý định của Người"; vì luật pháp sẽ ban ra từ Sion, và lời Chúa sẽ phát ra từ Giêrusalem.
Người sẽ xét xử các dân ngoại và khiển trách nhiều dân tộc. Họ sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa; người ta cũng sẽ không còn thao luyện để chiến đấu nữa. Hỡi nhà Giacóp, hãy đến, và chúng ta hãy bước đi trong ánh sáng của Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 121, 1-2. 3-4a. 4b-5. 6-7. 8-9
Ðáp: Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa" (c. 1).
Xướng: 1) Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa". Hỡi Giêrusalem, chân chúng tôi đang đứng nơi cửa thành rồi. - Ðáp.
2) Giêrusalem được kiến thiết như thành trì, được cấu tạo kiên cố trong toàn thể. Nơi đây các bộ lạc, các bộ lạc của Chúa tiến lên. - Ðáp.
3) Theo luật pháp của Israel, để ngợi khen danh Chúa. Tại đây đã đặt ngai toà thẩm phán, ngai toà của nhà Ðavít. - Ðáp.
4) Hãy nguyện cầu cho Giêrusalem được thanh bình, nguyện cho những kẻ yêu mến ngươi được an ninh. Nguyện cho trong thành luỹ được bình an, và trong các lâu đài của ngươi yên ổn. - Ðáp.
5) Vì anh em và bằng hữu của tôi, tôi nguyện chúc: bình an cho ngươi! Vì nhà Chúa là Thiên Chúa chúng ta, tôi khẩn cầu cho ngươi những điều thiện hảo. - Ðáp.
Bài Ðọc II: Rm 13, 11-14
"Phần rỗi chúng ta gần đến".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, biết rằng thời này là lúc chúng ta phải thức dậy. Vì giờ đây, phần rỗi chúng ta gần đến, hơn lúc chúng ta mới tin đạo. Ðêm sắp tàn, ngày gần đến. Chúng ta hãy từ bỏ những hành vi ám muội và mang khí giới ánh sáng. Chúng ta hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị. Nhưng hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và chớ lo lắng thoả mãn những dục vọng xác thịt.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Tv 84, 8
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 24, 37-44
"Hãy tỉnh thức để sẵn sàng".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Trong thời ông Noe xảy ra thế nào, thì lúc Con Người đến cũng như vậy. Cũng như trong những ngày trước đại hồng thuỷ, người ta ăn uống, dựng vợ gả chồng, mãi đến chính ngày ông Noe vào tàu mà người ta cũng không ngờ, thình lình đại hồng thuỷ đến và cuốn đi tất cả, thì khi Con Người đến, cũng sẽ xảy ra như vậy. Khi ấy sẽ có hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, một người được tiếp nhận, một người bị bỏ rơi. Và có hai người đàn bà đang xay bột, một người được tiếp nhận, còn người kia bị bỏ rơi. Vậy hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến.
"Nhưng các con phải biết điều này, là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông ta sẽ canh phòng, không để cho đào ngạch khoét vách nhà mình. Vậy các con cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến".
Ðó là lời Chúa.
SỐNG VÀ CHIA SẺ LC
Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng làm cho chúng ta cảm thấy như vẫn còn đang tiếp tục ở vào cuối phụng niên của năm trước. Vì bài Phúc Âm cho Chúa Nhật I Mùa Vọng, mở đầu cho một tân phụng niên, cũng bao gồm nội dung về ngày cùng tháng tận của thế giới này.
Tuy nhiên, không còn bài Phúc Âm nào thích hợp hơn cho Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng này bằng một bài Phúc Âm về ngày tận thế. Tại sao? Tại vì, chủ ý của Giáo Hội cố ý chọn đọc bài Phúc Âm này là để nhắc nhở con cái của mình hãy tỉnh thức chờ đón Chúa Kitô đến, đến lần thứ nhất. Mà thật ra Chúa Kitô đã đến lần thứ nhất rồi, một biến cố thần linh đã thật sự xẩy ra trong lịch sử loài người vào thời điểm cách đây hơn 2 ngàn năm, nên biến cố này chỉ được Giáo Hội tưởng niệm bằng phụng vụ của mình mà thôi.
Thế nhưng, vì Chúa Kitô còn đến lần thứ hai nữa, một lần đến cánh chung với toàn thể nhân loại, hơn là lần đến đầu tiên chỉ ở nơi dân Do Thái, mà Giáo Hội hoàn vũ, Giáo Hội có tính cách "công giáo" của một Ơn Cứu Độ phổ quát mới cần phải sửa soạn nghênh đón Người, đặc biệt là qua phụng vụ Mùa Vọng, như thành phần trinh nữ hay phù dâu khôn ngoan tiến lên ngênh đón phu quân của mình (xem Mathêu ở đầu đoạn 25 và Khải Huyền ở đầu đoạn 21) bằng đèn đức tin sáng lửa đức mền bằng dầu đức cậy.
Nếu trong cuộc chung thẩm, Chúa Kitô Vua phán xét loài người theo tiêu chuẩn đức bác ái yêu thương qua việc giúp đáp những người anh chị em hèn mọn nhất của Người bị đói khát, trần trụi, vô gia cư v.v., thì ngay trong biến cố thần linh nhập thể của mình, chính bản thân Con Thiên Chúa làm người cũng đã trở nên trần trụi nơi một Con Trẻ vừa lọt lòng Mẹ trong hang Bêlem, đã là một con người vô gia cư ngay khi còn trong lòng mẹ, và có thể đã cất tiếng khóc khi cảm thấy đói do bởi bầu khí lạnh buốt của một đêm đông ở ngoài đồng không mông quạnh.
Vẫn biết theo lịch sử chỉ sau khi con người sa ngã phạm tội thì Thiên Chúa mới nhập thể giáng sinh làm người để cứu chuộc họ, nhưng theo dự án thần linh của Lòng Thương Xót Chúa thì ngay từ ban đầu Thiên Chúa là Tình Yêu Thương Xót, Tình Yêu vô cùng nhân hậu đã muốn tỏ mình ra cho loài người là loài tạo vật được Ngài tạo dựng nên theo hình ảnh thần linh và tương tự như Ngài, một tạo vật mà Ngài đã biết trước là tự bản tính bất toàn và tự mình không thể nào không sa ngã phạm tội.
Bởi thế, nếu Thiên Chúa đã muốn xuống thế làm người ngay từ ban đầu thế nào (xem Khải Huyền đầu đoạn 12), và chính vì việc nhập thể của Ngài mà thời gian của con người và lịch sử của họ mới đạt đến "thời điểm viên trọn" (Galata 4:4) thế nào, thì không phải là tận thế rồi Chúa Kitô mới đến mà trái lại chính vì Chúa Kitô đến thì tận thế xẩy ra và thế gian tới ngày cùng tháng tận.
Mà Chúa Kitô tới lần thứ hai là lần Người tỏ mình ra không phải như lần thứ nhất trong thân phận yếu hèn của một con người, nhất là trong thân phận như của một tên đại tử tội bị đóng đanh trên thập tự giá và không thể xuống khỏi thập giá, mà là trong vinh quang, trong uy quyền của một đứa vua caitrị trời đất và có quyền phán xét thưởng phạt con người.
Theo cảm nghiệm thần linh trong Cựu Ước, mỗi lần trước khi Thiên Chúa tỏ mình ra, nhất là trường hợp trong cuộc đại thần hiển (the great theophany) xẩy ra ở Núi Sinai, thường xuất hiện trước đó những hiện tượng kinh thiên động địa, như sớm chớp trên trời, khói bốc lên trên núi và mặt đất rung chuyển (xem Xuất Hành 19:16-18).
Ngay cả trong Phúc Âm cũng thế, nhất là ở trường hợp sau khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều nuôi dân chúng, Người lên núi cầu nguyện và bảo các vị chèo thuyền sang bờ bên kia trước Người, trước khi Chúa Kitô xuất hiện với các môn đệ của Người cũng xẩy ra 2 sự kiện rùng rợn là đêm tối và bão tố, chứ Người không đến với các vị khi còn sáng và vào lúc biển hồ yên lặng (xem Gioan 6:15-21).
Cũng thế, theo chiều hướng này, khi Chúa Kitô đến lần thứ hai cũng không thể nào không xẩy ra những hiện tượng kinh hoàng cả dưới đất cũng như trên trời về thể lý, thậm chí còn bao gồm cả những hiện tượng khủng hoảng về tâm linh tràn đầy tăm tối của con người ta nữa. Hay nói cách khác, những hiện tượng xẩy ra càng kinh hoàng khủng khiếp trong lịch sử loài người chưa từng thấy càng là những dấu chỉ cho thấy Chúa Kitô sắp đến.
Nhưng Người đến với tư cách là một Đấng Thiên sai Cứu Thế, mang sự sống cho nhân loại chứ không phải hủy hoại con người. Bởi thế, mọi sự nhờ Người và bởi Người mới được đổi mới, và tất cả những gì là cũ kỹ, bao gồm cả trời cũ (ám chỉ tâm linh tồi tệ của con người), đất cũ (ám chỉ thân xác bụi tro của con người) và biển cũ (ám chỉ hoạt động bất chính của con người) đã qua đi, đúng hơn đã được biến đổi, thành trời mới đất mới (xem Khải Huyền đoạn 21), như Chúa Kitô phục sinh từ trong cõi chết đã biến bóng tối thành ánh sáng và sự chết thành sự sống vậy.
Bởi thế, Mùa Vọng là thời điểm chung Giáo Hội và riêng Kitô hữu hiện thực hóa mầu nhiệm cánh chung và hướng về đích điểm cánh chung là Chúa Kitô xuất hiện trong vinh quang, nhất là sửa soạn nghênh đón Đấng Thiên Sai Cứu Thế chẳng những trong phụng vụ mà còn bằng việc sống chính con người mới của mình nhờ Phép Rửa tái sinh, một con người mới báo hiệu một trời mới đất mới sau ngày cùng tháng tận của thế giới hiện nay.
Thật ra Mầu Nhiệm Cánh Chung không phải là mầu nhiệm chỉ liên quan đến ngày cùng tháng tận, đến việc Chúa Kitô đến lần thứ 2, mà là một mầu nhiệm được mở đầu bằng việc Chúa Kitô đến lần thứ 1, "lúc thời gian viên trọn" (Galata 4:4), "vào những ngày sau hết" (Do Thái 1:1), khi Thiên Chúa tỏ hết mình ra nơi Chúa Giêsu Kitô Con của Ngài. Và đó là lý do bài Đọc 1 hôm nay, tiên tri Isaia đã tiên báo về mầu nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh "trong những ngày sau hết" qua hình ảnh "núi của nhà Chúa được xây đắp trên đỉnh các núi, và núi ấy sẽ cao hơn các đồi, và các dân nước sẽ đổ về đó".
Thành phần Kitô hữu đã lãnh nhận Phép Rửa, ở chỗ đã được hiệp thông thần linh với mầu nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh của Con Thiên Chúa Làm Người, nghĩa là thành phần đã được "tiến vào nhà Chúa", "đang đứng nơi cửa thành rồi", theo ý nghĩa và chiều hướng của câu đầu tiên trong bài Đáp Ca hôm nay. Chính vì thế mà vị tông đồ dân ngoại Phaolô trong Bài Đọc thứ 2 hôm nay đã huấn dụ họ chí lý như sau: "hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và chớ lo lắng thoả mãn những dục vọng xác thịt".
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên